Tân sinh viên tại Trung Quốc được trao thưởng vì lý do hiếm ai ngờ tới
Một trường đại học ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc đã thành lập giải thưởng nhằm khuyến khích sinh viên tự đến trường nhập học.
Một tân sinh viên được nhận nhận thưởng từ trường đại học ở Tây An, Trung Quốc. Ảnh: BTV
Mới đây, ngày 13/9, một trường đại học ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc thành lập giải thưởng nhằm khuyến khích sinh viên tự đến trường nhập học. Theo The Papper, trường này chào đón 10.000 tân sinh viên trong năm học mới.
Thông tin từ trang web chính thức của nhà trường, có khoảng 2.000 sinh viên nhận được giải thưởng này. Trong số đó, em Lý Kiệt là sinh viên được chú ý nhất. Lý Kiệt một mình đi máy bay từ Chiết Giang. Em mang theo một số hành lý và vật dụng cần thiết đến Tây An trong ngày nhập học.
Tin tức về giải thưởng độc đáo này nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra. Bên cạnh những người tỏ ra thích thú trước cách làm của nhà trường thì cũng nhiều người cho rằng việc tự đi nhập học không thể hiện được lối sống tự lập của sinh viên.
Dân mạng chỉ ra hai lý do chính khiến phụ huynh cùng con nhập học. Thứ nhất, người lớn thường có tâm lý lo lắng, muốn đồng hành cùng con để giải quyết những vấn đề thực tế tại trường đại học. Thứ hai, vào đại học là bước ngoặt lớn, phụ huynh muốn chứng kiến khoảnh khắc trưởng thành của con.
Trước đó, liên quan đến một trong những giải thưởng lạ lùng nhất, trang The Guardian, đại học Mỹ thuật ở thành phố Hamburg (Đức) cung cấp học bổng cho những ứng viên cam kết “sẽ lười biếng, không làm gì” khi tham gia vào dự án của trường.
Video đang HOT
Cụ thể, ngày 19/8, ngôi trường này quảng cáo về chương trình học bổng mới, trong đó 3 người được chọn sẽ nhận số tiền trị giá 1.600 euro. Các ứng viên có thể gửi bài thuyết trình ẩn danh của mình đến hết ngày 15/9.
Ngoài ra, những người này cần thuyết phục ban giám khảo rằng mình sẽ chọn “không làm gì ở lĩnh vực nào” và cho thấy khả năng lười biếng của mình để gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh.
Để đăng ký, thí sinh cần trả lời 4 câu hỏi, bao gồm “Bạn không muốn làm gì?”, “Bạn không muốn làm điều đó trong bao lâu?”, “Tại sao không làm điều đó lại trở nên quan trọng với bạn?”, “Tại sao bạn là người phù hợp để không làm điều đó?”.
Người đăng ký được tự do xác định thời gian không hoạt động của họ. Nếu không thực hiện đúng lời hứa “trở nên lười biếng” hay có tác động bên ngoài khiến họ không thể duy trì được nữa, người nhận học bổng vẫn được giữ nguyên số tiền.
Dù kinh tế khá giả nhưng cha mẹ cậu bé 10 tuổi lại có cách dạy con khác người, không phải ai cũng dám thử
Khuyến khích con làm một việc mà không phải cha mẹ nào cũng dám làm, bố mẹ của cậu bé 10 tuổi đã dạy cho con hiểu được nhiều điều, nhất là kỹ năng sống tự lập.
Ngày nay, ngoài mong muốn con học giỏi văn hóa, các bậc phụ huynh còn muốn phải giỏi kỹ năng sống, biết tự lập không ỷ lại vào cha mẹ. Tự lập là một trong những kỹ năng mà cha mẹ nào cũng muốn con hình thành từ khi còn nhỏ.
Một cặp vợ chồng ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc đã có cách dạy con trai tính tự lập rất thiết thực và được nhiều cư dân mạng ủng hộ.
Dù gia đình không khó khăn về kinh tế nhưng cậu bé 10 tuổi được bố mẹ khuyến khích mở một gian hàng nhỏ bán đồ chơi, lưu niệm trong khu chợ đêm gần nhà.
Tối tối, cậu bé lại ra chợ đêm gần nhà bán hàng để kiếm tiền đóng học phí cho năm học sắp tới.
Gian hàng của cậu bé là những món đồ xinh xinh như búp bê, kẹp tóc, đồ chơi nhỏ. Tối tối, cậu bé trải một tấm nilon xuống đất, bày hàng lên, rồi cất tiếng rao lanh lảnh, thu hút sự chú ý của khách mua hàng.
Sau 12 ngày bán hàng, cậu thu được 100 tệ (khoảng 350.000 đồng) và bắt đầu hiểu kiếm tiền không phải là chuyện dễ.
Cậu bé cho biết sẽ cố gắng chăm chỉ làm việc trong kỳ nghỉ hè để kiếm được 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,5 triệu đồng) để tự đóng học phí và mua sách vở khi vào năm học mới.
Bán hàng 12 ngày, kiếm được 100 nhân dân tệ, cậu bé mới thấm việc kiếm tiền vất vả ra sao.
Cậu bé cho biết, trước khi ra chợ đêm bán hàng, cậu hầu như không có khả năng tự chăm sóc bản thân nên muốn thử sức một lần xem khả năng tự lập của mình tới đâu.
Trong quá trình bán hàng, cậu bé cũng tự nhận ra bố mẹ mình đã phải vất vả lao động như thế nào để cậu được học hành, vui chơi và cũng vì thế mà thấy yêu bố mẹ hơn.
Mẹ bé cho biết, kể từ khi ra chợ đêm bán hàng, con trai cô đã không còn đòi hỏi bố mẹ mua thứ này thứ kia, biết chi tiêu hợp lý hơn.
Việc bố mẹ cậu bé cho phép con ra ngoài bán hàng trong dịp hè có rất nhiều lợi ích:
Hiểu được bố mẹ vất vả kiếm tiền ra sao
Chỉ có khi tự mình phải bươn chải, các bé mới hiểu rõ nỗi vất vả của cha mẹ hàng ngày đi làm, kiếm tiền nuôi mình ra sao. Khi đã hiểu, các bé sẽ biết trân quý sức lao động của cha mẹ và chi tiêu tiết kiệm hơn.
Hiểu được khái niệm tiền bạc và cách chi tiêu
Cho con tự đứng ra quản lý một sạp hàng nho nhỏ như cậu bé nói trên hay làm một việc gì đó kiếm tiền phù hợp với lứa tuổi của các bé là cha mẹ đã giúp con hiểu rõ khái niệm tiền bạc, giá trị của đồng tiền, giá trị của sức lao động từ đó biết chi tiêu sao cho hợp lý.
Giúp trẻ tự tin hơn
Khi làm chủ một gian hàng, trẻ sẽ phải biết cách bày biện hàng sao cho bắt mắt, thu hút sự chú ý của khách hàng, giao tiếp với khách trong lúc bán hàng. Từ đó sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong các giao tiếp xã hội và trưởng thành hơn rất nhiều so với những đứa trẻ được cha mẹ bảo bọc thái quá.
Đăng ảnh tiêu khiển mùa dịch, dân mạng khuyên "tìm việc có ích mà làm" Trong thời gian ở nhà cách ly, nhiều bạn trẻ nghĩ ra các thể loại trò chơi luyện tính kiên nhẫn. Tuy nhiên trước những việc làm có tính vô bổ, dân mạng không tiếc lời khuyên "tìm việc có ích mà làm". Vì tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, nên các trường học đều cho học...