Tân Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói về bảo vệ chủ quyền biển đảo
“Chủ quyền luôn là một vấn đề thiêng liêng của đất nước… Thực tế là công tác đối ngoại đã có đóng góp không nhỏ để duy trì chủ quyền và quyền của chúng ta ở biển Đông.”, Tân Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói.
Chúc mừng ông vừa được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng. Trên cương vị mới, những hoạt động của ông có gì thay đổi?
Trước hết xin cảm ơn tất cả các bạn phóng viên báo chí đã có lời chúc mừng tôi khi được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng – Bộ trưởng ngoại giao. Đây là trách nhiệm cũng là vinh dự với tôi vì được Đảng, Nhà nước, Quốc hội tin cậy giao cho chức vụ này để giúp Thủ tướng trong việc theo dõi chỉ đạo công tác đối ngoại cũng như hợp tác quốc tế của Việt Nam.
Công việc của chúng tôi là triển khai đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XI, tích cực phát triển, xây dựng các khuôn khổ quan hệ của Việt Nam với các nước, đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu, hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển của các nước, duy trì ổn định, hòa bình để phát triển kinh tế. Công việc trong thời gian tới chắc chắn nhiều, đòi hỏi cao để tiếp tục xây dựng, phát triển quan hệ với những nước chúng ta đã xác định khuôn khổ quan hệ, đưa vai trò, vị thế của Việt Nam tăng lên trên trường quốc tế cũng như đóng góp vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Tân Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn sau khi được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm.
Ông xác định làm việc ở cương vị một Phó Thủ tướng sẽ khác gì với cương vị một Bộ trưởng?
Bộ trưởng Ngoại giao cũng như các Bộ trưởng thành viên của Chính phủ là người lãnh đạo một lĩnh vực, bộ ngành. Còn cương vị Phó Thủ tướng – Bộ trưởng vừa được Quốc hội phê chuẩn của tôi là giúp Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Như thế công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế không chỉ dừng ở phạm vi của Bộ ngoại giao mà là công tác của nhà nước, của Chính phủ chúng ta trên bình diện hội nhập toàn diện, chủ động chứ không chỉ trong một đơn vị, lĩnh vực.
Video đang HOT
Vị trí Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao đã thành “thông lệ” trong Chính phủ. Việc khuyết chiếc “ghế” này từ đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng đã báo cáo Quốc hội khi đủ điều kiện sẽ đề nghị bổ nhiệm bổ sung. Việc đó cũng là một trong những lý do khiến Thủ tướng thời gian qua khá bận bịu, phải dành nhiều thời gian cho việc bao quát lĩnh vực này. Với kết quả được bổ nhiệm bổ sung vào chức vụ Phó Thủ tướng lần này, ông có đảm bảo gánh vác công việc để Thủ tướng có thêm thời gian tập trung thời gian cho việc điều hành nền kinh tế đất nước?
Trong báo cáo của Thủ tướng với Quốc hội cũng đã nêu rất rõ, vị trí các Phó Thủ tướng là người giúp Thủ tướng trong việc theo dõi và chỉ đạo các mảng công tác mà Thủ tướng phải phụ trách.
Trong bối cảnh biển Đông vẫn đang có nhiều căng thẳng, ở trọng trách mới, ông xác định vấn đề này thế nào?
Chủ quyền luôn là một vấn đề thiêng liêng của đất nước. Bảo vệ chủ quyền là một trong những mục tiêu của công tác đối ngoại của chúng ta – ngoại giao đóng góp vào vấn đề bảo vệ chủ quyền. Đó là việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định trên thế giới, để chủ quyền được bảo đảm trọn vẹn.
Trên Biển Đông thì chúng ta có chủ quyền và quyền chủ quyền. Công tác ngoại giao phải làm sao để duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông. Thực tế là công tác đối ngoại đã có đóng góp không nhỏ để duy trì chủ quyền và quyền của chúng ta ở biển Đông.
Hiện nay, ở khu vực biển Đông, Việt Nam đang cùng các nước ASEAN để thực hiện tuyên bố DOC và cùng Trung Quốc xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Điều đó là để duy trì sự ổn định ở Biển Đông cũng như bảo vệ quyền chủ quyền của Việt Nam với thềm lục địa.
Được biết, trong tiến trình xây dựng COC, Việt Nam đã cùng với ASEAN thỏa thuận được về các thành tố cơ bản của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Với Trung Quốc, chúng ta cũng đã nhất trí được một số nội dung bước đầu. Năm 2013, phần công việc này có gì tiến triển thêm?
Nói về Biển Đông trong ASEAN phải quay lại lịch sử từ 2002, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký tuyên bố về những nguyên tắc ứng xử chung trên biển Đông, liên quan đến chủ quyền trên khu vực, các bên đã thống nhất duy trì hiện trạng và đảm bảo thực hiện tuyên bố chung. Nhưng các tuyên bố thì không có tính chất ràng buộc. Vì vậy ASEAN và TQ hiện đang tiếp tục tham vấn đề xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông.
Trên thực tế, khi Việt Nam làm điều phối viên của ASEAN với Trung Quốc từ 2009 – 1012, chúng ta đã cùng các nước Đông Nam Á xây dựng được các thành tố của Bộ quy tắc ứng xử này, được các nước ASEAN thống nhất. Hiện ASEAN đang cùng Trung Quốc tiến hành tham vấn. Đây là một bước tiến triển của nội dung này trong năm 2013. Trung Quốc đã đồng ý cùng các nước ASEAN tiến hành tham vấn. Tuy nhiên từ tham vấn sang thương lượng và đi đến ký kết còn là cả quá trình.
Cái khó trên Biển Đông được cho là vì mâu thuẫn giữa yêu cầu bảo vệ chủ quyền và việc xây dựng, duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch là một nhà ngoại giao lỗi lạc, nổi tiếng về việc rất cứng rắn đối với những quan điểm không đồng thuận từ bên ngoài. Ông có chung quan điểm với cha mình?
Đường lối đối ngoại của chúng ta là do Đại hội Đảng vạch ra, được lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà nước chỉ đạo triển khai thực hiện.
Xin cảm ơn ông!
P.Thảo (ghi)
Theo Dantri
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang lên tiếng vụ án oan 10 năm
Ông Nguyễn Văn Linh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang, bày tỏ sự chia sẻ với ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị tù oan sai và gia đình ông; yêu cầu các cấp khẩn trương hỗ trợ gia đình ông về mặt kinh tế.
Tại buổi trao đổi với PV Dân trí chiều ngày 7/11, ông Nguyễn Văn Linh cho biết: "Ngay sau khi tiếp nhận thông tin Toà Tối cao huỷ 2 bản án đã xét xử đối với ông Nguyễn Thanh Chấn, thay mặt UBND tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã giao trực tiếp UBND huyện Việt Yên và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể đến chia sẻ, động viên về mặt tinh thần với ông Nguyễn Thanh Chấn và gia đình. Về vật chất, ông Chấn là con liệt sĩ nên chúng tôi đang chờ báo cáo từ huyện về tình hình khó khăn mà gia đình gặp phải hiện nay để bàn việc hỗ trợ cho gia đình ông sửa sang, xây dựng nhà cửa. Nếu là hộ gia đình nghèo thì cần được xem xét để hỗ trợ ngay".
Ông Nguyễn Văn Linh: "Tỉnh đã giao phía công an tổ chức rút kinh nghiệm và làm rõ những cán bộ công an làm sai để xử lý theo đúng quy định".
Trả lời câu hỏi của PV Dân trí: UBND tỉnh Bắc Giang có biết việc kêu oan của ông Chấn thông qua đơn thư trước đây? Có đề nghị cơ quan tố tụng tại địa phương làm rõ các tổ chức, cá nhân sai phạm gây nên oan sai cho ông Chấn? Tỉnh sẽ làm gì để hạn chế những vụ việc tương tự? Ông Linh trả lời: "Vụ việc ông Chấn đã xảy ra cách đây 10 năm, cũng quá lâu nên việc kiểm tra xem đơn thư công dân gửi đến đâu, chúng tôi có nhận được hay không thì giờ này chưa thể khẳng định. Thời điểm năm 2003, Chủ tịch tỉnh là ông Đào Xuân Cần, còn ông Phạm Hữu Khánh làm Giám đốc Công an tỉnh. Từ đó đến nay, địa phương đã thay đổi nhiều kể cả Chủ tịch đến Giám đốc công an tỉnh. Hiện chúng tôi đã cho kiểm tra, rà soát lại".
Theo lời ông Linh, mỗi năm, tỉnh Bắc Giang nhận hàng chục ngàn đơn thư về nhiều nội dung, lĩnh vực, nhưng gần 3 năm kể từ khi ông đảm nhận cương vị hiện nay, ông chưa hề một lần nhận được đơn thư về trường hợp ông Nguyễn Thanh Chấn. Ông cho biết: "Về đơn thư khiếu nại, khiếu kiện, UBND tỉnh không có thẩm quyền giải quyết. Nếu có nhận được thì cũng chuyển sang cơ quan chức năng liên quan để giải quyết theo đúng thẩm quyền".
Chiều ngày 7/11, ông Nguyễn Văn Linh đã đại diện UBND tỉnh Bắc Giang đến nhà ông Chấn thăm hỏi và chia sẻ.
Ông Linh nói thêm, với việc Toà Tối cao quyết định huỷ 2 bản án đã xử đối với ông Chấn, tỉnh đã giao phía công an tổ chức rút kinh nghiệm và làm rõ những cán bộ công an làm sai để xử lý theo đúng quy định, không dung túng hay bao che bất cứ ai. Riêng về ngành tư pháp như Toà án và Viện kiểm sát tỉnh thì thẩm quyền đề nghị, kiểm tra, xử lý lại thuộc về Tỉnh uỷ tỉnh Bắc Giang.
Cũng trong chiều 7/11, sau khi nhận được kết quả phiên tái thẩm, tinh thần ông Chấn đã phấn khởi, thoải mái hơn trước. Nhắc tới nỗi hàm oan phải mang suốt 10 năm, ông lại chảy nước mắt, chậm rãi nói: "Mình không oán giận sao được, 10 năm ngồi tù oan quá! Tôi cũng không biết diễn đạt thế nào. Thôi kệ, để cơ quan pháp luật giải quyết!".
Theo Dantri
Xây dựng thành công một tập thể đoàn kết Đó có lẽ là thành tích nổi bật nhất của Thượng tá Chu Thị Phương Lan (ảnh), Phó trưởng Phòng Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát trong gần 30 năm công tác tại đơn vị có đến 80% quân số là nữ này. Đã nhiều lần tiếp xúc với Thượng tá Chu Thị Phương Lan trên cương vị là một cán bộ hội...