Tận thấy bảo vật ở xứ sở sương mù do Ngự xưởng triều Nguyễn chế tác
Nhiều bảo vật do Ngự xưởng triều Nguyễn chế tác lần đầu được Bảo tàng ở xứ sở sương mù trưng bày phục vụ du khách tham quan, thưởng lãm.
Bộ nồi nấu ăn có xuất xứ châu Âu là quà tặng ngoại giao của triều Nguyễn
Hơn 100 bảo vật cung đình triều Nguyễn được cung đình Huế chuyển giao cho bảo tàng tỉnh Lâm Đồng. Ông Phạm Hữu Thọ, Giám đốc bảo tàng Lâm Đồng cho biết, đây là những bảo vật được gia đình Vua Bảo Đại đưa từ Huế vào Đà Lạt sau năm 1945, do Ngự xưởng triều Nguyễn chế tác, có niên đại từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Nổi bật trong các bảo vật này là bút ngọc được Vua Tự Đức sử dụng, có khắc hai dòng chữ Hán: “Tự Đức nguyên niên” (năm 1848) và “Ngự diên văn bảo” (bút để vua viết những văn bản quan trọng và ngự phê văn bản).
Ngoài ra, có thẻ bài ngọc của Vua Khải Định, mặt trước và mặt sau có khắc nổi dòng chữ Hán khảm vàng cùng những hiện vật được gia đình vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu sử dụng: tô, bát, chậu, ly ngọc.
Đỉnh ngọc được chế tác tinh xảo dùng trang trí trong thư phòng các đời vua triều Nguyễn
Đặc biệt trong các bảo vật có một bát ngọc đính mảnh giấy viết bằng chữ Hán, nội dung ghi chép về việc, vào năm thứ ba đời vua Khải Định (năm 1918), ban cho trưởng hoàng tử Vĩnh Thụy.
Một số hình ảnh bảo vật triều Nguyễn tại Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng.
Chén ngọc dát vàng được Ngự xưởng triều Nguyễn chế tác tinh xảo
Trấn phong bằng bạc, chữ mạ vàng trang trí trong thư phòng triều đình thu hút khách tham quan. Vật dụng được Ngự xưởng chế tác nhân dịp Hoàng đế Bảo Đại sinh nhật 40 tuổi – “Vạn thọ tứ tuần đại khánh”
Video đang HOT
Đài sen bằng ngọc
Du khách thích thú với các bảo vật triều Nguyễn
Chén ngọc được chế tác tinh xảo
Đỉnh ngọc do Ngự xưởng chế tác, sử dụng trang trí trong thư phòng cung đình triều Nguyễn
Muỗng do ngự xưởng chế tác sử dụng trong các buổi yến tiệc cung đình triều Nguyễn
Tượng Kỳ Lân bằng ngọc
Thẻ bài ngọc của Vua Khải Định với bốn chữ Hán khắc nổi nạm vàng “Đại Nam thiên tử”
Nghiên mực bằng ngọc hình lá sen
Bình phong bằng gỗ với những họa tiết, chạm khắc tinh xảo triều Nguyễn
Bảo tàng Lâm Đồng sẽ mở cửa đến ngày 2/9 sau đó sau đó sẽ tạm ngưng để bổ sung hiện vật phục vụ du khách vào dịp Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI tổ chức vào cuối năm nay
Theo Danviet
Bộ sưu tập bảo vật của triều Nguyễn tại Lâm Đồng
Các bảo vật do Ngự xưởng triều Nguyễn chế tác lần đầu được Bảo tàng Lâm Đồng trưng bày phục vụ du khách tham quan, thưởng lãm.
Có 124 bảo vật cung đình triều Nguyễn được cung đình Huế chuyển giao cho bảo tàng Lâm Đồng. Các nhà khoa học cho rằng, các hiện vật có từ cung đình triều Nguyễn, được gia đình Vua Bảo Đại đưa từ Huế vào Đà Lạt sau năm 1945, do Ngự xưởng triều Nguyễn chế tác, có niên đại từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Bộ nấu ăn được sử dụng trong cung đình triều Nguyễn. Đây là quà tặng ngoại giao có xuất xứ từ châu Âu.
Trấn phong làm bằng bạc với các hoa văn rồng uốn lượn xung quanh, chính giữa phía trên nạm ngọc, chữ hán được mạ vàng. Vật dụng được Ngự xưởng chế tác nhân dịp Hoàng đế Bảo Đại sinh nhật 40 tuổi - "Vạn thọ tứ tuần đại khánh".
Đỉnh ngọc được chế tác tinh xảo dùng trang trí trong thư phòng các đời vua triều Nguyễn.
Chén ngọc dát vàng. "Đây là bộ sưu tập quý hiếm, nhiều hiện vật được xếp vào nhóm độc bản, duy nhất có ở Bảo tàng Lâm Đồng, được chế tác thủ công rất tinh xảo, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật", ông Phạm Hữu Thọ, Giám đốc bảo tàng Lâm Đồng, nói.
Thẻ bài ngọc do vua Khải Định ban cho Hoàng thái tử Vĩnh Thuỵ (vua Bảo Đại sau này) mặt trước khắc nổi 4 chữ hán "Khải Định trân bảo", mặt sau khắc nổi 4 chữ "Đông cung Hoàng thái tử".
Muỗng được nạm ngọc, đây là vật dụng quý thường chỉ được sử dụng trong các buổi yến tiệc của cung đình triều Nguyễn. Nhiều đồ vật trong hoàng cung nạm đá quý, bịt vàng, thiếp vàng đều được chạm khắc công phu, hoa văn tinh xảo.
Bình phong bằng gỗ được kết hợp hài hòa với hoạ tiết chạm khắc ngọc ở chính giữa
Nghiên mực bằng ngọc.
Cù lao dùng để nấu nước, do các thành viên trong Ngự xưởng chế tác.
Lọ ngọc dùng để trang trí trong thư phòng cung đình Huế, có xuất xứ từ thời nhà Thanh (Trung Quốc). Theo các nhà nghiên cứu, đây có thể là vật dụng trong quá trình ngoại giao hoặc buôn bán rồi được đưa vào sử dụng trong nhiều đời vua triều Nguyễn.
Đài sen bằng ngọc.
Ông Phạm Hữu Thọ, giám đốc bảo tàng Lâm Đồng cho biết, bảo tàng sẽ mở cửa phục vụ du khách từ đây cho đến quốc khánh 2/9. Trong thời gian tạm ngưng, bảo tàng sẽ bổ sung thêm các hiện vật và tiếp tục phục dụ du khách dịp Festival hoa cuối năm.
Khánh Hương - Duy Khôi
Theo VNE
Núi thiêng bật khóc Khi nhìn Núi Bà đầy thương tích, người dân địa phương nghẹn ngào nói rằng mình bưng chén cơm không dám và vô miệng vì bụi đá bay trắng xóa đặc sệt trong không trung, nhiều hecta ruộng chân núi nham nhở đá dăm và bột xám đến nỗi cây lúa không dám mọc, hay lỡ mọc thì không dám trổ bông, xám...