Tan tành “mộng” làm giàu từ cây “tin đồn” sachi, bí Đài Loan
Nhiều cây trồng được “thổi giá” lên cao, nông dân thấy lợi đua nhau mua về trồng và hệ lụy là lao đao vì giá rớt, điển hình như cây sachi, bí đao Đài Loan, mắc ca… “Cơn bão giá” khiến nhiều người hoang mang trước câu hỏi, trồng cây gì bây giờ?
Quả Sacha Inchi hay còn có tên là Sacha đậu phộng, Inca Inchi, Penut inca… có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Ảnh minh hoạ
Vỡ mộng làm giàu từ cây “tin đồn”
Cách đây hơn 1 năm trước, nhiều hộ dân ở làng Brếp (xã Đắk Djrăng, huyện Mang Yang, Gia Lai) đỗ xô trồng cây sachi với tâm lý vô cùng phấn khởi, hy vọng không lâu nữa sẽ giàu. Bởi, theo tin đồn và qua giới thiệu từ người bán cây giống “sachi là cây siêu thực phẩm và được mệnh danh là vua các loại hạt, mỗi kg có 800.000 – 900.000 đồng/kg. Chỉ cần trồng 1 lần có thể thu quả nhiều năm”. Khoảng 20 hộ nơi đây không ngần ngại mà đi tiên phong trồng sachi.
Nay trở lại làng Brếp, trên nét mặt của các hộ dân không còn hồ hỡi như trước mà hiện lên nỗi u sầu. Ông Vốt – Trưởng thôn Brếp buồn rầu nói: “Dân vỡ mộng làm giàu với cây sachi rồi. Họ đã ngán cây này, không ai chăm sóc, để chết khô luôn”. Theo ông Vốt, họ buồn không phải vì cây không cho trái mà vì “bán không có ai đến mua”. Lúc đầu mới thu, có người đến hỏi mua nhưng giá chỉ có 40.000 đồng/kg chứ không 800 nghìn đồng như trước đây. Về sau, giá giảm xuống 30.000 đồng/kg thì không có ai đến hỏi luôn. Đến nay có chừng 50% hộ dân đã bỏ mặc cây sachi chết.
Ông Rý – Trưởng thôn Tleo (xã Kdang, huyện Đắk Đoa) cũng cho biết, thôn có rất nhiều hộ trồng sachi, thậm chí có hộ phá cà phê để trồng nhưng giờ họ hối hận vì giá không được như tin đồn.
Tại huyện Chư Sê, nhiều hộ dân cũng không ngần ngại bỏ hàng chục triệu đồng mua giống hồ tiêu lạ ( tiêu lốt, lá giống lá lốt -PV) nay cũng ngập ngừng tìm chưa có đầu ra. Lúc trước, một số đại lý ở ngoại tỉnh hứa thu mua giá không dưới 140.000 đồng/kg. Mới đây, hàng trăm hộ dân ở các huyện Chư Sê, Chư Pứh, Kông Chro… điêu đứng, trắng tay vì giống bí đao Đài Loan – cây cho năng suất nhưng không biết bán cho ai, đành để thối ngoài đồng.
Video đang HOT
Nhiều nông dân quay lưng với cây sachi. Ảnh: Lê Kiến
Ngay cả “cây tỷ đô” mắc ca được xem là hướng đi mới giúp thoát nghèo nay người trồng cũng chật vật tìm đầu ra. Nhiều hộ dân liên hệ với đơn vị bao tiêu sản phẩm nhưng không thấy hồi âm đành gọi điện cầu cứu Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.
Trao đổi với Dân Việt, ông Hà Ngọc Uyển – Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật Gia Lai nói: Đối với các cây trồng lạ, mới nhất là cây sachi, tỉnh không có chỉ đạo, khuyến cáo trồng. Bởi những cây lạ không rõ xuất xứ, chưa có quy trình hướng dẫn trồng, nhất là đầu ra không đảm bảo. Phần lớn, các hộ dân đều nghe đồn giá cao nên đổ xô trồng tự phát và thiệt hại là khó tránh khỏi.
Nông dân hoang mang tìm cây làm giàu? Ông Vốt làng Brếp (xã Đắk Djrăng) chia sẻ: Bà con giờ không biết cây gì để làm giàu cả, một vườn trồng 4-5 loại cây trồng xen nhau như “nồi lẩu thập cẩm”, chờ cây nào có giá cao thì để lại, giá thấp thì chặt bỏ. Riêng vườn ông trồng 4 loại: hồ tiêu, chanh dây, cà phê và sachi. Anh Trần Đình Giang – thôn Thiên An (xã Ia Blứ, Chư Pứh) nói: Sau khi cây hồ tiêu chết, rớt giá, bầu bí trồng bán không được khiến nhiều hộ dân hoang mang. Nhiều người tự mày mò, đi mua nghệ, cây đinh lăng về trồng… nhưng chưa biết đầu ra thế nào. Nhà tôi cũng đã trồng 2.000 gốc đinh lăng.
Giá ảo, “dân chết thật”
Năm 2016, so với nhiều nông dân là một năm “bạo phát về giá nông sản”. Có thời điểm, hồ tiêu đạt trên 200.000 đồng/kg, chanh dây trên 50.000/kg, các loại bí trên 10.000/kg… riêng cây sachi còn bị thổi giá trên trời 700-800.000 đồng/kg khiến nông dân đỏ mắt, ồ ạt trồng bất chấp đầu ra. Nay họ cũng “đỏ mắt” vì những cây này, giá “bạo khởi rồi bạo tan”.
Tại Gia Lai, cây hồ tiêu vượt quy hoạch hơn 10.000ha, nhiều cây trồng “lạ” tự phát còn chưa có thống kê đầy đủ. Ông Hà Ngọc Uyển khuyến cáo: Đối với các loại cây trồng người dân cần sàng lọc nên trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả chứ không nên ồ ạt theo phong trào. Lâu nay người dân hay trồng tự phát không theo khuyến cáo và tác hại đã thấy rõ, cung vượt cầu thì “người nông dân sẽ chết”. Vì vậy, người dân cần phải trồng theo quy hoạch, có sự khuyến cáo của cơ quan chức năng. Riêng cây hồ tiêu, người dân không nên trồng mở rộng mà cần tập trung chăm sóc diện tích hiện có.
Theo ông Trương Hông – quyền Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên: Người nông dân cần tỉnh táo, tìm hiểu những thông tin liên quan đến thị trường của đối tượng cây trồng để quyết định có trồng hay không. Nên trồng loại cây trồng nào có thị trường tương đối ổn định, tránh chạy theo những thông tin không chính thống. Người dân nên thận trọng đối với các loại cây trồng xuất theo đường tiểu ngạch như dưa hấu, bí đao, chanh dây… vì rủi ro trong tiêu thụ rất lớn.
“Hiện nay có tình trạng người ta nâng giá trị ảo của cây lên rất cao để bán giống, sau khi bán giống một năm, họ lãi hàng tỷ đồng rồi sẽ “chuyển hướng”. Trong khi sản phẩm người nông dân làm ra không biết bán cho ai, hậu quả nặng nề. Về mặt chính quyền cần định hướng cho người nông dân, cung cấp cho họ những thông tin về các loại cây trồng mới để hạn chế tối đa rủi ro” – ông Hồng nói.
Theo Danviet
Khách hàng của hạt mắc-ca sẽ chủ yếu là Trung Quốc?
Theo trang thông tin của LienVietPostBank, ngày 6.5, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên năm 2017 để nhìn lại 1 năm hoạt động, đồng thời xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của Hiệp hội trên chặng đường tiếp theo
Các đại biểu tham quan vườn mắc ca ở Lâm Hà, Lâm Đồng. Ảnh: NNVN
Theo Ông Dương Công Minh - Chủ tịch hiệp hội mắc ca Việt Nam, đến nay Công ty Cổ phần Him Lam đã cam kết đầu tư 1.000 tỷ đồng phát triển cây mắc ca tại tỉnh Lâm Đồng. Về phía LienVietPostBank, ngân hàng đã triển khai 2 gói tín dụng ưu đãi với tổng vốn cam kết là 13.000 tỷ đồng để hỗ trợ nông dân trồng mắc ca, các tổ chức - doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm mắc ca khu vực Tây Nguyên, trong đó 10.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi để phát triển mắc ca tại tỉnh Lâm Đồng và 3.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi để phát triển mắc ca và cây công nghiệp tại tỉnh Đắk Nông. "Tôi tin tưởng rằng, sự sáng suốt của toàn thể Hội nghị ngày hôm nay cùng sự đồng lòng, quyết tâm của mỗi thành viên Hiệp hội là điều vô cùng cần thiết để đưa ngành công nghiệp mắc ca tiến thêm những bước dài và vững chắc trong thời gian tới", Ông Dương Công Minh khẳng định.
Trong 10 năm tới, Hiệp hội mắc ca Việt Nam sẽ nỗ lực phấn đấu để hoạt động hiệu quả, đạt được các mục tiêu: hỗ trợ và phát triển hệ thống các doanh nghiệp làm giống mắc ca; trong 10 năm tới trồng mới 30 triệu cây mắc ca (trồng xen 20 triệu cây, trồng thuần 10 triệu cây...); sản lượng hạt mắc ca đạt từ 350.000 - 400.000 tấn, tổng giá trị sản phẩm đạt trên 1 tỷ USD; xây dựng 30 nhà máy sơ chế hạt mắc ca và 8 nhà máy chế biến mắc ca quy mô lớn; hợp tác với các Hiệp hội Mắc ca trên thế giới để hỗ trợ phát triển ngành mắc ca Việt Nam.
Thành phần tham dự Hiệp hội mắc ca hiện nay chủ yếu là đại diện của các doanh nghiệp như Him Lam, Ngân hàng Liên Việt và một số chuyên gia lớn tuổi đã nghỉ hưu từ lâu. Ảnh: LienVietPostBank.
Trong khi đó, theo thông tin từ Báo Nông nghiệp Việt Nam: Trả lời về một số băn khoăn của dư luận và người dân về thị trường tiêu thụ sản phẩm, phía Hiệp hội mắc ca Việt Nam đã trực tiếp tổ chức các đoàn đi nghiên cứu, hợp tác tại các quốc gia như Úc, Trung Quốc... Tham gia các đoàn đều có lãnh đạo cấp ủy, chính quyền một số địa phương, lãnh đạo một số doanh nghiệp, người nông dân và các tổ tư vấn giúp việc cho một số cơ quan Nhà nước.
Thông qua các chuyến đi thực tế đó, Hiệp hội mắc ca mong muốn tìm kiếm thị trường cho sản phẩm. Được biết sản lượng mắc ca Việt Nam năm 2016 đạt khoảng 600 tấn; nhu cầu thị trường thế giới cũng chỉ mới đáp ứng được 25%. Tại thị trường Trung Quốc nhu cầu sử dụng hạt khô của người dân ở đây rất lớn. Mặc dù vậy, sản lượng mắc ca ở đất nước Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân nên họ vẫn nhập khẩu ở 20 quốc gia trên thế giới.
Tại buổi làm việc của Hiệp hội mắc ca Việt Nam với lãnh đạo chính quyền các tỉnh An Huy, Chiết Giang và Hiệp hội quả khô Trung Quốc cũng như các doanh nghiệp ở tỉnh An Huy trung tuần tháng 4 vừa qua cho thấy nhu cầu nhập khẩu hạt khô, đặc biệt là mắc ca ở Trung Quốc là rất lớn.
Nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc khẳng định rằng, với diện tích và sản lượng trong lộ trình phát triển mắc ca của Việt Nam 10 năm tới thì chỉ cần 2 nhà máy ở TP Lâm An tỉnh An Huy là tiêu thụ hết. Họ cho rằng, chi phí cho vận chuyển ở các nước Nam Phi sẽ tốn kém hơn so với một đất nước láng giềng như Việt Nam. Do đó, đầu ra cho sản phẩm mắc ca về lâu dài là không mấy lo lắng.
Tại hội nghị thường niên lần này, nhiều ý kiến phát biểu một lần nữa khẳng định tính ưu việt và tiềm năng thế mạnh phát triển mắc ca ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Nghĩa Biên, Viện trưởng Viện Quy hoạch điều tra rừng, Bộ NNPTNT cam kết rằng sẽ sát cánh cùng Hiệp hội mắc ca Việt Nam. Cùng phối hợp với Hiệp hội để xây dựng dữ liệu về mắc ca, về điều kiện tự nhiên, khí hậu, kỹ thuật, sản phẩm, thị trường để chủ động trong vấn đề phát triển mắc ca ở các địa phương. Cơ sở dữ liệu này sẽ được cập nhật thường xuyên.
"Tôi cho rằng, tâm thế của hội nghị hôm nay nó khác hơn hẳn so với những gì đã diễn ra cách đây 3 năm", ông Biên chia sẻ.
Theo Danviet
Việt Úc "bắt tay" thúc đẩy phát triển ngành mắc ca Hiệp hội Mắc ca Việt Nam (VMA) và Hiệp hội Mắc ca Úc (AMS) vừa ký kết Thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp mắc ca của hai quốc gia Úc - Việt Nam và thế giới. Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội mắc ca VN và Hiệp hội mắc ca Úc tại thành phố...