Tan nát tình thâm chỉ vì chiếc bàn thờ trong ngày cúng giỗ
Là anh em ruột thịt, nhưng giữa ông Đệ và người em trai lại thù hằn, xích mích chỉ vì chiếc bàn để đồ cúng.
Bực tức chuyện người em không chịu đóng góp tiền mua bàn, ông Đệ đã dùng khăn tang trói chân, tay em lại ngay trong ngày cúng giỗ cho anh trai.
Câu chuyện tưởng chừng nằm trong nội bộ gia đình sau đó được đưa ra pháp luật xét xử. Nhưng, khi bản án sơ thẩm được tuyên, hai bên vẫn chưa xuống nước. Trong khi người anh cho rằng hình phạt đối với mình quá nặng và cần phải xử lý cả người em, thì người em lại yêu cầu tòa tăng hình phạt tù đối với anh trai mình.
Anh trai U80 trói chân, tay em trong ngày giỗ
Khán phong tại TAND tỉnh Nghệ An mới đây đã diễn ra một phiên toa xét xử hình sự hy hữu. Bị hại và bị cáo trong vụ án là anh em ruột, cùng sống chung tại một làng ở huyện Đô Lương (tỉnh Nghệ An). Là anh em máu mủ ruột rà, nhưng ngày gặp nhau tại toa, cả hai luôn tránh mặt nhau.
Trong khi người em cầm theo những bức ảnh bị anh trói chân, tay lại để làm bằng chứng trước toa thì người anh tên Võ Hữu Đệ – cũng là bị cáo trong vụ án cầm theo cả xấp giấy tờ. Suốt quá trình ngồi đợi toa ra làm việc, cả hai không nói với nhau lời nào khiến không khí càng căng thẳng. Ở bục khai báo, bị cáo là cụ ông 81 tuổi, với mái tóc muối tiêu, chom râu trắng trả lời rành rọt những câu hỏi của toa.
Theo lời khai của bị cáo, bị hại dù là em trai của mình nhưng thường trốn tránh trách nhiệm trong gia đình. Ngay cả việc đóng tiền để mua bàn đặt đồ cúng bị hại cũng không thực hiện đầy đủ theo phương án đã thống nhất. Điều tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy nhưng đã khiến bị cáo rất ức chế. Do vậy, chiều 2/12/2018 khi thấy bị hại đem mâm cơm, lễ vật đến cúng cơm ngày mai làm giỗ anh trai đầu, bị cáo cương quyết không cho với lý do “bàn này là bàn của tao, mày muốn cúng thì đưa bàn lên mà cúng”.
Mâm cỗ của bị hại gồm hoa quả, bát hương, ảnh thờ cũng bị cáo hại gạt xuống đất hết. Nhận thấy tình hình căng thẳng nên bị hại bưng đồ lễ về nhà mình. Một lát sau thì quay trở lại cùng với người vợ và chiếc bàn khác vừa mới đi mượn. Khi bị hại đang cùng vợ đưa đồ lễ vào thắp hương thì bất ngờ bị anh trai dùng khăn tang quấn xung quanh cổ. Kế đó, bị cáo cùng người em khác cầm một đầu dây kéo siết và lôi bị hại đi giật lùi từ trong nhà ra ngoài sân.
Video đang HOT
Bị hại con bị mấy anh em đấm vào vùng sườn trái. Chưa dừng lại ở đó, bị cáo đã dùng khăn tang trói hai chân, hai tay bị hại ra sau lưng rồi kéo trượt người em ra sân thềm nhà thờ lấy hai chai rượu đổ vào miệng mặc cho bị hại lắc đầu chống cự. Vụ ẩu đã trên khiến bị hại bị chảy máu nên một số người đã trình báo công an.
Bị hại sau khi xuất viện đã có đơn đề nghị được giám định tỷ lệ tổn hại sức khỏe và đề nghị xử lý pháp luật đối với anh trai mình. Trung tâm pháp y tỉnh Nghệ An kết luận bị hại tác động của ngoại lực làm gãy cung trước xương sườn số 3 và số 4, tổn thương cơ thể do thương tích gây nên tại thời điểm giám định là 5%.
Nỗi đau lớn sau vụ án nhỏ
Vụ việc anh trói chân, tay em trong ngày giỗ của người thân khiến dư luận địa phương bàn tán. Bị cáo sau đó bị TAND huyện Đô Lương đưa ra xét xử sơ thẩm về tội “ Bắt người trái pháp luật” và tuyên phạt 6 tháng tù cho hưởng án treo. Không đồng tình với mức án trên, bị cáo đã làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt, đồng thời đề nghị toa xét xử hành vi của bị hại.
Trong khi đó, người em dù không làm đơn kháng cáo, nhưng tại phiên toa phúc thẩm đã đề nghị tăng hình phạt đối với bị cáo vì “6 tháng tù treo thì quá nhẹ, vì họ cố tình giết tôi”, lời bị hại. Đáp lại, bị cáo cho rằng sự việc không đơn thuần như vậy, do bị hại không chịu đóng tiền để anh em làm đồ lễ cúng theo quy định lại có những lời nói khó nghe nên mới xảy ra sự việc trên. “Con cua nếu không bị chọc vào hang nó thì làm gì cắn”, bị cáo lý giải cho hành động bắt người trái pháp luật của mình. Bị cáo cũng cho rằng, trong vụ án này bị hại có một phần lỗi, tuy nhiên việc cơ quan chức năng chỉ truy tố bị cáo là thiếu công bằng.
Trước sự căng thẳng của hai bên, một vị hội thẩm phân tích bị cáo và hại nên vì tình nghĩa anh em, máu mủ ruột rà mà xuống nước để vụ án nhanh khép lại. Đây là vụ án đặc biệt khi bị cáo đã bước qua tuổi 80, sức yếu con bị hại cũng đã lên chức ông. Tuy nhiên, hai bên vẫn giữ nguyên quan điểm của mình như đã trình bày.
HĐXX nhận định, đây là vụ án thuộc loại ít nghiêm trọng, tuy nhiên hành vi phạm tội của bị cáo là liều lĩnh, trắng trợn, coi thường pháp luật, coi thường sức khỏe người khác. Hành vi đó không những đã xâm phạm sức khỏe công dân được pháp luật bảo vệ mà con ảnh hưởng đến trật tự trị an xã hội.
Vì vậy, việc đưa bị cáo ra xét xử công khai tại phiên toa và xử các bị cáo mức án nghiêm khắc là cần thiết mới có tác dụng giáo dục, răn đe và phong ngừa tội phạm. Tuy nhiên, việc bị cáo là người 81 tuổi, sức khỏe yếu nên cần xem xét giảm nhẹ. Trong phiên toa phúc thẩm này, bị cáo không đưa thêm được tình tiết mới của vụ án, do vậy toa phúc thẩm bác đơn kháng cáo của bị cáo. Tuyên phạt Võ Hữu Đệ 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Bắt người trái pháp luật”.
Toa kết thúc, bị cáo và bị hại vội đứng dậy ra về. Hai bên chọn hai lối đi khác nhau để tránh chạm mặt. Khi được hỏi “tại sao không xuống nước xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo vì dù sao đó cũng là anh em trong một gia đình” thì bị hại chỉ trả lời câu nhát gừng “không bao giờ, không con anh em chi nữa cả”. Mối quan hệ giữa hai bên vốn căng thẳng nên từ ngày xảy ra sự việc trên, hai anh em ruột cũng không con nhìn mặt nhau dù sống cùng một làng.
Trên sân toa rộng lớn, bị cáo 81 tuổi đứng khuất ở một nơi xa, chỉ đợi khi vợ chồng em trai ra về mới đến bãi giữ xe. Từ anh em một nhà, ăn cùng một mâm cơm, uống chung chén rượu, hai anh em ấy không con nhìn mặt nhau khi mái tóc mỗi người đều đã chuyển màu. Liệu vì tình nghĩa anh em, hai bên có bỏ qua cho nhau để sống vui vẻ quãng đời con lại…?
Khi "bánh đúc có xương"...
Mẹ kế của Diệp đó, ánh mắt không trìu mến, lời lẽ chẳng ngọt ngào. Vậy mà cõi lòng vẫn đủ ấm để bảo bọc hai đứa con chồng.
Bạn tôi tên Diệp. Diệp có đến hai người mẹ.
Một người mẹ đã mất vì tai biến. Năm đó Diệp đang học lớp sáu và em gái học lớp bốn. Buổi chiều định mệnh đó trời mưa như trút nước, hai chị em đi học về thấy nhà xôn xao khác thường. Mẹ đột nhiên ngất, mấy người hàng xóm phát hiện kịp thời, xoa dầu, cạo gió một lúc mà chưa tỉnh. Ở cái vùng quê hẻo lánh này, chờ đợi một chiếc xe ra phố huyện khám thật khó. Mẹ nằm trên giường, lịm dần, lịm dần rồi ra đi trong tiếng khóc ai oán của hai đứa trẻ ăn chưa no lo chưa tới. Bố Diệp còn trong quân ngũ chưa về kịp.
Hai vành khăn tang quấn trên đầu hai đứa trẻ nheo nhóc bắt đầu biết cảm nhận nỗi đau mất mẹ. Đến tận bây giờ Diệp vẫn mãi xót xa, giá như ngày ấy, mẹ được đi viện kịp thời thì biết đâu...
Ảnh minh họa.
Một người mẹ nữa trong đời Diệp là mẹ Chi, cô giáo tiểu học ở phố thị. Ngày mẹ Chi quen ba Diệp, nhà ngoại phản đối kịch liệt vì con gái còn son lấy chồng góa vợ lại ôm đồm thêm hai đứa con gái nheo nhóc, bé tí teo. Hai chị em Diệp vốn đã nhỏ người lại thiếu vắng bàn tay chăm sóc của mẹ nên gầy đét, trông thật thảm thương. Rồi mẹ Chi cũng về được với bố Diệp và chị em Diệp bắt đầu có thêm một người mẹ thứ hai.
"Mấy đời bánh đúc có xương. Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng!". Mấy cậu ruột của Diệp vẫn thường nhắc cháu phải sống thật khuôn phép, nhẫn nhịn và muôn vàn điều cần phải làm để yên ổn trong ngôi nhà to lớn do chính mẹ Chi và bên ngoại xây nên. Diệp và em chuyển về phố thị, để lại nắm mồ mẹ ở quê xa, mỗi năm về một lần vào ngày giỗ.
Bố thường vắng nhà. Mẹ Chi rất nghiêm khắc, ngay từ nhỏ chị em Diệp đã tập tính tự lập, đảm đang trong mọi việc nhà. Áo quần hai chị em phần lớn là đồ cũ mặc lại của người ta. Hiếm khi nào được cầm đồng tiền mua thứ này thứ nọ. Rồi hai đứa em trai lần lượt ra đời như hai quí tử bao bọc trong nhung gấm. Nhiều lúc tủi thân, em khóc. Diệp ôm em vào lòng vỗ về như bàn tay mẹ xoa đầu Diệp trong những giấc mơ.
Chị em Diệp lớn lên như thế đấy. Nỗi buồn đọng lại trên mắt. Mỗi lần Diệp cất lên tiếng hát, lũ bạn thân soi vào đôi mắt buồn thăm thẳm ấy và lòng rưng rưng, nghèn nghẹn. Diệp thường nói với chính mình và em gái: "Mẹ Chi cho chị em mình ăn học đến nơi đến chốn. Chị em mình phải biết ơn mẹ nhiều, nhiều lắm!"
Rồi Diệp tốt nghiệp ra trường và nhận nhiệm sở tại một làng quê cách nhà mấy chục cây số. Ngày nhận quyết định, cả nhà bàn luận mãi cùng không biết nên đi hay không. Đến ngày, Diệp xếp mọi thứ vào va li và xuất phát cùng chuyến xe khách vắng người.
Được nửa đường, Diệp nhận được điện thoại của mẹ Chi: "Xa xôi quá Diệp à. Mẹ nghĩ là con nên ở nhà rồi từ từ xin việc chỗ gần hơn..." Giọng mẹ nhỏ dần và nước mắt Diệp rơi. Nếu mẹ không thương, có lẽ mẹ đã muốn tống khứ Diệp đi thật xa...
Diệp xin được việc ở phố, mua xe và bắt đầu làm việc để kiếm tiền trả mẹ khoản xin việc, góp xe và giúp em học xong đại học, xin việc làm. Tuổi xuân trôi qua, ba mươi rồi vẫn chưa có ai ngấp nghé. Mẹ Chi suốt ngày thở ngắn than dài, lo hai đứa con gái ế, ra sức mai mối người này người nọ. Duyên chưa tới, Diệp vẫn lẻ bóng.
Ba mươi tư tuổi, Diệp gặp anh. Hiểu hoàn cảnh của Diệp, anh thương Diệp hơn. Nhưng anh không được lòng mẹ Chi vì tính anh hay huyên thuyên, mẹ nói anh không thật bụng. Thuyết phục gia đình một thời gian, đám cưới diễn ra. Mẹ Chi đứng cạnh bố, khuôn mặt nghiêm trang đại diện họ nhà gái. Giây phút rót rượu mời bố mẹ, Diệp run run đưa ly rượu vang sóng sánh đến tay mẹ. "Con cảm ơn mẹ!". Câu nói bật ra và nước mắt lăn dài trên má Diệp. Mắt mẹ cũng đong đầy nước...
Khi Diệp đang lâng lâng niềm hạnh phúc chuẩn bị làm mẹ thì nỗi lo trong lòng cũng lớn dần. "Nhà mình không có phòng đẻ!". Câu nói bâng quơ của mẹ Chi cản bước chân Diệp. Nằm ở cữ ở đâu? Nhà nội quá xa xôi. Phòng trọ hai vợ chồng đang sống bé bằng nắm tay, chủ trọ ý tứ dặn dò việc không thể sinh nở ở đây...
Thế rồi căn phòng cho khách thuê được dọn dẹp đón Diệp về. Vượt cạn, ở cữ rồi nuôi con lớn, chăm con ốm, may mắn là Diệp vẫn có mẹ Chi bên cạnh. Lặng lẽ mà đầy yêu thương, trách nhiệm!
Mẹ kế của Diệp đó, ánh mắt không trìu mến, lời lẽ chẳng ngọt ngào. Vậy mà cõi lòng vẫn đủ ấm để bảo bọc hai đứa con chồng. Thì ra, khi "bánh đúc" có "xương", người dưng bỗng hóa người thương đến lạ lùng.../.
Trộm điện thoại 2,8 triệu, lĩnh 9 tháng tù giam Sáng nay (15/1), TAND TP. Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) mở phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm đối với Nguyễn Duy Hải (SN 1982, trú tại tổ dân phố 13, phường Bắc Hà, TP. Hà Tĩnh) về tội trộm cắp tài sản. Nguyễn Duy Hải tại phiên xử. Theo cáo trạng, vào khoảng 15 giờ 00 phút, ngày 28/10/2019, anh Phạm Văn...