Tán thành việc thành lập thị trấn Vĩnh Viễn
Chiều nay (12/3), 100% thành Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc thành lập thị trấn Vĩnh Viễn (Long Mỹ, Hậu Giang).
Ảnh minh họa/internet
Báo cáo tại phiên làm việc, ông Nguyễn Khắc Định – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, theo Đê an cua Chinh phu, thực hiện Nghị quyết số 933/NQ-UBTVQH13 ngày 15/5/2015 của UBTVQH về việc thành lập thị xã Long Mỹ thuộc tỉnh Hậu Giang thì huyện Long Mỹ còn lại 260,07 km2 diện tích tự nhiên, dân số 84.423 người và 08 xã trực thuộc. Kể từ khi chia tách vào năm 2015 đến nay, huyện Long Mỹ chưa có thị trấn huyện lỵ.
Xã Vĩnh Viễn nằm ở phía Bắc huyện Long Mỹ, là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện Long Mỹ, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể của huyện Long Mỹ. Xã Vĩnh Viễn có vị trí thuận lợi về giao thông, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện Long Mỹ.
Trong thời gian qua, xã Vĩnh Viễn đã được chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển thành một trong những đô thị phía Tây Nam của tỉnh Hậu Giang.
Những thay đổi về kinh tế – xã hội và quá trình đô thị hóa ở xã Vĩnh Viễn đã đặt ra yêu cầu phải thành lập mô hình quản lý chính quyền đô thị để đáp ứng nhu cầu của địa phương. Do đó, việc thành lập thị trấn Vĩnh Viễn thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang là cần thiết.
Video đang HOT
Đối chiếu với các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 128 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) thì việc thành lập thị trấn Vĩnh Viễn thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang là phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Viễn đã được UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt , Chương trình phát triển đô thị của tỉnh Hậu Giang.
Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền thị trấn, phát huy vai trò là đô thị trung tâm của huyện Long Mỹ, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa theo quy hoạch được phê duyệt.
Đồng thời góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Bảo đảm sự đồng thuận, đoàn kết trong nhân dân; phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương; khẳng định vị thế phát triển của địa phương sau nhiều năm Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn nỗ lực phấn đấu. Bảo đảm đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của UBTVQH.
Minh Phong
Theo GD&TĐ
Nghiên cứu xây dựng dự án cảng Trần Đề
Hầu hết các đại biểu đều cho rằng việc đầu tư xây cảng Trần Đề là rất cần thiết trong điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay.
Ngày 12-12, tại Sóc Trăng, Bộ GTVT đã tổ chức "Hội nghị kết nối mạng giao thông các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và nghiên cứu, đầu tư xây dựng cảng Trần Đề" với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cùng các lãnh đạo, cơ quan chuyên môn thuộc 13 tỉnh, thành ở ĐBSCL và TP.HCM.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đánh giá ĐBSCL là vùng có nhiều thuận lợi về thời tiết, địa hình nhưng phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) so với các vùng trong cả nước thì ngày càng tụt hậu, việc thu ngân sách và đời sống của người dân còn thấp.
Theo Bộ trưởng, một trong những nguyên nhân khiến KT-XH phát triển chậm là do kết nối hạ tầng giao thông của ĐBSCL yếu kém, tiềm năng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của khu vực chưa được khai thác đúng mức.
"13 tỉnh ĐBSCL không có một cảng lớn, tất cả hàng hóa đều phải chuyển từ TP.HCM hoặc vùng Đông Nam bộ về. Nếu có cảng biển, sân bay tốt, ĐBSCL sẽ có cơ hội phát triển thành một điểm tập kết xuất nhập hàng hóa cho khu vực. Giảm thiểu chi phí vận tải, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông (TNGT)" - ông Thể nói.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại hội nghị. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Cũng tại hội nghị, ông Lê Đỗ Mười, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, cho biết: Mạng lưới giao thông đường bộ vùng ĐBSCL gồm sáu tuyến trục dọc và chín tuyến trục ngang. Do nguồn lực hạn hẹp nên các tuyến trục dọc, trục ngang và một số tuyến quốc lộ huyết mạch trong vùng chưa được đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch.
Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Phan Văn Sáu cũng cho rằng: "Khi giao thông chưa kết nối tốt sẽ hạn chế nhiều mặt phát triển. Như từ TP.HCM về Sóc Trăng chỉ khoảng 250 km nhưng thường phải đi mất 3-4 tiếng đồng hồ. Nếu có thể mở rộng hệ thống giao thông sẵn có, tăng tính kết nối, phá bỏ những bất cập và điểm nghẽn sẽ thúc đẩy cơ hội phát triển cho địa phương và vùng".
Đa số các đại biểu tại hội nghị cơ bản thống nhất việc kêu gọi đầu tư vào một cảng mà được coi là cửa ngõ của vùng ĐBSCL. Đáp ứng được nhu cầu phục vụ hàng hóa xuất, nhập khẩu trực tiếp góp phần phát triển KT-XH cho khu vực. Việc lập điều chỉnh quy hoạch cảng biển Sóc Trăng là cảng biển loại IA, cảng biển cửa ngõ cho khu vực ĐBSCL với bến cảng chính là cảng Trần Đề.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết việc xây dựng cảng Trần Đề đón tàu tải trọng lớn là cần thiết. Không chỉ phục vụ cho cả vùng mà còn đưa hàng hóa đi cả Campuchia. Do hiện tại, dọc bờ sông Hậu đang có nhiều nhà máy nhiệt điện nên phải có cảng trung chuyển đưa than về phục vụ nhiệt điện.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng cho rằng để cảng Trần Đề có thể phát triển như đúng kế hoạch thì cần tính đến việc mở rộng các tuyến đường kết nối vào cảng một cách thuận lợi.
Nhận định các ý kiến đóng góp trên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng quãng đường từ Sóc Trăng đến Cần Thơ khá gần. Bên cạnh đó cũng sắp có quy hoạch đường cao tốc nối TP.HCM - Cần Thơ - cảng Trần Đề. Qua đó, "Bộ GTVT đã nghiên cứu, giao tư vấn nghiên cứu dự án cảng Trần Đề để báo cáo Chính phủ. Tiềm năng còn lớn, quan trọng là chúng ta tìm được nhà đầu tư. Các tỉnh có cảng, nếu chọn được nhà đầu tư, Bộ sẵn sàng ủng hộ" - Bộ trưởng Thể nhấn mạnh.
GIA TUỆ
Theo Phapluat
Giới thiệu bưởi hồ lô, đu đủ in chữ tại Diễn đàn kinh tế xanh 2018 Tại "Diễn đàn kinh tế xanh 2018: Hậu Giang xây dựng chuỗi giá trị nông sản định hướng thị trường trên nền tảng logictics", đại diện ngành chức năng tỉnh Hậu Giang đã giới thiệu bưởi hồ lô, đu đủ in chữ với đại biểu trong nước cùng các đoàn khách đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Hôm nay (12.12), Liên minh...