Tan tác nhiều làng quê nghèo vì trò phường hụi
Nhiều hộ dân nghèo cầm cố nhà cửa, tài sản để lấy tiền cho vay rồi trắng tay.
Tại tỉnh Nghệ An, những ngày qua, nhà bà Hồ Thị Hoa (ngụ xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu) luôn có hàng chục người túc trực để đòi tiền. “Nghĩ bà ta cần tiền làm ăn nên tôi mới cho vay gần 100 triệu đồng mà không làm giấy tờ, giờ coi như mất trắng” – một nạn nhân than thở.
Gần 50 hộ dân nghèo ở xã Quỳnh Thạch đã cho bà Hoa vay tổng cộng hơn 2,3 tỉ đồng. Nhiều người đã cầm cố nhà cửa, tài sản để lấy tiền cho vay. Mới đây, khi bà Hoa tuyên bố vỡ nợ, nhiều hộ rơi vào cảnh điêu đứng.
Nhiều người dân nghèo tập trung tại nhà bà Hồ Thị Hoa (xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đòi nợ.
Trước đó, nhiều người dân huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An cũng đứng ngồi không yên khi nghe tin chủ hụi Nguyễn Thị Loan (ngụ xã Tân Sơn) bị bắt về hành vi lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản. Bà Loan vay của 31 hộ dân với tổng số tiền gần 24 tỉ đồng rồi vỡ nợ.
Công an huyện Đô Lương cũng vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Ngô Thị Trang (ngụ xã Giang Sơn Đông) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Từ năm 2013 đến cuối năm 2014, Trang vay của 68 hộ với tổng số tiền hơn 8 tỉ đồng. Khi không còn có khả năng trả nợ, Trang vẫn tiếp tục vay trên 3 tỉ đồng của 33 hộ. “Nghĩ Trang là cán bộ thú y của xã lại được đài truyền hình địa phương tuyên dương là gương điển hình làm kinh tế giỏi nên chúng tôi mới tin tưởng cho vay gần 200 triệu đồng. Khi biết Trang chơi hụi vỡ nợ, chúng tôi mới biết mình bị lừa” – một nạn nhân bức xúc.
Tại thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Thanh Phượng, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thuận, bị kiện ra tòa vì cùng vợ vay nhiều tỉ đồng hứa trả lãi suất cao nhưng bất ngờ bán nhà rồi thông báo không có khả năng trả. UBND xã Nghĩa Thuận nhiều lần yêu cầu trả nợ để tránh tình trạng mất an ninh trật tự nhưng gia đình ông vẫn không trả cho một số người. Khi ra tòa, vợ chồng ông Phượng tiếp tục “điệp khúc” khất nợ.
Video đang HOT
Bi đát nhất là trường hợp Lương Văn Trung và vợ (ngụ huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An). Ngày 15/6, do vay khoảng 5 tỉ đồng không có khả năng trả, vợ chồng Trung ôm mìn tự sát.
Trong khi đó, tại Hà Tĩnh, TAND tỉnh này hồi đầu năm đã tuyên án 15 năm tù đối với Trần Thị Phúc (ngụ huyện Lộc Hà) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Từ năm 2011 đến 2013, dưới vỏ bọc kinh doanh vàng bạc, Phúc vay của 44 người tổng cộng trên 4 tỉ đồng rồi trốn khỏi địa phương, khi bị truy nã gắt gao mới đầu thú.
Mới đây, dư luận ở Hà Tĩnh cũng xôn xao khi một chủ tiệm vàng ở huyện Can Lộc vỡ nợ với số tiền lên đến 200 tỉ đồng.
Gom tiền tỉ rồi bỏ trốn Tại tỉnh Quảng Ngãi, thời gian qua có khá nhiều vụ vỡ hụi. Vụ mới nhất xảy ra vào đầu tháng 8-2015 tại xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa khiến hàng chục gia đình điêu đứng. Rất nhiều hộ dân ở xã này đã đóng hụi hơn 8 tỉ đồng cho bà Nguyễn Thị Mộng Tuyền. Hơn một năm sau, bà Tuyền biệt tăm. Trước đó, trong năm 2014, một vụ vỡ hụi khác đã xảy ra ở xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi khiến dư luận địa phương rúng động. 175 người, chủ yếu các cụ già, đã đem tiền cho bà Nguyễn Thị Công (ngụ cùng xã) vay. Khi gom được tổng cộng hơn 6 tỉ đồng, bà Công trốn khỏi địa phương. T.Trực.
Theo báo Người Lao Động
Hai học sinh chết đuối khi tắm sông
Vào khoảng 18h ngày 24/8, vụ đuối nước xảy ra trên dòng sông Lam thuộc địa phận bản Bãi Xa (xã Tam Quang, huyện Tương Dương, Nghệ An) khi ba học sinh của trường THPT Tương Dương II (huyện Tương Dương) rủ nhau ra sông Lam để tắm.
Khúc sông nơi 3 em học sinh xuống tắm bị sẩy chân chết đuối.
Ba em học sinh Kha Thị Hồng Nhi (15 tuổi, trú tại Tương Dương, Nghệ An), em Kha Thị Trang và em Vi Thị Nguyệt (đều là học sinh trường THPT Tương Dương II) ra khu vực Bãi Xa để tắm.
Trong lúc cả ba em rủ nhau xuống sông tắm, không may bị trượt chân, bị nước sâu cuốn trôi.
Vừa nghe tiếng kêu cứu ông Vi Văn Thân (xã Tam Đình, Tương Dương) đang tắm gần đó chạy đến cứu vớt, nhưng do dòng nước chảy xiết nên chỉ cứu đượcem Trang và em Nguyệt.
Người thân, nhân dân cùng chính quyền xã Tam Quang, Tam Đình và huyện Tương Dương tổ chức tìm kiếm em Nhi đang mất tích.
Sau khi vụ việc xảy ra, UBND huyện Tương Dương đã đề nghị thủy điện Bản Vẽ và thủy điện Khe Bố đóng cửa xã để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm.
Nhưng do đầu mùa mưa nước sông cao, gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng huyện Tương Dương đang tích cực tìm kiếm tung tích nạn nhân nhưng chưa có kết quả.
Được biết vào buổi chiều tối, một số em học sinh trường THPT Tương Dương II và bà con dân bản Bãi Xa thường rủ nhau ra khúc sông này để tắm.
Cùng ngày, vào khoảng 17h30 chiều 24/8 - một nhóm học sinh khoảng 10 em ở xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu khi đi chăn trâu đã rủ nhau xuống sông (còn gọi là kênh Nông Giang, thuộc xóm 13, xã Quỳnh Thạch) để tắm mát.
Dòng Nông Giang tại địa bàn xã Quỳnh Thạch nơi em Văn Đình Đô chết đuối vào chiều 24/8.
Trong lúc tắm, bất ngờ 2 em bị sa chân vào chỗ sâu nên chới với giữa dòng, những em còn lại sợ hãi lao lên bờ tri hô mọi người đến ứng cứu.
Nghe tiếng kêu cứu, người dân gần đó vội lao xuống kênh để vớt các em lên bờ. Tuy nhiên, mọi người chỉ vớt được em Nguyễn Văn Tiến (lớp 6), trú tại xóm 7, xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu đưa tới bệnh viện cấp cứu.
Riêng em Văn Đình Đô (lớp 4), cùng xóm với em Tiến, bị chìm xuống kênh, phải đến đến 30 phút sau, mọi người mới tìm thấy nhưng đã em đã tử vong trước đó.
Được biết, em Đô là con anh Văn Đình Hồng (SN 1968), có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Đô là con trai út, duy nhất trong gia đình có 5 chị em. Bản thân anh Hồng phải đi làm ăn xa, vợ anh ngày ngày đi bốc sò thuê để kiếm tiền nuôi các con.
Xuân Chinh - Nguyễn Duy
Theo Dantri
Hai học sinh đuối nước, cứu được một em Tối 24-7, UBND xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho biết trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ đuối nước thương tâm làm em Văn Đình Đô, học sinh lớp 4 trường Tiểu học Quỳnh Thạch tử vong. Em Đô là con trai út của gia đình ông Văn Đình Hồng, ngụ xóm 7 xã Quỳnh Thạch. Kênh Nông Giang,...