Tấn Tài thiếu điều gì để trở thành hậu vệ phải số một Việt Nam?
Hồ Tấn Tài có 90 phút chơi không tồi trước Oman nhưng anh cũng còn nhiều điều cần cải thiện, để trở thành hậu vệ phải số một của tuyển Việt Nam.
Cuộc đối đầu Oman đêm 12/10 (giờ Hà Nội) là lần đầu tiên Tấn Tài chơi trọn vẹn 90 phút cho tuyển Việt Nam. Hậu vệ quê Bình Định để lại dấu ấn, đóng góp vào bàn thắng của tuyển Việt Nam. Anh cho thấy mình hoàn toàn đủ khả năng cạnh tranh sòng phẳng với các đàn anh như Nguyễn Trọng Hoàng và Vũ Văn Thanh ở vị trí hậu vệ phải của tuyển Việt Nam.
Sự năng nổ
Điểm nổi bật trong cách chơi của Tấn Tài chính là khả năng hỗ trợ tấn công. Trước Oman, anh chủ động dâng cao trong những tình huống lên bóng của tuyển Việt Nam.
Trong thế trận đối thủ tập trung phòng ngự ở khu vực trung lộ với số đông cầu thủ, khoảng trống ở biên là khá lớn. Tấn Tài thường xuyên dâng cao để chiếm lĩnh khoảng không gian đó.
Tuy nhiên, các tiền vệ của tuyển Việt Nam lại khá chú trọng việc đập nhả trung lộ, với sự góp mặt của những cầu thủ giỏi xử lý trong phạm vi hẹp như Hoàng Đức, Quang Hải hay Công Phượng. Điều này khiến tuyển Việt Nam mất đi một cơ hội triển khai bóng nguy hiểm.
Phút 31, Công Phượng nhận bóng từ Hoàng Đức. Anh có thể chuyền một chạm ra biên để Tấn Tài băng lên khi không gian trước mặt hậu vệ này là rất thoáng. Tuy nhiên, Công Phượng lại giữ bóng và tiếp tục trả về cho Hoàng Đức.
Hoàng Đức cũng có thể rót bóng ngay cho Tấn Tài để hậu vệ này băng lên. Đồ họa: Nguyên Khang.
Phút 91, tình huống tương tự diễn ra. Tấn Tài nhận ra không gian phía trước và dâng lên. Anh ra dấu xin bóng và chờ đường chuyền từ Xuân Trường. Cuối cùng, tiền vệ HAGL lại ngoặt bóng để chuyền cho Hoàng Đức.
Nếu Xuân Trường chuyền bóng cho Tấn Tài, hậu vệ này có thể băng lên và tiếp tục đập nhả với Văn Toàn đang đợi sẵn ở phía trên. Đồ họa: Nguyên Khang.
Hai pha bóng này là điển hình cho việc tuyển Việt Nam thiếu những đường chuyển hướng tấn công. Khi đối thủ tập trung phòng ngự trung lộ, những đường chuyền đảo cánh là vũ khí quan trọng để mở ra cơ hội.
Chính Tấn Tài cũng có một lần làm được điều này. Phút 89, anh thực hiện đường chuyền một chạm rất nhanh cho Công Phượng ở bên cánh đối diện. Tiền đạo của HAGL khống chế gọn gàng rồi tung cú dứt điểm đưa bóng đi trúng cột khung thành đội Oman.
Những tình huống đảo cánh như thế này của Tấn Tài cần được triển khai nhiều hơn ở tuyển Việt Nam. Đồ họa: Nguyên Khang.
Theo thống kê của AFC , Tấn Tài có 2 đường chuyền tạo cơ hội. Anh cùng Công Phượng tạo nhiều cơ hội nhất tuyển Việt Nam. Nếu các đồng đội quan sát và triển khai bóng nhiều hơn, con số này có thể được cải thiện.
Ngoài những tình huống kể trên, Tấn Tài cũng thi đấu rất chủ động, quyết đoán trong những pha tranh chấp. Trong bàn thắng mở tỷ số của tuyển Việt Nam, anh tung cú xoạc bóng chính xác ở thế bất lợi rồi băng lên dứt điểm. Sau đó, bóng bật ra, tìm đến vị trí của Tiến Linh để tiền đạo này đệm bóng ghi bàn. Tấn Tài cũng sẵn sàng phạm lỗi chiến thuật trên phần sân đối phương, để giúp tuyển Việt Nam tránh những pha phản công.
Bản đồ nhiệt cho thấy Tấn Tài hoạt động năng nổ bên hành lang phải của tuyển Việt Nam. Đồ họa: AFC.
Nguồn thể lực dồi dào là điểm mạnh của Tấn Tài, giúp anh lên công về thủ suốt 90 phút. Trong những tình huống đá phạt của tuyển Việt Nam, Tấn Tài sẵn sàng xâm nhập vùng cấm để có thể dứt điểm.
Ở V.League 2021, Tấn Tài thường xuyên đảm nhận nhiệm vụ này. Bộ kỹ năng tấn công khá tốt giúp anh được cho phép làm điều đó. Mùa này, Tấn Tài có 3 bàn thắng và 2 kiến tạo ở giải quốc nội, nhiều hơn bất cứ hậu vệ nào.
Thiếu sót
Với cầu thủ chỉ mới thi đấu 119 phút cho tuyển Việt Nam, sự non nớt là điểm yếu của Tấn Tài. Oman hiểu rõ đây là khu vực mong manh của tuyển Việt Nam nên liên tục khoét sâu vào vị trí này. Thời lượng triển khai bóng ra cánh trái (tương ứng với cánh phải của tuyển Việt Nam) của Oman lên đến 53,4%.
Dưới sức ép lớn, cộng thêm Oman có những cầu thủ giỏi qua người như Jameel Al Yahmadi hay Khalid Al Hajri, Tấn Tài gặp những rắc rối trong khâu phòng ngự. Anh để thua 10 lần trong những pha tranh chấp tay đôi và phải phạm lỗi 6 lần.
Trong đó, Tấn Tài có pha xử lý vụng về khi tác động vào người đối thủ trong vùng cấm, dẫn đến quả phạt đền đầu tiên mà tuyển Việt Nam phải chịu. Nếu tỉnh táo hơn, anh không cần phải làm vậy bởi đã phá bóng thành công ra biên.
Tấn Tài cần được trao nhiều cơ hội hơn để tiến bộ. Ảnh: Minh Chiến.
Đây có thể là hệ quả về mặt ức chế tâm lý khi đối thủ có những pha tiểu xảo trước đó, hoặc thói quen chơi bóng ở V.League, nhưng nhìn chung, nó là hành động thiếu chuyên nghiệp và thể hiện sự non nớt. Tấn Tài cũng như các cầu thủ khác của tuyển Việt Nam cần rút kinh nghiệm và tránh những pha bóng như vậy.
Việc Tấn Tài thiếu kinh nghiệm là điều dễ hiểu. Anh là trụ cột ở các đội tuyển trẻ của Việt Nam, từng thi đấu 270 phút trọn vẹn ở vòng chung kết U20 World Cup.
Tuy nhiên, Tấn Tài chưa được cọ xát nhiều ở đấu trường quốc tế. Trong màu áo CLB Bình Dương lẫn Bình Định, cầu thủ này luôn là hậu vệ phải số một cũng như là ngôi sao nổi bật ở đội. Anh thiếu sự chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm từ những người đàn anh như những gì Quang Hải nhận được từ các trụ cột tuyển Việt Nam thế hệ trước là Thành Lương, Văn Quyết.
Tấn Tài cũng có điểm yếu cần cải thiện để toàn diện hơn trong mặt trận tấn công. Anh nói với Zing rằng bản thân vẫn còn phải tập luyện nhiều để có thể thực hiện những pha qua người, thứ vốn là điểm mạnh của Trọng Hoàng hay Văn Thanh.
Phía trước, tuyển Việt Nam vẫn còn 6 trận đấu ở vòng loại thứ ba World Cup 2022. Ở đó, HLV Park có thể trao nhiều cơ hội hơn để Tấn Tài thể hiện, rút ra những bài học để trưởng thành hơn.
Khi mới chỉ bước sang tuổi 24, Tấn Tài vẫn còn nhiều thời gian để tiến bộ và giúp tuyển Việt Nam chinh phục những mục tiêu lớn hơn trong tương lai.
Tấn Tài nói về cơ hội đá chính sau khi ghi bàn vào lưới Trung Quốc Hậu vệ tuyển Việt Nam cho biết anh chưa nghĩ đến việc đá chính và sẽ chờ đợi quyết định của HLV Park Hang-seo.
Ông Phan Anh Tú: 'Tấn Trường xuất hiện vấn đề tâm lý'
Bình luận về đội hình xuất phát của tuyển Việt Nam trận gặp Oman, chuyên gia Phan Anh Tú cho rằng có dấu hiệu tâm lý ở các cầu thủ, đặc biệt là vị trí của thủ môn Bùi Tấn Trường.
"Theo tôi, Bùi Tấn Trường gặp vấn đề tâm lý. Những bàn thua vừa qua, cậu ấy phải chịu sức ép. Cậu ấy nhận nhiều chỉ trích dù suy cho cùng chúng ta không thể trách cứ", ông Tú chia sẻ.
Về phương án thay thế, chuyên gia này cho rằng thủ môn của CLB Hải Phòng có những ưu điểm và phù hợp hơn so với đàn anh ở thời điểm hiện tại: "Dù là thủ môn trẻ, nhưng Văn Toản có độ liều lĩnh nhất định và khá lỳ lợm. Ở những tình huống tương tự như 3 bàn thua trước Australia hay Trung Quốc, cậu ấy có thể sẽ xử lý tốt hơn. Tôi khá yên tâm với lựa chọn này".
Công Phượng được HLV Park Hang-seo đưa trở lại đội hình xuất phát. Ảnh: Minh Chiến.
Trong danh sách đăng ký thi đấu, HLV Park Hang-seo điền tên 3 thủ môn, ngoài Tấn Trường và Văn Toản còn có Trần Nguyên Mạnh. Lựa chọn người trẻ nhất, ít kinh nghiệm nhất vào đội hình xuất phát được cho là quyết định gây nhiều bất ngờ của thuyền trưởng tuyển Việt Nam.
Trường hợp Đức Huy, đây là lựa chọn mang tính bất khả kháng khi Nguyễn Tuấn Anh chấn thương không thể thi đấu. Theo ông Tú, đây là lưa chọn hợp lý. "Tôi đã dự đoán rằng tuyển Việt Nam sẽ chơi phòng ngự, rình rập cơ hội phản công và Đức Huy rõ ràng là có ưu điểm hơn Xuân Trường", cựu Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chia sẻ.
"Xuân Trường cũng có thể thi đấu với ý tưởng phòng ngự phản công, nhờ khả năng chuyền bóng tốt. Song, điều đó đồng nghĩa với hàng thủ tuyển Việt Nam sẽ phải đối mặt với khả năng đánh vỗ mặt của đối thủ. Nếu không đủ tin tưởng và khả năng phòng ngự, bọc lót của các cầu thủ, HLV Park không dùng Xuân Trường là điều dễ hiểu".
Một lựa chọn khác đáng bàn là Hồ Tấn Tài thay thế Vũ Văn Thanh ở vị trí hậu vệ cánh phải. Theo ông Tú, cầu thủ của HAGL bị cất trên ghế dự bị không hoàn toàn do vấn đề chuyên môn. "Văn Thanh đang chơi ổn định, không có lý do để thay thế nếu cậu ấy không gặp vấn đề về sức khỏe hay chấn thương", chuyên gia này nêu quan điểm.
"Tôi không đánh giá Hồ Tấn Tài chơi tốt hay không khi được trao cơ hội ở trận đấu trước. Ít phút trên sân không đủ để đánh giá. Nếu nói cậu ấy chơi tốt, có lẽ là pha ghi bàn đầy tính đột biến. Còn về khả năng phòng ngự, phối hợp, bọc lót với đồng đội, chúng ta vẫn còn thiếu dữ kiện để đưa ra bình luận".
Đội tuyển Việt Nam tung ra đội hình xuất phát với 4 vị trí thay đổi so với trận đấu gặp Trung Quốc. Thủ môn Nguyễn Văn Toản lần đầu được bắt chính ở một trận đấu chính thức của tuyển Việt Nam, thay thế Bùi Tấn Trường. Tương tự là hậu vệ Hồ Tấn Tài khi HLV Park Hang-seo cất Văn Thanh trên băng ghế dự bị. Hai trường hợp còn lại là Đức Huy và Công Phượng cùng trở lại đá chính.
Tấn Tài nói về cơ hội đá chính sau khi ghi bàn vào lưới Trung Quốc Hậu vệ tuyển Việt Nam cho biết anh chưa nghĩ đến việc đá chính và sẽ chờ đợi quyết định của HLV Park Hang-seo.
Thở phào với Văn Thanh Nhìn vào đội hình đội tuyển Việt Nam (ĐTVN) thắng U.22 4-1 trong trận đá tập trước ngày lên đường, gần như chắc chắn Vũ Văn Thanh sẽ là sự lựa chọn bên hành lang phải để thay cho Trọng Hoàng (bị thoát vị đĩa đệm) trước Trung Quốc và có thể cả Oman. Dáng đứng đi vào lịch sử của Văn Thanh...