Tận thấy cá “khủng”, phải 3 người khiêng ở Sài Gòn
Hai con cá “khủng” dài gần 1,7m do ngư dân bắt trên sông ở Campuchia đã được một nhà hàng ở TP.HCM mua về phục vụ thực khách.
Con cá hô “khủng” nặng 110kg được ngư dân bắt ở Campuchia và một nhà hàng ở TP.HCM đã mua lại để phục vụ thực khách.
Ngày 30.10, một con cá hô và cá leo dài gần 1,7m đã được một nhà hàng ở quận 7, TP.HCM mua về để phục vụ thực khách.
Con cá hô có trọng lượng 110kg, dài khoảng 1,7m. Con cá leo nặng 60kg, dài khoảng 1,6m.
Theo chủ nhà hàng, con cá hô và cá leo này được mua lại của ngư dân bắt được trên sông ở Campuchia, sau đó vận chuyển bằng đường bộ về TP.HCM.
Nhiều thương lái thu mua thủy hải sản tại TP HCM cho biết, các vựa thủy hải sản rất hiếm khi mua được loại cá hô to như vậy bởi ngư dân tại đồng bằng sông Cửu Long lâu lâu mới bắt được một con nhưng trọng lượng không lớn.
Cá hô là loài cá lớn thuộc họ cá chép nhưng không có râu. Loài cá này thường sống ở các sông lớn như Mê Kông và thường tìm đến kênh rạch để kiếm thức ăn. Đây là loài cá di cư, mỗi thời kỳ trong năm cá hô bơi đến nơi ưu thích và tìm thức ăn như rong, hoa quả và ít khi ăn động vật sống.
Video đang HOT
Tại Việt Nam thỉnh thoảng trên các sông lớn như sông Tiền, sông Hậu ngư dân bắt được cá hô nặng từ 100-200kg.
Trong khi đó cá leo là loài cá có da trơn, phàm ăn, sinh sống trong các khu vực với bờ cỏ, chủ yếu ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông hay kênh. Chúng là loài cá chậm chạp và kiếm ăn tại tầng bùn đáy. Đây là loài cá đẻ trứng và đẻ vào khoảng thời gian mùa hè trước gió mùa. Trong lưu vực sông Mê Kông, chúng còn di cư vào các sông suối nhỏ và vùng ngập lụt.
Cá hô là loài cá lớn thuộc họ cá chép nhưng không có râu. Cá này thường xuất hiện ở khu vực sông Mê Kông. Ở Việt Nam, ngư dân cũng hay bắt được cá hô trên sông Tiền, sông Hậu.
Con cá leo nặng 60kg dài khoảng 1,6m cũng được nhà hàng này mua.
Cá leo là loài cá có da trơn, phàm ăn, sinh sống trong các khu vực với bờ cỏ, chủ yếu ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông hay kênh. Loài cá này có giá trị dinh dưỡng khá cao.
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Thêm một xã yêu cầu "đặt cọc" tiền khi đăng ký kết hôn
Khi đăng ký kết hôn, đôi nam nữ phải "đặt cọc" số tiền 500.000 đồng và viết cam kết không để khách uống rượu say xỉn gây mất an ninh trật tự.
Ngày 26.10 vừa qua, UBND xã Thanh Hà (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) từ chối đăng ký kết hôn cho anh Nguyễn Minh Đức (SN 1992, ở xã Thanh Hà) vì anh này không đóng 2 triệu tiền cam kết không để xảy ra đốt pháo, đánh bạc ở đám cưới, đám hỏi theo quy định của xã.
Lãnh đạo UBND huyện Thanh Liêm và các chuyên gia pháp lý sau đó đều cho rằng, việc yêu cầu người dân "đặt cọc" tiền mới cho đăng ký kết hôn của UBND xã Thanh Hà là trái quy định của pháp luật.
Anh Nguyễn Minh Đức và vợ sắp cưới bị UBND xã Thanh Hà từ chối đăng ký kết hôn vì không đồng ý tự nguyện "đặt cọc" 2 triệu cam kết không đánh bạc, đốt pháo ở đám cưới.
Sau khi chúng tôi có bài viết phản ánh về quy định trên của xã Thanh Hà, một độc giả tên T. (xin được giấu tên) giới thiệu là người dân xã Liên Châu, huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc phản ánh, UBND xã Liên Châu cũng có quy định tương tự.
Theo phản ánh của anh T., khi đi đăng ký kết hôn ở UBND xã Liên Châu, các đôi nam, nữ phải "đặt cọc" tiền cho UBND xã và cam kết không để xảy ra vi phạm pháp luật như đánh cờ bạc, đánh nhau ở đám cưới. Ngoài ra, các gia đình có đám ma cũng phải "đặt cọc" tiền cam kết. Nếu không để xảy ra vi phạm như cam kết sẽ được UBND xã trả lại tiền.
Trao đổi với PV ngày 29.10, ông Vũ Xuân Chiếm - Chủ tịch UBND xã Liên Châu xác nhận, UBND xã có quy định, quy ước về việc tổ chức việc cưới, việc tang, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Trong đó quy định, khi đăng ký kết hôn các đôi nam, nữ sẽ viết một bản cam kết với UBND xã thực hiện không mở loa quá giờ quy định, gây ảnh hưởng tới hàng xóm xung quanh, không để thanh niên uống rượu bia say xỉn dẫn tới vi phạm an ninh trật tự.
Các đôi nam, nữ đăng ký sẽ "đặt cọc" cho UBND xã 500.000 đồng để thực hiện cam kết trên.
Chủ tịch xã Liên Châu cho biết thêm, quy định trên đã được UBND xã lấy ý kiến của người dân trước khi thực hiện và nhận được sự đồng thuận.
UBND xã Liên Châu lấy ý kiến của người dân trước khi thực hiện quy định các đôi nam, nữ đi đăng ký kết hôn phải "đặt cọc" 500.000 đồng và cam kết thực hiện không để xảy ra các hành vi phạm pháp luật ở đám cưới.
Khi PV đặt câu hỏi, trong trường hợp người dân đi đăng ký kết hôn không đồng ý đóng tiền "đặt cọc", UBND xã có cho đăng ký kết hôn hay không? ông Chiếm trả lời: "Đây là quy định chung, người dân đều đồng ý. Quy định này đưa ra với các đôi nam nữ cũng nhằm mục đích để những người đi ăn cưới có ý thức không uống rượu quá chén để ảnh hưởng tới gia đình tổ chức".
Theo ông Chiếm, trong trường hợp trưởng thôn xác nhận gia đình tổ chức đám cưới không để xảy ra vi phạm như đã cam kết, trong vòng 2 ngày UBND xã sẽ hoàn trả số tiền "đặt cọc". Nếu gia đình tổ chức vi phạm cam kết, số tiền "đặt cọc" sẽ được chuyển sang sử dụng vào việc xử phạt vi phạm hành chính và giao về cho làng nơi gia đình sinh sống quản lý.
Theo Xuân Lực (Dân Việt)
34 hành khách Nhật ngộ độc: Người cuối cùng xuất viện Thông tin cập nhật từ phia đai diên cua nhom hanh khach Nhật Bản, hành khách cuối cùng được giữ lại theo dõi tại bệnh viện đã về nhà chiều 29/10. Hàng chục học sinh kêu đau bụng sau chuyến bay từ Việt Nam về Nhật Bản. Ảnh ANN News (Nhật Bản). Tổng Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa phát...