Tân Sơn Nhất lập đường dây nóng xử lý nạn chiếu đèn laser máy bay
Khi phi công báo việc bị chiếu đèn laser và tọa độ, cảng vụ sẽ trao đổi thông tin với công an địa phương để nhanh chóng xuống hiện trường xử lý nhằm đảm bảo an toàn bay.
Ảnh minh họa
Chiều 23/8, tại hội nghị trao đổi về công tác phối hợp đảm bảo an toàn bay của TP HCM và Đồng Nai nhằm ngăn chặn các hành vi chiếu tia laser vào tàu bay, ông Trần Doãn Mậu – Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Nam – cho biết đơn vị sẽ lập đường dây nóng xử lý vấn đề này.
Theo ông Mậu, đường dây nóng nhằm tiếp nhận thông tin trao đổi giữa Cảng vụ với công an các địa phương. Khi phi công phản ánh việc bị chiếu đèn laser và cung cấp tọa độ, đơn vị sẽ báo công an nhanh chóng đến ghi nhận hiện trường và có biện pháp xử lý.
Ông Mậu cho rằng, 18 năm trước xảy ra tình trạng thả diều làm uy hiếp an toàn bay nhưng nhờ tuyên truyền tốt nên nay hầu như không còn. “Để ngăn chặn hành vi chiếu đèn laser uy hiếp an toàn bay thì công tác tuyên truyền là hết sức quan trọng. Đơn vị sẽ sử dụng bản đồ tĩnh không để phát đến các địa phương nằm trên khu vực đường cất, hạ cánh”, Giám đốc Cảng vụ hàng không miền Nam nói.
Trong khi đó, đại diện quận Thủ Đức cho biết đã cho các phường nằm trên khu vực đường cất, hạ cánh lắp biển cảnh báo cấm thả diều, chiếu đèn laser. Ngoài ra các hoạt động văn hóa cũng không được chiếu đèn công suất lớn.
Video đang HOT
Hầu hết ý kiến tại hội nghị đều cho rằng, phần lớn các vụ chiếu đèn laser vào tàu bay là do người dân vô tình chứ không cố ý. Do đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền ở trường học, khu dân cư để người dân hiểu những nguy hiểm khi chiếu đèn laser lên không trung gây uy hiếp an toàn bay.
Tính từ đầu năm đến nay, Tân Sơn Nhất ghi nhận khoảng 12 trường hợp phi công khi cất hạ cánh bị chiếu đèn laser. Thời gian xảy ra khoảng 19h đến khuya. Các phi công còn phản ánh việc họ bị đèn laser chiếu vào buồng lái khi ở độ cao 1.300 m, cách sân bay khoảng 45 km. Khu vực này thuộc địa phận tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.
Trong 4 ngày (từ 15-18/8), phía Tân Sơn Nhất và đoàn kiểm tra đã khảo sát những điểm nghi phát đèn chiếu laser. Những điểm này thuộc quận Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Thạnh, Thủ Đức.
Đoàn kiểm tra ghi nhận một số điểm khả nghi có thể là nguồn phát đèn laser, đèn chiếu sáng như hàng loạt biển quảng cáo gần Big C An Lạc (Bình Tân), một số tòa nhà, tụ điểm có đường bay ngang qua.
Việc phi công phản ánh bị chiếu laser quanh sân bay Tân Sơn Nhất không mới khi sự việc đã diễn ra vài năm về trước. Cụ thể, năm 2015 ghi nhận 11 lần, 2014 là 15 lần.
Trước đó, sân bay Nội Bài (Hà Nội) cũng ghi nhận hàng chục trường hợp máy bay bị chiếu laser, uy hiếp an toàn bay khi cất hạ cánh. Công an Hà Nội sau đó xác định một trường hợp là đoàn xiếc sử dụng đèn laser chiếu sáng khi lưu diễn.
Duy Trần
Theo VNE
Nhiều máy bay cất hạ cánh ở Tân Sân Nhất bị chiếu đèn laser
Tân Sơn Nhất ghi nhận 12 trường hợp máy bay bị chiếu đèn laser, đèn chiếu sáng khi cất hạ cánh, ảnh hưởng an toàn bay.
Ảnh minh họa
Ngày 20/8, nguồn tin từ sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, đơn vị này vừa cùng Cảng vụ hàng không miền Nam phối hợp với Phòng An ninh Kinh tế (PA81, Công an TP HCM) khảo sát tình trạng chiếu đèn laser vào máy bay, uy hiếp an toàn.
Động thái này được đưa ra sau khi Tân Sơn Nhất ghi nhận khoảng 12 trường hợp phi công khi cất hạ cánh bị chiếu đèn laser, tính từ đầu năm đến nay. Thời gian xảy ra khoảng 19h đến khuya. Các phi công còn phản ánh việc họ bị đèn laser chiếu vào buồng lái khi ở độ cao 1.300 m, cách sân bay khoảng 45 km. Khu vực này thuộc địa phận tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.
Trong 4 ngày (từ 15-18/8), phía Tân Sơn Nhất và đoàn kiểm tra đã khảo sát những điểm nghi phát đèn chiếu laser. Những điểm này thuộc quận Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Thạnh, Thủ Đức.
Đoàn kiểm tra ghi nhận một số điểm khả nghi có thể là nguồn phát đèn laser, đèn chiếu sáng như hàng loạt biển quảng cáo gần Big C An Lạc (Bình Tân), một số tòa nhà, tụ điểm có đường bay ngang qua.
Việc phi công phản ánh bị chiếu laser quanh sân bay Tân Sơn Nhất không mới khi sự việc đã diễn ra vài năm về trước. Cụ thể, năm 2015 ghi nhận 11 lần, 2014 là 15 lần.
Hiện, dọc theo đường bay vào Tân Sơn Nhất, cơ quan chức năng cho cắm những biển cảnh báo không chiếu laser, thả các vật thể bay để đảm bảo an toàn.
Theo Ủy ban An ninh hàng không dân dụng, việc chiếu tia laser vào máy bay khi đang cất hoặc hạ cánh tuy chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng có thể gây tổn thương mắt phi công. Đèn làm phi công mất phương hướng, mất kiểm soát tạm thời máy bay, uy hiếp nghiêm trọng an toàn hàng không.
Trước đó, sân bay Nội Bài (Hà Nội) cũng ghi nhận hàng chục trường hợp máy bay bị chiếu laser, uy hiếp an toàn bay khi cất hạ cánh. Công an Hà Nội sau đó xác định một trường hợp là đoàn xiếc sử dụng đèn laser chiếu sáng khi lưu diễn.
Duy Trần
Theo VNE
Đường dây nóng phản ánh tiêu cực của Sở GD&ĐT HN hoạt động thế nào? Đường dây nóng của Sở GD&ĐT Hà Nội tiếp nhận phản ánh thu chi không đúng quy định trên địa bàn TP đi vào hoạt động từ 15/8, trên số điện thoại 01695122753. Trao đổi với PV báo Người đưa tin, ông Nguyễn Viết Cẩn - Trưởng phòng Kế hoạch tài chính Sở Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cho biết,...