Tân Sơn vẫy gọi du khách
Xã Tân Sơn (TP Pleiku, Gia Lai) sở hữu nhiều thắng cảnh và giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc bản địa.
Thời gian gần đây, Tân Sơn là điểm đến hấp dẫn, vẫy gọi du khách tham quan trải nghiệm.
Bảo tồn văn hóa truyền thống
Ông Lê Xuân Dũng – Phó Chủ tịch UBND xã Tân Sơn – cho biết: Toàn xã có 5 thôn, làng. Thời gian gần đây, vài hộ gia đình người Jrai đã mở dịch vụ quán ăn uống phục vụ du khách. Đây là các quán ăn được thiết kế theo kiến trúc Tây Nguyên kết hợp với ẩm thực mang hương vị độc đáo như: cơm lam, gà nướng, heo nướng xiên, rượu ghè, lá mì, muối lá é… nên thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.
“Xã có 2 làng người Jrai còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống. Ở 2 làng này đều có đội cồng chiêng người già và thanh thiếu nhi thường biểu diễn tại các quán ăn và tham gia các hội thi do các cấp tổ chức” – ông Dũng cho hay.
Một góc quán Gà nướng Plơi Têng. Ảnh: R’ô Hok
Anh Hyơm – chủ quán Gà nướng Plơi Têng, Đội trưởng đội cồng chiêng làng Têng 2 – chia sẻ: Quán được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của người Jrai. Với không gian rộng rãi, anh trưng bày các hiện vật như: cây nêu, nhà rông, nhà sàn, tượng gỗ, nhạc cụ, dàn chiêng kết hợp với đốt lửa trại biểu diễn cồng chiêng, múa xoang nhằm giúp du khách hòa mình vào cuộc sống của buôn làng ngay giữa lòng phố núi Pleiku.
Theo anh Hyơm: “Trước đây, vào những dịp lễ hội, mọi người mới có dịp đánh chiêng. Việc xây dựng quán kết hợp với trình diễn cồng chiêng giúp các thành viên trong đội có thời gian ngồi lại với nhau ôn luyện và tái hiện lại các lễ hội truyền thống của dân tộc thông qua phục vụ du khách. Đồng thời, các buổi trình diễn tại quán cũng là cơ hội để đội kèm cặp cho thanh thiếu nhi trong làng rèn luyện kỹ năng diễn tấu cồng chiêng, múa xoang. Nhờ đó, đội cồng chiêng thanh thiếu nhi của làng ngày càng tiến bộ, thường xuyên tham gia nhiều hội thi do địa phương tổ chức và đạt nhiều thành tích nổi bật”.
Video đang HOT
Còn anh Krơt – thành viên đội cồng chiêng làng Têng 2 thì tâm sự: Khi còn nhỏ, nghe người lớn tuổi trong làng diễn tấu cồng chiêng, anh đã rất thích. Nhờ có năng khiếu và ham học nên anh trở thành thành viên đội chiêng của làng. “Bây giờ, tôi đã thành thục các bài chiêng truyền thống của dân tộc nên thường xuyên cùng đội đi biểu diễn khắp nơi. Các tiết mục, điệu nhạc diễn tấu của đội phục vụ du khách tại quán Gà nướng Plơi Têng thường rất ngẫu hứng nên mọi người rất thích thú” – anh Krơt bày tỏ.
Hòa mình vào thiên nhiên
Khi đến Tân Sơn, du khách sẽ còn được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, thơ mộng. Trong đó, nổi tiếng nhất là bãi bồi Tiên Sơn nằm giữa Biển Hồ và hồ Ia Nâm được bao bọc bởi các dãy núi xung quanh. Vào mùa mưa, mặt lòng hồ rộng mênh mông. Còn vào mùa khô, khi nước rút để lộ ra bãi đất trống, cỏ lên xanh mướt, tựa như thảo nguyên thu nhỏ. Vài hộ gia đình địa phương đã tận dụng không gian trong lành, thông thoáng để xây dựng quán cà phê, homestay có kiến trúc hài hòa, gần gũi với thiên nhiên. Vào ngày lễ hoặc cuối tuần, nhiều du khách đến đây tham quan, chụp hình, thả diều, cắm trại…
Xã Tân Sơn có cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, thơ mộng. Ảnh: R’ô Hok
Ông Thái Văn Hiếu – chủ quán cà phê Ông Ngoại – chia sẻ: Thưởng thức cà phê là nhu cầu thường xuyên của nhiều người. Không chỉ vậy mà thực khách còn muốn ngồi trong không gian đẹp mắt, thân thuộc và gần gũi với thiên nhiên. Nắm bắt xu thế đó, cách đây hơn 2 năm, tôi xây dựng quán cà phê Ông Ngoại. Không gian tại quán thoáng đãng, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Thời gian qua, quán đón khá nhiều khách trong và ngoài tỉnh.
Đặc biệt, đến với Tân Sơn, khi men theo trục đường chính của xã, du khách còn có thể chiêm ngắm nhà thờ Tiên Sơn với kiến trúc vô cùng độc đáo. Ngoài ra, du khách còn có thêm những trải nghiệm khi cùng người dân địa phương xuống đồng bắt cá, bắt tôm, cua trong khung cảnh bình yên.
Lạc lối trong không gian châu Âu ở khu phố Tiong Bahru, Singapore
Không cần du lịch tận trời Âu xa xôi, du khách vẫn có thể hòa mình vào không gian hoài cổ đậm chất châu Âu với lối kiến trúc cổ kính ngay tại một quốc gia Đông Nam Á.
Nếu bạn muốn một lần thả hồn giữa con phố chạy dọc dãy nhà một màu trắng thẳng tắp đặc trưng của lối kiến trúc châu Âu thế kỷ XX, dạo bước trong những khu lưu niệm độc đáo hay thưởng thức nét ẩm thực lai Á - Âu khó quên, khu phố Tiong Bahru tại Singapore là một địa điểm khó có thể bỏ qua. Nhịp sống tại đây hiện đại, nhưng vẫn mang dáng vẻ của một Singapore cổ điển, tối giản mà không kém phần cá tính. Mỗi tòa nhà, kiến trúc tại Tiong Bahru đều phảng phất nét đặc trưng của phong cách châu Âu những năm đầu thế kỷ XX.
Di sản kiến trúc Art Decor
Mất khoảng 30 phút đi tàu điện từ khu Orchard Road - trung tâm thành phố - để đến nơi, Tiong Bahru hiện lên trong mắt du khách qua những dãy nhà thẳng tắp, gọn gàng và tươm tất. Lấy cảm hứng từ phong cách Streamline Moderne (phong cách sắp xếp hiện đại, tên gọi khác của Art Decor sau Thế chiến I) của thập niên 1930, kiến trúc của Tiong Bahru nổi bật với những đường nét rõ ràng, hình khối có đường cong và họa tiết của ngành hàng hải. Mỗi bộ phận, tòa nhà trong khu vực, dù là tường lan can, cầu thang xoắn ốc, tường cong hay mái hiên đều mang âm hưởng của lối kiến trúc Art Deco đặc trưng.
Lối kiến trúc Art Decor hoài cổ của các tòa nhà ở khu phố Tiong Bahru.
Nhiều công trình tại đây đã tồn tại qua nhiều thập kỷ. Du khách có thể khám phá nét cổ điển của các tòa nhà và cuộc sống của người dân địa phương trong khu dân cư cũ đã có lịch sử từ những năm 1940-1950. Khu chung cư cũ Tiong Bahru HDB Blocks hay Tiong Bahru Estate cũng là địa điểm check-in quen thuộc của du khách khi đến khu phố này.
Cách đó không xa là công viên ngoài trời Kim Pong với bố cục đơn giản, gọn gàng, phản ánh đầy đủ tinh thần Art Decor. Công viên là nơi người dân địa phương và du khách có thể dạo bộ thư giãn, hoặc tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí cho gia đình và trẻ nhỏ.
Thăm thú cửa hàng sách và quà lưu niệm
Sở hữu nhiều cửa hàng indie theo hơi hướm châu Âu, các cửa hàng sách và đồ lưu niệm tại khu phố Tiong Bahru sẽ mang đến hơi thở văn hóa khác biệt cho du khách. Phong cách trang trí sản phẩm, bài trí cửa hàng ở đây đều phảng phất nét nghệ thuật như những phố Âu lãng mạn ở Rome (Italy), Santorini (Hy Lạp), đồng thời có các sản phẩm mang nét đặc trưng của Singapore như sách truyện, tranh vẽ, họa tiết sản phẩm lưu niệm... Nổi bật trong đó là Woods in the Books - một hiệu sách chuyên về sách tranh và sách minh họa. Bữa tiệc về hình ảnh và màu sắc sẽ cho du khách cái nhìn toàn diện hơn về khu phố Tiong Bahru.
Bức tường độc đáo tại hiệu sách Woods in the Books.
Hoặc bạn có thể ghé thăm Cat Socrates để tìm thấy những món quà lưu niệm độc đáo, sau đó dạo bộ quanh những con đường trong lòng Tiong Bahru và ngắm nhìn những bức tranh tường độc đáo. Tranh tường không chỉ mang tính nghệ thuật, mà còn có ý nghĩa văn hóa khi mô tả lại những câu chuyện quá khứ của Tiong Bahru - một trong những khu phố lâu đời nhất tại Singapore. Có thể kể đến tranh "Bird Corner" tại Seng Poh Road diễn tả cuộc thi chim hót, tranh "Pasar và thầy bói" minh họa các ngành nghề truyền thống xa xưa, hay tranh "Cá vàng", tranh "Gia đình dê"...
Bữa tiệc ẩm thực phong cách Âu tại khu phố Tiong Bahru
Trời ngả chiều cũng là lúc du khách tìm kiếm một nơi lấp đầy chiếc bụng đói trước khi tiếp tục hành trình khám phá trời Âu tại đảo quốc. Dù là bữa ăn thịnh soạn hay trà chiều bánh ngọt, quán cà phê, du khách đều có thể thỏa mãn nhu cầu của mình ở Tiong Bahru.
Merci Marcel là quán cà phê theo phong cách Bohemian, mang đến cho khách hàng sự rung cảm trong bầu không khí Pháp Bali giữa Singapore. Quán nổi tiếng với bánh chocolate và rượu vang hồng ngây ngất, có thể làm đắm say bất kỳ ai ngay từ lần nếm thử đầu tiên.
Nếu yêu thích các loại bánh mì thủ công, Tiann's là một địa điểm không thể bỏ qua của du khách. Tiệm bánh nổi danh với các sản phẩm thủ công không chứa gluten hay đường tinh luyện. Hai món ăn "must-try" của quán là waffles và blockbusters. Bánh waffles kết hợp cùng đồ uống bất kỳ trong menu Barista's Blockbusters sẽ là kết hợp lý tưởng cho một buổi trà chiều ngọt ngào.
Tiong Bahru có nhiều nhà hàng, quán ăn mang hương vị độc đáo. Ảnh: Therantingpanda.
The Butcher's Wife lại là một quán ăn nhỏ ấm cúng theo phong cách bistro, phục vụ các món Âu thịnh soạn với nhiều menu cho thực khách lựa chọn như thuần chay, chay, không lactose. Ngoài ra, quán còn có menu "Feed me" với nhiều món ngon độc đáo và được thay đổi mỗi ngày cho thực khách trải nghiệm. Pho-mát thuần chay của quán cũng là món tạo nên danh tiếng cho The Butcher's Wife.
Cổ kính nhưng cũng không kém phần hiện đại và sôi nổi, Tiong Bahru hứa hẹn là một điểm đến không chỉ cho những du khách yêu mến nét đẹp kiến trúc châu Âu thập niên 30, mà còn là vùng đất thú vị cho bất kỳ ai đam mê khám phá ẩm thực và văn hóa độc đáo của địa phương.
Nổi nhất chợ Cái Răng, ghe bún riêu hồng 'toàn tập' hút khách ầm ầm Ghe bún riêu màu hồng toàn tập, hồng không thể hồng hơn, nổi bần bật từ xa khiến du khách vô cùng thích thú, thu hút khách du lịch ghé thăm chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) 4h sáng, quán bún di động của anh Ngô Quốc Bảo và chị Nguyễn Thị Ngọc Linh bắt đầu mở hàng. Trong ánh sáng bình minh...