Tân sinh viên “mắc bẫy” tờ rơi
Những tờ rơi giới thiệu việc làm rải khắp các cổng trường đại học, các bến xe buýt tại Hà Nội đang làm nhiều tân sinh viên mới lên thành phố mắc bẫy.
Theo địa chỉ trong một tờ rơi tìm người phát dầu gội đầu dùng thử với mức lương 190.000 đồng/2 tiếng, tôi đến một “Văn phòng tiếp nhận – phòng phân phối nhân sự” trên đường Kim Ngưu, cách cầu Mai Động 15m. Nhìn số nhà nhưng còn ngờ ngợ không thấy bảng hiệu, một chị dáng thanh mảnh đã mở cửa: “Em vừa gọi điện cho chị đúng không? vào đây đi”.
Văn phòng chỉ hơn 10m2, tiếp tôi là một chị tên Hương, một chị nữa tên Vân yêu cầu tôi trình chứng minh thư, thẻ sinh viên rồi nói: “Văn phòng không yêu cầu em phải đặt cọc thế chấp mà chỉ thu 90.000 đồng tiền hồ sơ”. Viện cớ không mang đủ, tôi được gợi ý: “Cứ đóng trước cho chị một ít để lên danh sách và để lại chứng minh thư, lần sau đóng nốt”. Tôi xin phép sẽ quay lại sau vì mai có việc cần đến chứng minh thư, chị tên Hương nạt nộ: “Chị muốn biết em có thực sự muốn đi làm hay không”, tiếp theo, một người nữa xuất hiện, đập bàn: “Làm thì làm mà không làm thì thôi”.
Tờ rơi dán ở bến xe buýt gần đại học Bách khoa – Ảnh: Hương Huyền
Thoát được ra bến xe buýt, tôi tình cờ gặp Hồng Điệp, sinh viên trường Cao đẳng Truyền hình, cô này cho biết, tháng trước vừa bị lừa 210.000 đồng. Điệp bức xúc: “Họ bắt đóng chín mươi nghìn và bảo muốn có người đưa đi làm luôn thì đóng hai trăm rưỡi. Đóng tiền xong, họ đưa cho một xấp tờ rơi tuyển dụng như chính cái mình đã nhặt được để đi thử việc trong 3 ngày và nhận thù lao 50.000 đồng cho một người mang phiếu quay về. Sau 3 ngày, họ thông báo là chẳng có phiếu nào về. Thế là mất oan hơn hai trăm nghìn với 3 ngày đi phát tờ rơi”.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết “văn phòng” nói trên chỉ là một trong đường dây các văn phòng tương tự trên các đường Minh Khai, Trường Chinh nhằm thực hiện hành vi lừa đảo lấy tiền đặt cọc hồ sơ theo kiểu bán hàng đa cấp. Tờ rơi tuyển dụng của các “văn phòng” này y hệt nhau, chỉ khác địa chỉ, tên, số điện thoại người quản lý nhân sự. Tại các đây, không ngớt cuộc gọi của người muốn đi làm, người ra vào cũng tấp nập. Họ đến để nộp hồ sơ mà thực ra là mang tờ rơi đến, nộp tiền và điền thông tin vào một bản cam kết. Đa số là học sinh, sinh viên vì tờ rơi quán triệt độ tuổi từ 18 – 24. Giả vờ ngồi gọi điện thoại cho bạn ở một văn phòng, tôi nghe các “anh chị” buôn chuyện. Một anh tên Tuấn hớn hở: “Hai đứa vừa rồi định đóng cho em ba trăm nghìn nhưng nó xin lại 30.000 để đi xe buýt”. Bù lại, chị tên Vân ấm ức chuyện vừa sáng ra thì các nạn nhân đã đến… đòi tiền: “Thế là được rồi, ép quá thì lại như con bé hôm gì đến ăn vạ thì chết”. Một chị tên Mai thì thầm: “Chúng nó phá thế thì mất hết khách à? Phải cử một thằng đứng canh ngoài kia, đừng để chúng nó gặp nhau thì loạn”.
Video đang HOT
Sau hôm đó, có thêm “cảnh vệ” đứng ở lối vào văn phòng. Song chắc vì quá bức xúc, một nạn nhân nào đó đã dán một tờ rơi cảnh báo: “6…1 Kim Ngưu là văn phòng lừa đảo” tại bến xe buýt gần cầu Mai Động. Tuy nhiên, ngày ngày hôm sau, cảnh báo này đã bị xé. Loanh quanh ở khu vực này sau đó, chúng tôi được những người cắt tóc cho biết hoạt động lừa đảo của các văn phòng này: “Hôm qua có mấy đứa đến đòi tiền còn đánh nhau loạn cả lên. Bọn con gái còn bị đánh cho chảy máu mồm, máu mũi”.
Theo khảo sát của chúng tôi, những chiêu lừa đội lốt tuyển người làm việc ngắn hạn ngày càng tinh vi và phổ biến. Đặc biệt, vào thời điểm các tân sinh viên mới nhập học là dịp các tờ rơi như nói trên lại được dán, phát tràn lan khiến nhiều bạn trẻ sa bẫy. Cùng với việc các cơ quan chức năng phải kiểm tra, kiểm soát các hoạt động dạng này, thiết nghĩ các trường cũng nên tham gia tuyên truyền để tân sinh viên ngoại tỉnh về Hà Nội thận trọng để không trở thành nạn nhân của những “văn phòng” lừa đảo như đã kể trên.
Theo Thanh Niên
Ăn mày chê... tiền lẻ
Từ xa, gần góc tường bên bến xe, một cụ bà đầu đội nón bước đến xin tiền về xe. Chúng tôi lấy lý do tiền chẵn, toàn tờ trăm không đổi được thì bà này thản nhiên: "Các chú cho bao nhiêu thì đưa tiền chẵn rồi tôi trả lại".
Những ngày gần đây, tại một số bến xe ở Hà Nội xuất hiện một số người xin tiền với "chiêu" mới là giả vờ khốn khổ, không có tiền mua vé xe và nài nỉ khách đi đường xin tiền đi xe về quê ăn Tết. Nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là chiêu mới của những người lười lao động, lợi dụng lòng từ tâm của mọi người để kiếm tiền dịp cuối năm.
Ăn mày giàu hơn... người cho tiền
Tại bến xe Mỹ Đình, lẫn lộn trong những hành khách vội vã là những người ăn xin vật vờ, đủ mọi lứa tuổi, già có, trẻ có và đặc biệt là trung niên khoẻ mạnh cũng làm vẻ khốn khổ để xin tiền. Đang chen lấn mua vé xe, một người đàn ông ăn mặc đoàng hoàng nhưng vẻ mặt khốn khổ xoè tay nói: "Các cô chú thương cho, tôi không có tiền mua vé xe về quê. Tết đến rồi không làm ăn được, cho tôi vài đồng về Tết". Nhiều hành khách tỏ vẻ thương xót, móc túi 5 - 10 ngàn ra làm phúc. Người đàn ông lần lượt đi hết chỗ này sang chỗ khác, chưa kịp thương cảm thì nhiều hành khách lại bị những cô bé, cậu bé trên dưới mười tuổi cũng với chiêu bài: "Cô ơi, chú ơi cho con xin tiền đi xe về quê với...".
Chỉ đi một vòng bến xe Mỹ Đình, chúng tôi đếm được trên chục người xin tiền đi xe về quê kiểu như trên. Khi tôi vừa ngồi xuống quán nước trước cổng chính bến xe, lại có người phụ nữ lếch thếch đi đến bên tôi cũng với chiêu bài xin tiền về Tết. Bà chủ quán nước quát: "Đi chỗ khác kiếm ăn, xin tiền về Tết gì mà ngày nào cũng xin, chúng mày còn giàu hơn cả tao...". Người phụ nữ nghe chủ quán nước chửi thì bỏ đi chỗ khác.
Từ xa, gần góc tường bên bến xe, một cụ bà đầu đội nón bước đến xin tiền về xe. Chúng tôi lấy lý do tiền chẵn, toàn tờ trăm không đổi được thì bà này thản nhiên: "Các chú cho bao nhiêu thì đưa tiền chẵn rồi tôi trả lại". Nghe đến thế, tôi định đưa tờ 100 ngàn để bà đưa lại cho tôi 90 ngàn nhưng để kiểm chứng lời bà bán quán nước có đúng hay không nên tôi dùng "phép thử" bằng cách móc tờ 500 ngàn ra đưa cho bà trả lại. Nào ngờ bà móc túi trong ra nắm tiền toàn loại mệnh giá 50 ngàn, 100 ngàn và đếm đủ 490 ngàn trả lại trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Một cậu sinh viên đứng gần đó cười nói với bà: "Bà ơi, xin tiền vé gì mà nhiều thế. Cả gia tài của con còn có 100 ngàn. Bà đi xin gì mà nhiều tiền hơn cả người cho?".
Anh Công, một xe ôm tại bến cho biết: "Hơn tuần nay sao nhiều ăn mày thế, họ tung chiêu xin tiền vé về quê nên rất nhiều người mắc bẫy". Còn chị Hoa, bán nước trong bến cười bảo: "Những người này thuê nhà gần chỗ tôi, họ vừa ở quê lên kiếm ăn chứ đói khổ gì. Thế mà có người ngày kiếm tiền triệu chứ đừng nghĩ là họ nghèo".
Một đối tượng vờ khốn khổ xin tiền về quê
Ăn mày chê... tiền lẻ
Khảo sát một vòng quanh các bến xe ở Hà Nội như: Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Bến Sơn La, Nước Ngầm, Lương Yên và Kim Mã... thậm chí là các bến xe buýt quanh khu vực nội thành, người ta thấy hầu như ở nơi nào cũng xuất hiện những ăn mày kiểu như trên. Tại trạm xe buýt Cầu Giấy, hơn tuần này có 2 thanh niên khỏe mạnh, lên xe để xin tiền hành khách. Một thanh niên cầm một chiếc túi đựng sách vở và quần áo đi từng hàng ghế trong nhà chờ để xin tiền khách. Có lúc cả 2 thanh niên cũng nhảy lên xe buýt và trong khi "người đồng sự" tô vẽ rằng sinh viên về Tết chẳng còn tiền, không còn cách kiếm tiền nên xin tiền mua vé về Tết khiến không ít người cảm động. Khi xe đến trạm trước cổng trường đại học Sư phạm Hà Nội thì 2 người ăn xin này xuống xe và băng qua đường đón xe đi ngược trở lại.
Còn tại bến xe Gia Lâm, một người xin tiền về quê cho biết chị là Toan, 47 tuổi, làm cửu vạn chợ người nhưng không có việc, nay muốn về quê chuẩn bị ăn Tết mà không có đồng nào mua vé, muốn xin mấy chục ngàn đủ về quê. Với sự "thật thà" ấy không ít hành khách là sinh viên, bà con đi xe tin tưởng cho người 10 ngàn. Thế nhưng theo quan sát của chúng tôi, cả buổi chiều chị ta xin tiền mua vé xe mà vẫn "chưa đủ", khi chúng tôi hỏi sao chị bảo chỉ xin tiền vé xe thôi rồi bắt xe về thì nhận được những cái lườm không thiện cảm. Anh Hưng, bảo vệ trật tự ở bến Gia Lâm nói: "Đây là một trong những đối tượng giả vờ hết tiền để xin tiền khách. Chúng tôi đuổi trong bến thì họ chạy ra cửa, leo lên xe... chứ họ nghèo khổ gì, toàn đội quân kiếm ăn "chuyên nghiệp" và rất tinh vi nên nhiều hành khách "dính" chiêu lừa".
Tại bến xe Nước Ngầm, chúng tôi gặp ông Phượng, 59 tuổi, nói rằng quê ở một tỉnh miền Trung, hết tiền về quê nên xin mỗi người ít ra xe về quê. Thế nhưng khi chúng tôi móc hai ngàn ra cho thì ông không cầm và nói: "Ít quá đến bao giờ tôi mới đủ tiền mua vé". Chị Ngân, một nhân viên bán vé tại đây cho biết: "Những đối tượng ăn mày kiểu này mới này xuất hiện khoảng 1 tuần này, điều tréo ngoe là hành khách thương tình cho ít không lấy đâu, mà phải 5 ngàn, 10 ngàn mới thôi "bám dai như đỉa đói".
Cũng theo phản ánh của một bảo vệ bến xe, những ngày giáp Tết này, một số đối tượng vờ khốn khổ để xin ăn lợi dụng sở hở để trộm cắp, móc túi... gây mất an trinh trật tự ở các bến xe khách.
Theo Đời sống & Pháp luật
Chia tay người yêu - bạn đừng quyết định vội vã! Có những lúc tưởng như bạn chán ngán người ấy, cảm thấy phiền phức, mệt mỏi và muốn chia tay ngay lập tức! Nhưng bạn đừng vội vã đến thế nhé! Bạn rất dễ bị mắc bẫy của chính mình và không phân biệt được sự thật. Có những lúc tưởng như bạn chán ngán người ấy, cảm thấy phiền phức, mệt mỏi,...