Tân Ngoại trưởng Mỹ sắp thăm Đông Á và Đông Nam Á
Tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tới thăm Đông Á vào giữa tháng 4 và Đông Nam Á vào tháng 6 để tham dự một hội nghị của khối ASEAN, Bộ ngoại giao Mỹ hôm qua thông báo.
Ông Kerry trong chuyến thăm châu Âu và Trung Đông hồi đầu tháng này.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho hay ông Kerry sẽ tới thăm Hàn Quốc Nhật Bản và Trung Quốc sau khi tham dự một hội nghị của các ngoại trưởng G8 ở London từ ngày 10-11/4.
Ông Kerry cũng có kế hoạch tham dự Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) tại Brunei vào tháng 6 và thăm một số quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á.
Video đang HOT
“Trong các chuyến thăm này, Ngoại trưởng Mỹ sẽ tiếp tục khẳng định cam kết của chính quyền Mỹ đối với việc mở rộng và tăng cường hơn nữa các lợi ích chiến lược, an ninh và kinh tế của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, bà Nuland cho biết.
Trong chuyến thăm Đông Á, vụ thử hạt nhân hồi tháng trước của Bình Nhưỡng, vốn làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, dự kiến sẽ là chủ đề trọng tâm trong chương trình nghị sự, cùng với những lo ngại về các vụ tin tặc trên mạng xuất phát từ Trung Quốc.
Vấn đề thay đổi khí hậu, với việc Trung Quốc là quốc gia thải nhiều khí thải nhà kính nhất thế giới, cũng sẽ được đề cập trong các cuộc thảo luận.
Ông Kerry, người nhậm chức Ngoại trưởng Mỹ thay thế bà Hillary Clinton từ 1/2, đã thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới tới các đồng minh của Mỹ tại châu Âu và Trung Đông.
Nhưng chính quyền Obama đã nhấn mạnh tới việc không có thay đổi nào trong chiến lược của Washington nhằm chuyển hướng sang châu Á.
Bà Nuland cho hay ông Kerry, một cựu chiến binh Việt Nam, có mối quan hệ lâu dài trong khu vực, trong đó có việc giúp đặt nền móng cho việc bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ năm 1995 và hợp tác với Trung Quốc về thay đổi khí hậu.
“Ông ấy rất mong chờ được trở lại châu Á và hợp tác với các nước về những vấn đề này”, bà Nuland nói.
Theo Dantri
Điều chỉnh chiến lược
Tân Ngoại trưởng Mỹ J. Kerry đã rời Thủ đô Washington, bắt đầu chuyến công du tới 9 nước châu Âu và Trung Đông, gồm Anh, Đức, Pháp, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Arập Xêút, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất và Qatar.
Ông J. Kerry (trái) và Ngoại trưởng Anh W. Hague
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông J. Kerry tới các khu vực này trên cương vị ngoại trưởng trong chính quyền Tổng thống B. Obama. Vốn là chính trị gia lão luyện nổi tiếng trên chính trường Mỹ trong nhiều thập kỷ qua nên dư luận chẳng lạ gì khả năng "nói và diễn" của ông J. Kerry trong cuộc "thử sức" đầu tiên này. Họ đồn đoán xem có thông điệp mới gì mà người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đưa ra nhân chuyến đi.
Thường thì lâu nay, dư luận tập trung khai thác thông tin chuyến công du đầu tiên của những nhân vật quan trọng như Tổng thống, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng... để dự đoán ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Chính vì thế mà ông J. Kerry chưa rời Washington, báo chí đã bình luận ầm ĩ rằng, chuyến đi này cho thấy Nhà Trắng ưu tiên duy trì quan hệ với các đồng minh hàng đầu tại châu Âu, đồng thời cải thiện quan hệ với các quốc gia Arập, khác với chính sách ưu tiên khu vực châu Á - Thái Bình Dương của người tiền nhiệm là bà H. Clinton.
Nhưng xem kỹ kế hoạch của ông J. Kerry, chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông xem ra không nằm trong quy luật "bất thành văn" đó. Kể từ khi lên nắm quyền, chính quyền của Tổng thống B. Obama đã có điều chỉnh chiến lược, chuyển ưu tiên của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo hướng đó, đến năm 2020, hải quân Mỹ sẽ điều chuyển lực lượng của mình từ tỷ lệ khoảng 50-50% như hiện nay giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương sang tỷ lệ 60-40 giữa hai đại dương. Sáu tàu sân bay cùng hàng loạt các tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu chiến và tàu ngầm sẽ "lật cánh" sang Thái Bình Dương.
Thực tế thì với vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng của thế giới trong thế kỷ 21, châu Á - Thái Bình Dương đương nhiên phải nằm trong định hướng có tính chiến lược lâu dài của Mỹ. Vì thế, chỉ có thể giải thích việc ông J. Kerry chọn châu Âu và Trung Đông cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị ngoại trưởng là nhằm giải quyết hàng loạt các vấn đề thời sự đang nổi lên gắn với hai khu vực này.
Điều đấy có thể thấy rõ qua nội dung làm việc mà ông J. Kerry sẽ thảo luận với lãnh đạo các nước mà ông đặt chân tới. Chẳng hạn, tại Anh, Đức và Nga, tân Ngoại trưởng Mỹ và những người đồng cấp sẽ bàn về tình hình Syria, nơi mà tình hình xung đột vũ trang giữa quân chính phủ và lực lượng chống đối ngày càng phức tạp. Còn trong cuộc gặp với Tổng thống Pháp F. Hollande và Ngoại trưởng L. Fabius tại Paris, ông J. Kerry sẽ đề cập đến tình hình bất ổn ở Mali, nơi mà quân Pháp đang tập trung vãn hồi trật tự.
Cuộc khủng hoảng tại Syria cũng là một trong những nội dung chủ yếu được đem ra thảo luận giữa ông J. Kerry với các quan chức cấp cao các nước trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Qatar, trong buổi làm việc với Chủ tịch Liên đoàn Arập (AL) Nabil al-Arabi và trong Hội nghị ngoại trưởng các nước Vùng Vịnh tại Thủ đô Riyadh của Arập Xêút. Ông J. Kerry sẽ không thăm Israel và Palestine bởi ông dự kiến sẽ tháp tùng Tổng thống B. Obama trong chuyến thăm Israel, khu Bờ Tây và Gioócđani vào tháng 3 tới.
Theo ANTD
Tân Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu chuyến công du "marathon" Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua đã bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới bằng chuyến thăm "marathon" kéo dài 11 ngày tới 9 đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Âu và Trung Đông. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Chiếc máy bay chở nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, người nhậm chức...