Tan nát rừng A Đăng
Rừng nguyên sinh A Đăng thuộc thôn A Đăng (xã Tà Rụt, H.Đakrông, Quảng Trị) hơn 1 năm nay đang bị tàn phá một cách dữ dội.
Rừng A Đăng trước đây luôn yên bình. Phần vì người dân xem rừng là vốn quý, phần vì dù cách trung tâm thôn hơn 6 km nhưng đường vào rừng rất hiểm trở, cheo leo. Vậy mà A Đăng nay đã trở thành “điểm nóng” cho vàng tặc và lâm tặc quần đảo.
Cây rừng bị đốn hạ ngổn ngang hai bên đường – Ảnh: Nguyễn Phúc
Video đang HOT
Con đường dẫn vào lõi rừng A Đăng sau những cơn mưa, nhão nhoẹt bùn nước nhưng vẫn in hằn lại vết những bánh xe tải và dấu chân trâu kéo gỗ. Thậm chí, gỗ sau khi được cưa xẻ còn bị vứt ngổn ngang trên đường, một số khác được giấu trong các lùm cây hoặc đẩy xuống mép các bờ vực cạnh đó. Đi vào rừng giữa ban ngày mà tiếng “ máy cưa xăng” gầm rú, có thể nghe rõ mồn một. “Hễ vào rừng là tôi thấy gỗ bị đốn rồi vứt lăn lóc khắp nơi, có nơi chất thành từng đống. Trước đây làm chi có chuyện ni”, ông Kôn Liên, nguyên Chủ tịch UBND xã Tà Rụt, bức xúc nói.
Tiến sâu vào rừng, dấu vết của hiện trường cưa xẻ gỗ, những gốc cây có đường kính hơn 2 gang tay càng lộ ra nhiều hơn. Ngay giữa thanh thiên bạch nhật, còn có cả vài lâm tặc trẻ dắt trâu kéo gỗ đi thủng thẳng trên đường…
Nhưng ở A Đăng không chỉ có tiếng máy cưa xẻ gỗ mà còn có tiếng mìn nổ đì đùng để khai thác vàng. Đêm tối chính là “bạn đồng hành” của vàng tặc. “Chưa bao giờ lâm tặc và vàng tặc lại lộng hành như hiện nay. Nhiều người từ địa phương khác cũng đổ về đây kiếm chác”, ông Hồ Văn Ngơn, Chủ tịch UBND xã Tà Rụt, ngán ngẩm.
Theo người dân và chính quyền địa phương, tất cả đều là hệ lụy từ khi có một… con đường. Tháng 5.2011, Công ty CP khoáng sản Đông Trường Sơn được Bộ TN-MT cấp giấy phép hoạt động thăm dò vàng tại khu vực rừng A Đăng. Để đưa người và máy móc vào khu vực thăm dò, công ty này đã mở con đường dài hơn 10 km, rộng 5 m. Nhưng sau khi “rút quân”, con đường này bị bỏ ngỏ và trở thành địa bàn hoạt động của lâm tặc.
Tình hình càng “nóng” khi liên tiếp xảy ra các vụ chống trả lực lượng chức năng. Ngày 10.12.2012, khi lực lượng kiểm lâm phối hợp với công an xã thu giữ 2,5 m3 tang vật thì bị 12 lâm tặc dùng gậy, rựa tấn công. Sự việc chỉ vãn hồi khi lực lượng chức năng bắn súng chỉ thiên. Trước đó, 2 kiểm lâm viên cũng bị lâm tặc tấn công trên đường tuần tra.
Theo TNO
Giải tỏa các điểm khai thác vàng trái phép
Ngày 3/1, Công an huyện Đắk Glong (Đắk Nông) phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện đã tiến hành truy quét, giải tỏa các điểm khai thác vàng trái phép tại Tiểu khu 1716, nằm trên địa bàn xã Đắk Ha, lâm phần do Xí nghiệp lâm nghiệp Đắk Ha quản lý.
Tại thời điểm kiểm tra, đoàn đã lập biên bản tiêu hủy vắng chủ 9 máy nổ, 8 lán trại, 650 m ống nước các loại và một số dụng cụ liên quan khác.
Điểm khai thác vàng ở Đắk Ha
Nhiều diện tích rừng trồng tại Tiểu khu 1716 của xí nghiệp lâm nghiệp Đắk Ha bị tàn phá do nạn khai thác vàng trái phép
Từ nhiều năm nay, xã Đắk Ha, huyện Đắk G'long được xem là điểm nóng về tình trạng khai thác vàng của tỉnh, lúc cao điểm có đến hàng trăm người từ khắp nơi đổ về tạo nên những diễn biến phức tạp về môi trường và an ninh trật tự tại địa phương. Lực lượng Công an và các cơ quan chức năng liên tiếp mở các đợt truy quét nhưng do đường sá đi lại khó khăn, lực lượng bảo vệ của các đơn vị chủ rừng có các điểm khai thác vàng quá mỏng nên sau mỗi đợt truy quét các đối tượng lại quay lại tiếp tục khai thác vàng trái phép.
Theo 24h
Truy quét vàng tặc tàn phá môi trường Ngày 6-11, nguồn tin từ Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, Đoàn công tác liên ngành gồm Phòng Cảnh sát Môi trường và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông vừa tổ chức truy quét, giải tỏa các điểm khai thác vàng trái phép tại khu vực suối Tượng Đồng, thuộc thôn 2, xã Đắk Ha, huyện Đắk G'long. Tại thời điểm...