Tận thấy cá ông tiên, kim cương xanh giữa Sài Gòn
Vào “thủy cung” ở trung tâm Sài Gòn để chiêm ngưỡng những loại cá cảnh đủ loại màu sắc, ai cũng trầm trồ khen ngợi.
Cá có hình dáng như một cánh diều với tên gọi cá ông tiên xanh
Những ngày qua, nhiều người dân đổ về Công viên Lê Văn Tám, quận 1, TP.HCM để tham quan Hội chợ triễn lãm Nông nghiệp công nghệ cao và Công nghiệp thực phẩm năm 2016. Ngoài những gian hàng triển lãm về các loại thực phẩm, cây ăn trái, các loại giống cây trồng… trong hội chợ còn có khu vực triển lãm thương mại cá cảnh thu hút rất đông người dân tham quan.
Khu vực cá cảnh được thiết kế theo hình thức thuỷ cung để khách tham quan những loại cá cảnh đẹp, có giá trị cao được các nghệ nhân, cơ sở nuôi cá cảnh tại TP.HCM mang đến. Tại đây, nhiều loại cá cảnh đắt tiền như: cá Koi, cá đĩa, cá ông tiên, cá beta, cá vàng , cá neon, cá phát tài, cá sam, cá gan phát sáng…khiến ai đến xem cũng trầm trồ khen ngợi.
Cá kim cương xanh.
Anh Nguyễn Quỳnh (ngụ quận Tân Bình) đến khu thủy cung tham quan nói: “Biết được triển lãm cá cảnh nên tôi cùng một số người bạn đến đây để tận mắt thấy những loại cá đẹp, đủ loại màu sắc. Có những chú cá la hán có chữ trên đầu nhìn đẹp quá”.
Bên cạnh đến đây tham quan, xem cá cảnh nhiều bạn trẻ cũng vào khu vực thủy cung để ghi lại những hình ảnh đẹp bên những loại cá cảnh đủ màu.
Ngoài khu vực triển lãm cá, trong hội chợ có hơn 20 gian hàng thương mại của các cơ sở nuôi, cung cấp cá cảnh; các cơ sở sản xuất, cung cấp cây thủy sinh, hồ thủy sinh; cơ sở thiết kế nuôi cá – trồng rau công nghệ tuần hoàn khép kín.
Từ ngày 10-14.11, tại Công viên Lê Văn Tám, quận 1 diễn ra Hội chợ triễn lãm Nông nghiệp công nghệ cao và Công nghiệp thực phẩm năm 2016.
Video đang HOT
Tại triển lãm cá cảnh nhiều loại cá được trưng bày với đủ loại màu sắc được các nghệ nhân chơi cá cảnh trên địa bàn thành phố mang đến đây.
Một chú cá có hình thù kỳ dị, hai con mắt lòi ra ngoài thu hút nhiều người xem.
Chú cá la hán một trong những loại cá cảnh khá nhiều tiền và được dân chơi cá cảnh ưa thích
Cặp cá chép Nhật bơi lượn trong hồ kính tại triển lãm
Loài cá có tên rất “kêu”, cá ông tiên.
Cá noen vua
Cá huyết long. Để sở hữu loại cá này, người chơi tốn khá nhiều tiền. Loại cá này khi trưởng thành có trọng lượng hàng chục kg.
Chú cá đủ màu sắc
Cá cao xạ pháo
Đủ loại cá cảnh với nhiều màu sắc rực rỡ trong triển lãm.
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Người Sài Gòn sắp thấy xe buýt điện trên đường phố
19 chiếc xe buýt điện chạy ở 3 tuyến khác nhau sắp được đưa vào vận hành ở TP.HCM.
Các xe buýt điện 12 chỗ ngồi sẽ sớm được đưa vào vận hành tại TP.HCM trong thời gian tới. (Ảnh minh họa: S.M Green Power)
Ngày 4.11, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết, Chủ tịch UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương thực hiện đề án thí điểm vận hành 3 tuyến xe buýt điện do Sở GTVT đề xuất. Đây là loại xe 12 chỗ ngồi gắn động cơ chạy bằng năng lượng điện, được phép hoạt động ở phạm vi hạn chế trên địa bàn thành phố.
Mục tiêu thí điểm là để so sánh và phân tích, đánh giá các ưu, khuyết điểm giữa loại hình xe buýt truyền thống và xe buýt sử dụng năng lượng điện. Trên cơ sở đó, TP.HCM sẽ lựa chọn loại hình phương tiện phù hợp với cấu trúc đô thị đặc thù của thành phố, giảm ô nhiễm môi trường và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững hệ thống giao thông công cộng.
Trong quá trình triển khai, UBND TP.HCM giao Sở GTVT phân luồng giao thông hợp lý tại khu vực trước UBND TP.HCM (86 Lê Thánh Tôn, Q.1) cũng như giao lộ với đường Nguyễn Huệ và các tuyến đường lân cận.
Theo kế hoạch, các tuyến xe này sẽ hoạt động từ 5h - 22h hằng ngày với giá vé từ 6.000 - 10.000 đồng/lượt. Ngoài ra, hành khách cũng có thể mua vé theo giờ hoặc thuê theo giờ.
Trong đó, tuyến số 1 chạy quanh khu trung tâm thành phố sẽ có 10 xe hoạt động liên tục, tuyến số 2 chạy ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Q.7) sẽ có 4 xe, và tuyến số 3 chạy trên đường Hoàng Sa sẽ có 2 xe. Ngoài ra, mỗi tuyến sẽ có thêm 1 xe dự phòng, nâng tổng số xe buýt điện trong đợt thí điểm này lên 19 chiếc.
Trước TP.HCM, các thành phố lớn như Hà Nội, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng đã đưa xe buýt điện vào phục vụ du khách.
Lộ trình tuyến số 1:
Lượt đi: Công viên 23/9 -> Phạm Ngũ Lão -> Tôn Thất Tùng -> Lê Lai -> Hàm Nghi -> Hồ Tùng Mậu -> Tôn Đức Thắng -> Công trường Mê Linh -> Tôn Đức Thắng -> Nguyễn Huệ -> Nguyễn Thiệp -> Đồng Khởi -> Đông Du -> Hai Bà Trưng -> Nguyễn Siêu -> Thái Văn Lung -> Lý Tự Trọng -> Chu Mạnh Trinh -> Nguyễn Du -> Mạc Đĩnh Chi -> Lê Duẩn -> Thảo Cầm viên Sài Gòn
Lượt về: Thảo cầm viên Sài Gòn -> Lê Duẩn -> Công trường Công xã Paris -> Đồng Khởi -> Lê Thánh Tôn -> Nguyễn Huệ -> Tôn Đức Thắng -> Hàm Nghi -> Công viên 23/9.
Lộ trình tuyến số 2:
Có 3 lộ trình xuất phát, từ các đường Phạm Văn Nghị, Tân Phú và Hoàng Văn Thái đi qua nhiều tuyến đường ở Phú Mỹ Hưng và quay về điểm xuất phát.
Lộ trình tuyến số 3:
Chạy dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Điểm bắt đầu là bến thuyền nội đô tại phường Đa Kao, Q.1 và điểm cuối là bến thuyền nội đô tại P.7, Q.3.
Theo Ngọc Phạm (Dân Việt)
4 phụ nữ đang mang thai nhiễm virus Zika ở TP.HCM Tính đến chiều 3/11, tổng số ca bệnh ghi nhận trên toàn TP.HCM là 21 trường hợp trong đó có 4 thai phụ. TP.HCM phát hiện 4 thai phụ nhiễm virus Zika Theo PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, chiều 3/11, số nạn nhân của virus Zika tiếp tục tăng lên 21 trường hợp, trong đó có 4 phụ nữ...