Tân Sơn Nhất nỗ lực xóa bỏ “danh hiệu tệ nhất châu Á”
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TPHCM) đã triển khai đồng loạt các dịch vụ trong sân bay như trang bị hệ wifi tốc độ cao, sắp xếp hệ thống soi chiếu, bến bãi, nhà vệ sinh… nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
Chiều 25/12, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật cùng Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam – Lại Xuân Thanh đã có buổi làm việc với Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất về việc cải thiện chất lượng dịch vụ tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật làm việc với Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất về việc cải thiện chất lượng dịch vụ
Tại buổi làm việc, ông Đặng Tuấn Tú – Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã báo cáo những công việc mà Cảng đã triển khai trong thời gian qua.
Theo đó, Cảng đã xây dựng mạng internet không dây miễn phí tại nhà ga hành khách, bao gồm 164 đầu phát sóng wifi lắp đặt tại 2 nhà ga quốc tế và quốc nội, đáp ứng số lượng người truy cập lớn (mỗi đầu phát sử dụng cho trên 100 người).
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất tiến hành di dời, bố trí lại khu vực làm thủ tục soi chiếu an ninh tại sảnh B (phục vụ cho hãng Vietjet Air), tăng diện tích xếp hàng cho hành khách từ 150m2 lên thành 250m2.
Cảng cũng đã triển khai đưa thêm 1 sảnh đón taxi vào sử dụng phục vụ hành khách đi và đến nhà ga quốc nội, tăng gấp đôi công suất khai thác tại sảnh đón taxi.
Các dịch vụ tiện ích khác như đã lắp đặt thêm 3 cây nước miễn phí, nâng tổng số cây nước miễn phí tại sân bay lên 9 cây. Việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống ghế ngồi chờ cho hành khách đã được thực hiện xong.
Cũng theo ông Tú, vừa qua Cảng đã tổ chức hội nghị hiệp thương để thỏa thuận với các doanh nghiệp khai thác dịch vụ trong sân bay, cam kết không được bán hàng vượt quá 30% so với siêu thị.
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã triển khai đưa thêm 1 sảnh đón taxi (bên phải hình) vào sử dụng phục vụ hành khách đi và đến nhà ga quốc nội
Video đang HOT
Đặc biệt từ ngày 9 – 12/12, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất cũng đã tổ chức khóa tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp cho hơn 1.000 cán bộ, nhân viên.
Song song với đó, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cũng đã triển khai các kênh thông tin để hành khách có thể phản ánh những vướng mắc trong suốt quá trình phục vụ.
Liên quan đến tình trạng xe biển xanh, biển đỏ dừng đỗ tùy tiện gây ra tình trạng ùn tắc trước cửa nhà ga nội địa, người đứng đầu Cảng Tân Sơn Nhất cho biết vẫn còn những vướng mắc khiến đơn vị này không có thẩm quyền xử lý.
Hệ thống nhà vệ sinh trong sân bay đã được cải thiện
Tại buổi họp, Cục trưởng Lại Xuân Thanh yêu cầu, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phải làm thế nào để không xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, đặc biệt là đối với kiều bào về quê ăn Tết.
Về công tác phòng chống mất cắp hành lý, Cục trưởng nói gần như đã phá tan hệ thống mất cắp thường xuyên nhưng vẫn chưa triệt để, còn tình trạng trộm cắp nhỏ lẻ. Chỉ cần xảy ra 1 vụ trộm cắp nhỏ lẻ thì vẫn xem là vấn đề an ninh còn lỏng lẻo.
Cục trưởng cũng nhấn mạnh, nhiều đơn vị nói việc mất cắp xảy ra ở nước ngoài trước khi về Việt Nam, vậy việc mất đó xảy ra ở đâu, nước nào, nếu không xác định được thì phải nhận trách nhiệm về mình.
Kết thúc buổi họp, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật đề nghị, các đơn vị phi hàng không cần phải làm mới mình, nâng cao chất lượng dịch vụ với khách hàng.
“Với những đơn vị nào không làm được thì sẽ thu hồi giấy phép, không thể có chuyện muốn làm gì thì làm”, Thứ trưởng Nhật nhấn mạnh.
Thứ trưởng Nhật cũng đề nghị Cảng hàng không Tân Sơn Nhất phải tăng cường công tác soi chiếu an ninh trong dịp Tết sắp tới, không được bỏ trống bất cứ đơn vị nào.
Tình trạng xe biển xanh, biển đỏ “chây ỳ” trước sân bay gây ùn tắc vẫn chưa thể xử lý vì những vướng mắc
Cuối cùng, Thứ trưởng Nhật cũng cảm ơn báo chí trong thời gian qua đã phản ánh các vấn đề chưa tốt của sân bay để đơn vị chấn chỉnh, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
Đình Thảo
Theo Dantri
Việt Nam 'đọ cánh' ở 'sân chơi trên trời'
Cùng với sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam sẽ 'mở cửa' bầu trời cho các hãng hàng không trong khu vực cùng 'đọ cánh'.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức được thành lập vào cuối năm nay. Khi đó, các nước trong khu vực cùng hướng tới một thị trường hàng không chung hay còn gọi là "Bầu trời mở ASEAN". Chính sách mở cửa bầu trời ASEAN, một trong các chính sách quan trọng của AEC, chính là hiệp định đa phương của tất cả 10 nước thành viên ASEAN kết nối bầu trời của mình thành một thị trường hàng không duy nhất (dựa trên nguyên tắc tự do hóa các quy tắc và quy định ở mức độ lớn) nhằm nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực.
Việc mở cửa bầu trời là xu thế tất yếu, giúp ngành hàng không trong nước tăng cường khả năng cạnh tranh và vươn ra các thị trường khác trong khu vực. Tự do hóa thị trường hàng không buộc các hãng hàng không nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần tăng mạnh số lượng các chuyến bay trong khu vực, tăng cường kết nối giữa các thị trường hàng không, khuyến khích các hãng hàng không nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời hành khách có cơ hội được giảm giá vé.
Tuy nhiên, gia tăng cạnh tranh cũng là một trong những mối quan ngại chính khi các hãng hàng không trong nước vẫn chưa sẵn sàng đối mặt với cạnh tranh gay gắt sau khi chính sách mở cửa bầu trời ASEAN được thực thi đầy đủ.
Mở cửa bầu trời, cạnh tranh gay gắt
Trong khu vực ASEAN hiện đang có các đối thủ lớn như Thai Airways, Singapore Airlines, AirAsia... Nói là cạnh tranh trên bầu trời nghe có vẻ xa vời, song thực chất là cạnh tranh ngay trên mặt đất. Nếu cùng "xếp hàng" trên sân bay cùng các hãng hàng không khác trong cộng đồng ASEAN như Singapore Airlines, Thai Airway hoặc AirAsia, rõ ràng, các hãng hàng không Việt Nam gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietjet Air đều khó vượt trội, từ tên tuổi, uy tín, chất lượng dịch vụ cho tới cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đây thực sự là những đối thủ nặng ký cả trên mặt đất lẫn trên bầu trời.
Tại thị trường trong nước, cuộc đua về đội bay, giá vé, chất lượng dịch vụ... vẫn đang diễn ra quyết liệt. (Ảnh minh họa: Bizlive)
Các hãng hàng không của Việt Nam vừa bỏ tiền đầu tư mua sắm hàng chục máy bay hiện đại, tiên tiến nhất thế giới. Đội ngũ phi công, nhân viên, tiếp viên hàng không được đào tạo, nâng cấp ở các trường danh tiếng.
Mới đây, sân bay quốc tế Nội Bài vừa được quốc tế bình chọn và xếp hàng đầu trong top sân bay tốt nhất châu lục. Những khoản đầu tư nhiều triệu USD cùng với những nỗ lực vượt thoát đáy bảng xếp hạng yếu kém của các hãng hàng không trong nước được ghi nhận là sự tăng tốc mang tính đột phá, giúp uy tín ngành hàng không Việt Nam "cất cánh", vươn lên bầu trời khu vực và thế giới, có thể "sánh vai" với các hãng bay tầm cỡ.
Tuy vậy, như thế vẫn chưa đủ khi "mở toang" bầu trời. Bởi, trong khi sân bay quốc tế Nội Bài được thăng hạng thì sân bay Tân Sơn Nhất lại rơi vào danh sách 10 sân bay kém nhất châu Á. Đó là hệ thống cơ sở hạ tầng, còn nhìn vào chất lượng dịch vụ cũng như tình trạng chậm, hủy chuyến bay, chúng ta càng không thể yên tâm trong cuộc cạnh tranh trong Cộng đồng ASEAN.
Hàng không giá rẻ tự tin
Chia sẻ trên báo An ninh Thủ đô, đại diện Vietjet Air tự tin cho rằng, Vietjet Air đang từng bước mở rộng vững chắc ra thị trường quốc tế. Ngay từ những ngày đầu thành lập, bên cạnh việc tập trung cho thị trường trong nước, chúng tôi đã chuẩn bị lộ trình cho thị trường quốc tế. Sau 1 năm đi vào hoạt động, Vietjet Air đã chính thức thâm nhập thị trường quốc tế với việc khai trương đường bay TP.HCM đi Bangkok (Thái Lan). Từ đó đến nay, Vietjet Air đã mở 10 đường bay quốc tế đến Thái Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Nhật Bản và Trung Quốc.
Hàng không Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt từ cac hãng hàng không khác trong khu vực. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Đại diện này cho hay, cùng với việc mở rộng mạng lưới đường bay, chất lượng dịch vụ trên các chuyến bay của Vietjet Air cũng đang được cải thiện. Điều này cho thấy những bước đi của Vietjet Air thời gian qua là đúng hướng, khẳng định được năng lực cạnh tranh của hãng trong thị trường hàng không khu vực. Với những hợp đồng hợp tác cùng các đối tác lớn trên thế giới thời gian qua và việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, chúng tôi tin rằng, Vietjet Air đủ khả năng cạnh tranh với các hãng hàng không quốc tế và khu vực khi tham gia vào "sân chơi trên trời".
Trao đổi với báo, ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - lưu ý, bầu trời thông suốt ASEAN được hiểu là tất cả các quy định, quy trình và các tiêu chuẩn trong việc quản lý điều hành bay cũng phải được đồng bộ hóa. Theo ông Thanh, việc thành lập thị trường hàng không thống nhất ASEAN sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho tất cả các hãng hàng không của các nước ASEAN trong việc khai thác thị trường hàng không rộng lớn trong toàn bộ các thành viên của khu vực Đông Nam Á và ngoài khu vực khi cộng đồng AEC tiến tới việc thực hiện giai đoạn hai là tự do hóa giữa ASEAN với các nước đối tác của ASEAN như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ...
Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, bên cạnh cơ hội thì cũng có những thách thức mà các hãng hàng không ASEAN, trong đó có các hàng không Việt Nam phải đối mặt. Thách thức đầu tiên là mức độ cạnh tranh trong vận tải hàng không sẽ tăng lên rất nhiều trong các nước ASEAN.
Về vấn đề an ninh, an toàn, đảm bảo các hoạt động bay đây là vấn đề xương sống của ngành hàng không mỗi nước cũng như trong toàn bộ các nước ASEAN. Vì thế, Việt Nam phải nâng cao tiêu chuẩn lên để không những đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc của Tổ chức Hàng không dân sự quốc tế (ICAO) đề ra mà còn phải nâng cao hơn nữa các tiêu chuẩn để đáp ứng được sự đồng bộ hóa trong các nước ASEAN đối với lĩnh vực hàng không dân dụng, ông Thanh nhấn mạnh./.
Theo NTD
Tăng 1.800 giá dịch vụ y tế: Bộ trưởng Tiến hứa Bô trương Tiên khăng đinh, khi điêu chinh gia dich vu y tê tăng theo hương tinh đung tinh đu, chăc chăn chât lương dịch vụ y tế se tôt hơn. Ngày 1/11, trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trả lời người dân về tăng giá dịch vụ y...