Tàn phế, tử vong vì… tiết canh
Người ăn tiết canh không được chế biến sạch sẽ có thể mắc phải một số bệnh: nhiễm trùng huyết; hoại tử chân, tay… Đó là khẳng định của thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Phó khoa Điều trị tích cực – Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Theo quan niệm của một số người, ăn lòng lợn, tiết canh rất tốt vì sẽ bổ sung sắt và vitamin, điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- Người dân quan niệm về tiết canh mát, bổ nhưng thực chất đó là món ăn cực kỳ mất vệ sinh. Tiết canh là máu tươi của gia súc, gia cầm. Tuy giàu protein, protit nhưng cũng là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Một bát tiết canh là một ổ bệnh với trên dưới 10 loại vi khuẩn gây hại cho con người có trong máu động vật. Chưa kể, động vật giết thịt bị nhiễm bệnh thì con số này sẽ tăng gấp bội. Mặt khác, khi cắt tiết, những vi khuẩn dính trong lông, da của con vật có thể trôi vào trong máu rồi truyền bệnh cho người ăn.
Có rất nhiều nguồn bổ sung sắt cho cơ thể an toàn hơn là ăn tiết canh sống như ăn tiết, gan, thịt màu đỏ nấu chín, một số loại rau, quả như cải xoong, đậu Hà Lan,…
- Thời gian vừa qua, chúng tôi có thu thập được một số hình ảnh về thực trạng chế biến lòng lợn tiết canh không đảm bảo vệ sinh tại lò mổ và các quán ăn. Vậy, khi người tiêu dùng ăn loại thực phẩm chế biến không sạch sẽ này sẽ có nguy cơ mắc phải những bệnh gì, thưa bác sĩ?
- Người ăn có thể nhiễm ấu trùng giun xoắn nếu trong tiết canh hoặc các thực phẩm tái từ lợn có chứa ấu trùng giun này. Khi vào cơ thể chúng phát triển thành giun trưởng thành và đẻ trứng. Trứng giun nở thành ấu trùng đi xuyên qua ruột vào máu, đi đến các cơ quan của người nhiễm gây bệnh giun xoắn ở người. Người bệnh sẽ bị đau cơ dữ dội, khó thở do đau cơ hô hấp, khó nuốt do đau thực quản dẫn đến suy kiệt và có thể tử vong. Ở một số người bệnh, ấu trùng này có thể xâm nhập vào cơ tim, não, mắt và gây bệnh lý tại đây.
Khi ăn những thực phẩm hoặc dùng các dụng cụ chế biến như dao, thớt, bát đũa rửa bằng nguồn nước có chứa các vi khuẩn tả, lị, Ecoli thì người ăn có thể bị nhiễm bệnh. Tả, lị thường gây tiêu chảy; thương hàn nhẹ thì gây tiêu chảy, nặng có thể nhiễm trùng huyết và tử vong.
Video đang HOT
Giun xoắn có thể gây đau cơ, khó thở thậm chí tử vong
- Tháng 6 vừa qua, dịch lợn tai xanh đã bùng phát tại rất nhiều tỉnh thành trên cả nước. Loại bệnh này có quy trình lây lan như thế nào và gây hậu quả như thế nào cho con người, thưa bác sĩ?
- Bình thường trong những con lợn khỏe, có một tỷ lệ nhất định lợn lành mang liên cầu lợn nên vẫn có khả năng miễn dịch được. Khi nhiễm dịch tai xanh (do một loại virus gây suy giảm miễn dịch của lợn – virus này không lây sang người), lợn bị giảm sức đề kháng nên liên cầu lợn có cơ hội bùng phát gây viêm phổi và nhiễm trùng huyết ở lợn.
Cơ chế lây lan có thể qua các vết thương ở da, đường hô hấp, tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết ở lợn, đặc biệt là người ăn tiết canh lợn. Hai bệnh lý hay gặp nhất là viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết. Bệnh màng não mủ là bệnh lý nặng, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng điếc tai cho người bệnh. Nhiễm trùng máu là bệnh lý cực kì trầm trọng, đặc biệt thể tối cấp có thể tử vong nhanh chóng. Nhiều bệnh nhân cấp tính, diễn biến thành sốc, suy sụp đa phủ tạng, hoại tử trên da, tại các đầu chi. Nếu được chữa khỏi thì vẫn còn nhiều bệnh nhân vẫn bị hoại tử chân tay, phải cắt cụt ngón chân, tay trở thành người tàn phế.
Một bệnh nhân hoại tử chân tay do nhiễm liên cầu lợn
Ngoài ra, còn một nhóm độc tố sinh ra từ người chế biến thực phẩm, bán hàng có tụ cầu trên tay hoặc mụn nhọt có thể gây ô nhiễm vào thực phẩm. Hai loại vi khuẩn hay gây ngộ độc thức ăn kiểu này là tụ cầu và Clostridium. Các độc tố này bền với nhiệt nên dù rằng sau đó chúng ta có nấu chín những thức ăn này thì độc tố vẫn còn và khi ăn chúng ta vẫn bị nhiễm độc. Các bệnh lý thường gặp là tiêu chảy, buồn nôn nếu không chữa trị kịp thời có thể mất nước và tử vong. Vì vậy, người chế biến, bán thực phẩm phải dùng găng tay nilon khi thao tác trực tiếp với thực phẩm.
Bác sĩ Cấp chia sẻ thêm: “Nên ăn chín, uống sôi, chế biến và bảo quản thức ăn vệ sinh là cách con người bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình”.
- Xin cảm ơn bác sĩ!
Theo Khám Phá
Hãi hùng lòng lợn, tiết canh trộn chất thải
Lòng lợn, tiết canh vốn là một món ăn được khá nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu ai từng chứng kiến tận mắt các công đoạn chế biến lòng lợn, tiết canh thì sẽ không khỏi cảm thấy hãi hùng và có lẽ sẽ không bao giờ còn dám ăn lại món này.
Tiết trộn lẫn... phân
Bước qua cánh cổng ướt nhẹp, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt phóng viên là đống lòng phèo, gan, tim bùng nhùng "trộn" lẫn phân được vứt ngay tại lối đi lại, trên nền loang lổ tiết lợn. Cạnh đó, một người phụ nữ, trên tay cầm đoạn lòng già, tuốt phân trực tiếp xuống cống nước thải đen ngòm, xung quanh bốc mùi hôi tanh nồng nặc. Cống nước thải này là địa điểm "tích tụ" phân, lông, nước thải của hàng trăm con lợn mỗi ngày, giống như một hầm biogas lộ thiên, không được xử lý và ô nhiễm nặng. Vì vậy, mỗi bộ lòng được các đồ tể ném ra thường "đánh động" toàn bộ lũ ruồi nhặng từ dưới cống bay lên đen kịt.
Đó là những hình ảnh tại lò mổ Vạn Phúc, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Bắt đầu hoạt động từ năm 2012, đây là một trong những lò mổ thủ công lớn nhất Hà Nội, kể từ khi lò mổ Thịnh Liệt đóng cửa. Lò mổ này nằm trên một khu đất rộng khoảng 4000 m2, chia thành 26 ô nhỏ cho từng hộ kinh doanh thuê, với công suất giết mổ 600 - 700 con/ca, cung cấp 20% lượng thịt cho địa bàn thành phố. Các hộ kinh doanh tại đây chủ yếu từ lò mổ Thịnh Liệt (đã đóng cửa từ 1/12/2010) chuyển sang.
Ngồi tại khu vực chế biến nội tạng, đối diện lò mổ, phóng viên có dịp "mãn nhãn" quy trình "sơ chế" tiết canh. Con lợn khoảng gần 1 tạ được lôi ra "hóa kiếp". "Đồ tể" đâm một dao chí mạng vào cổ họng trong khi một người khác nhanh tay cầm chậu nhôm hứng từng dòng tiết đang tuôn ra ồng ộc. Mỗi con lợn được chọc tiết chỉ cần hứng 1/3 chậu tiết hồng tươi để đánh tiết canh. Cả "tảng thịt" nằm vật trên nền gạch, máu tươi vẫn tiếp tục chảy.
Hóa kiếp xong, người mổ lợn "không quản ngại" thò tay còn dính phân bốc một nhúm muối ném vào chậu. Chính bàn tay này cũng được "nhân tiện" cho vào khuấy đều để chậu tiết không loãng, có như vậy mới đủ tiêu chuẩn để đánh tiết canh. Số tiết còn ứ đọng trong bụng, các "đồ tể" múc ra các xô, chậu đen sì ngay sát miệng cống. Từng xô tiết nổi bọt lềnh bềnh trông như bọt xà phòng, xung quanh là lông phân chưa cọ rửa. "Tiết này không đánh tiết canh được nữa nhưng để nhồi lòng là phù hợp nhất" - người đàn ông này cho biết.
Để tiết kiệm thời gian, nhiều "đao phủ" dùng thẳng đôi ủng còn dính phân đạp thẳng vào mình lợn để kéo bộ lòng ra cho công đoạn sau. Từng bộ lòng được kéo lê trên nền đất cuốn theo lông, tiết lợn rồi được vứt sang khu vực làm lòng ngay cạnh mấy đống phân chưa kịp cọ rửa. Số tiết còn ở trong bụng được rửa qua bằng các vòi nước chuyên dụng, lợn thịt nhóp nhép nước sẽ được đưa tới quầy đóng dấu kiểm dịch phía gần cổng lò mổ rồi vắt vẻo trên xe máy "hành quân" vào nội thành.
Lòng được sơ chế cạnh cống nước thải
Tại khu vực "hậu" giết mổ, chúng tôi tiếp tục được chứng kiến quy trình làm lòng lợn. Miệng cống nước thải là địa điểm tập kết toàn bộ phèo, phổi, lòng, gan... để bắt đầu quá trình sơ chế.
Những người phụ trách công việc này, tay thoăn thoắt cắt xén rồi cho vào một thùng xốp hoặc xô nhựa cáu bẩn bên trong chứa thứ nước đen sì để "rửa qua" trước khi có người tới lấy. Mỗi xô nước tại đây có thể dùng để rửa từ 3 tới 5 bộ lòng. "Hậu trường" để lại là những đống nhầy nhầy được tuốt ra từ bên trong những bộ lòng trộn lẫn với đám gan, phổi đang vứt la liệt trên nền đất.
Thi thoảng, một số đoạn lòng dài được ném một đầu vào miệng cống. Đôi khi người làm vứt quá tay, số lòng này còn được "chấm" thêm nước cống. Nhưng chỉ ba động tác, miếng lòng đã tuốt xong được vứt vào xô thành phẩm. Màu nâu nâu của nước thải cùng lông lợn, mỡ vụn, nước tiết được xả trực tiếp xuống nền gạch trước khi chúng kịp trôi ra cống.
Phía giữa chợ, một người đàn ông kéo lê từng đoạn lòng trên nền nước bẩn nhầy nhụa, phân lợn được tuốt trực tiếp xuống miệng cống rồi vứt vào thùng nước đen sì bên cạnh. Chỉ cần khoắng vài cái, bộ lòng được coi như đã "sạch". Quy trình diễn ra nhanh tới mức phân, sán, vi khuẩn có thể vẫn còn nằm trong những đống bầy nhầy lòng, tiết. "Lò mổ này mỗi ngày hóa kiếp hàng trăm con, ai có thời gian mà làm sạch. Với lại, đưa lên nồi nước sôi, vi trùng, vi khuẩn chết hết mà làm lòng sạch quá hết chất, mất cả ngon" - người đàn ông này khẳng định.
Theo VnMedia
Mất mạng vì một bát tiết canh Tỷ lệ tử vong của bệnh liên cầu lợn còn cao hơn dịch SARS. Hơn một nửa số lợn lành mang mầm bệnh này, vì thế hãy cảnh giác với món tiết canh, lòng lợn. Dù bệnh liên cầu lợn chưa xếp vào danh mục các bệnh truyền nhiễm buộc phải báo cáo như cúm A/H1N1, H5N1 nhưng số người mắc bệnh đang...