Tận mục những ngọn núi lửa đẹp nhất thế giới
Được một lần ngắm một trong những ngọn núi lửa đẹp nhất thế giới dưới đây sẽ là trải nghiệm không bao giờ quên với du khách bốn phương.
Santorini, Hy Lạp: Nổi tiếng với những tòa nhà trắng giản dị với những cột đá sắc màu xen giữa, hòn đảo này của Hy Lạp là dấu vết còn sót lại của một miệng núi lửa được hình thành vào khoảng 1600 năm TCN. Đây từng là một trong những ngọn núi lửa đẹp nhất thế giới. Khi ấy, một trong những đợt phun trào lớn nhất được ghi nhận trong lịch sử đã quét sạch mọi thứ trên hòn đảo bao gồm cả những khu dân cư đầu tiên.
Ngày nay, Santorini thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt những người yêu thích những dấu tích còn sót lại của núi lửa. “Để cảm nhận nó từng tráng lệ như thế nào, bạn phải bước vào trong, đứng ở rìa vách đá trong một buổi hoàng hôn”, Achilleas Vortselas, một du khách tiết lộ. Đặc biệt các du khách nên khám phá hòn đảo hoang của Nea kameni nằm ở trung tâm miệng núi lửa Santorini. “Nếu nhìn từ xa Nea Kameni chỉ là điểm màu nâu đen tầm thường giữa miệng núi lửa tuyệt đẹp”, Smitha Prasadh nói. “Nhưng khi bạn đi bộ quanh đó bạn sẽ thấy nó cũng có vẻ đẹp riêng. Với những miệng hố lõm xuống từ xa xưa và những đợt phun trào gần đây, nó rất khác với những miệng núi lửa thông thường”. Núi Mayon, Philippines: Nằm trong khoảng 450 km về phía đông nam Manila trên một hòn đảo của Luzon, ngọn núi Mayon là ngọn núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất Philipin. Một đợt phun trào vào tháng 9/2014 đã buộc hàng ngàn người phải di cư tới vùng đất khác. Mayon là một kiểu núi lửa hình nón dốc đứng, dòng nham thạch chảy xuống với một sự đối xứng đến khó tin. Hình dáng hypebol hoàn hảo của Mayon ẩn giấu nhiều sự đe dọa. Những người đi bộ tới đây còn được chiêm ngưỡng khung cảnh của tỉnh Albay và biển Thái Bình Dương. Với những người muốn ngắm cảnh từ xa có một địa điểm thuận lợi ở Cagsawa Ruins, nơi mà nhà thờ Franciscan từ thế kỉ XVIII bị phá hủy bởi một đợt phun trào năm 1814 nhưng các tháp đá vẫn còn lại. Núi Kilimanjaro và Ngorongoro Crater, Tanzania: Những người ưa phiêu lưu trên khắp thế giới đếu hướng về vùng biên giới giữa Tanzania và Kenya để được chiêm ngưỡng Kilimanjaro – ngọn núi cao nhất Châu Phi. Hầu như rất ít người biết Kili cũng là ngọn núi lửa cao nhất lục địa này với 3 đỉnh hình chóp nón. Trong khi Mawenzi và Shira đã tắt thì đỉnh cao nhất Kibo vẫn hoạt động mạnh mẽ và thỉnh thoảng lại xuất hiện những dòng nham thạch và khí thoát ra. Những người yêu thích việc chinh phục độ cao 5895m của Kilimanjaro phải chuẩn bị về sự thay đổi nhiệt độ từ 35 độ C dưới khu rằng chân núi tới -15 độ C trên đỉnh Uhuru cao nhất. Cách khoảng 200 km về phía tây của Kilimanjaro, Ngorongoro Crater là một ngọn núi lửa cổ xưa có độ cao cũng không kém gì Kilimanjaro với khoảng 4.500-4.800 m cho tới khi nó bất ngờ sụp xuống. Ngày nay với đường kính khoảng 22,5 km và độ sâu 610 m, Ngorongoro là miệng núi lửa lớn nhất thế giới tạo nên một môi trường sống thuận lợi cho các loài động vật hoang dã. “Những thác nước chảy từ miệng núi xuống tưới tiêu cho đồng cỏ xanh tươi, làm đầy những hồ nước và quanh đó là những chú chim hồng hạc, sư tử, hà mã, trâu, ngựa vằn, linh dương, tê giác…”, Vache nói. Kelimutu, Indonesia: “Ba hồ nước bí ẩn của Kelimutu thu hút cả các nhà khoa học lẫn các du khách tới hòn đảo của Flores phía đông tỉnh Nusa Tenggara. Một miệng núi lửa màu xanh, một cái khác màu đỏ thẫm, cái thứ ba màu đen hắc ín”, Vache giải thích. Các nhà khoa học nói các màu sắc đấy đến từ các phản ứng hóa học xảy ra khi các khí trong lòng núi lửa gặp các khoáng chất của hồ. Nhưng dân cư gần đó lại có cách giải thích khác: “Những người dân địa phương tin rằng các hồ là nơi nghỉ ngơi của những linh hồn đã chết và sự thay đổi màu sắc bất ngờ là do các linh hồn bay dập dờn. Mặc dù đã có lời giải thích của các nhà khoa học về màu sắc của hồ nhưng những màu sắc bí ẩn quanh hồ vẫn được nhiều người cho là nơi cư ngụ của các linh hồn”, ông nói thêm. Kilauea và Mauna Kea, Hawaii: Những núi lửa của Hawaii nổi tiếng vì hoạt động phun trào và phong cảnh thiên đường. Ngọn núi lửa trẻ nhất ở Hawaii, Kilauea, phun trào liên tiếp từ 1983. “Quá nhiều đến nỗi dòng nham thạch chảy thẳng xuống biển tạo nên những hình dáng kì dị của những tảng đá đen và những đám mây khói điên cuồng”, Vache nói. Ở một nơi khác là Mauna Kea với khoảng một triệu năm tuổi. Nó nằm ngủ yên nhưng vẫn gây ấn tượng với độ cao thẳng đứng cao 4205m so với mực nước biển. “Mauna Kea ở Hawaii vừa có vẻ đẹp đến khó tin, vừa là ngôi nhà chứa đựng những kho báu bí mật bao gồm cả một hồ nước đóng băng linh thiêng gần đỉnh chỉ có thể tới được bằng cách đi bộ (chuyến đi sáu dặm với thời gian mười tiếng ), Lesly Simmons nói: ” Bạn có thể thấy tuyết vào mùa đông và không có một đám mây nào. Chúng tôi chỉ tình cờ gặp một cặp đôi leo núi khác từ chân núi tới đỉnh khi chúng tôi đến Lake Waiau”. Núi Phú Sĩ, Nhật Bản: Có lẽ ngọn núi lửa có dòng nham thạch chảy xuống đối xứng nổi tiếng nhất là núi Phú Sĩ của Nhật Bản, ngọn núi là cảm hứng cho nhiều sáng tạo nghệ thuật qua hàng thế kỷ. “Đây là một biểu tượng của Nhật Bản. Tuyết phủ đỉnh núi mờ hiện từ phía xa, hoa anh đào nở rộ nơi chân núi”, Vache nói. Đây không chỉ có ngọn núi tuyệt đẹp và bí ẩn mà còn có khu rừng Aokigakara dưới chân núi phía tây bắc. Đó cũng là nguồn cảm hứng của trí tưởng tượng về nhiều câu chuyện dân gian địa phương miêu tả những con ma quỷ và yêu quái đầy ám ảnh. Tuy nhiên ít nhất thì giờ ngọn núi vẫn là một thiên đường an toàn, hầu như hiểm họa ngọn núi lửa hoạt động trở lại là rất thấp kể từ đợt phun trào 1707.
Santorini, Hy Lạp: Nổi tiếng với những tòa nhà trắng giản dị với những cột đá sắc màu xen giữa, hòn đảo này của Hy Lạp là dấu vết còn sót lại của một miệng núi lửa được hình thành vào khoảng 1600 năm TCN. Đây từng là một trong những ngọn núi lửa đẹp nhất thế giới. Khi ấy, một trong những đợt phun trào lớn nhất được ghi nhận trong lịch sử đã quét sạch mọi thứ trên hòn đảo bao gồm cả những khu dân cư đầu tiên.
Ngày nay, Santorini thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt những người yêu thích những dấu tích còn sót lại của núi lửa. “Để cảm nhận nó từng tráng lệ như thế nào, bạn phải bước vào trong, đứng ở rìa vách đá trong một buổi hoàng hôn”, Achilleas Vortselas, một du khách tiết lộ.
Đặc biệt các du khách nên khám phá hòn đảo hoang của Nea kameni nằm ở trung tâm miệng núi lửa Santorini. “Nếu nhìn từ xa Nea Kameni chỉ là điểm màu nâu đen tầm thường giữa miệng núi lửa tuyệt đẹp”, Smitha Prasadh nói. “Nhưng khi bạn đi bộ quanh đó bạn sẽ thấy nó cũng có vẻ đẹp riêng. Với những miệng hố lõm xuống từ xa xưa và những đợt phun trào gần đây, nó rất khác với những miệng núi lửa thông thường”.
Núi Mayon, Philippines: Nằm trong khoảng 450 km về phía đông nam Manila trên một hòn đảo của Luzon, ngọn núi Mayon là ngọn núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất Philipin. Một đợt phun trào vào tháng 9/2014 đã buộc hàng ngàn người phải di cư tới vùng đất khác. Mayon là một kiểu núi lửa hình nón dốc đứng, dòng nham thạch chảy xuống với một sự đối xứng đến khó tin. Hình dáng hypebol hoàn hảo của Mayon ẩn giấu nhiều sự đe dọa.
Video đang HOT
Những người đi bộ tới đây còn được chiêm ngưỡng khung cảnh của tỉnh Albay và biển Thái Bình Dương. Với những người muốn ngắm cảnh từ xa có một địa điểm thuận lợi ở Cagsawa Ruins, nơi mà nhà thờ Franciscan từ thế kỉ XVIII bị phá hủy bởi một đợt phun trào năm 1814 nhưng các tháp đá vẫn còn lại.
Núi Kilimanjaro và Ngorongoro Crater, Tanzania: Những người ưa phiêu lưu trên khắp thế giới đếu hướng về vùng biên giới giữa Tanzania và Kenya để được chiêm ngưỡng Kilimanjaro – ngọn núi cao nhất Châu Phi. Hầu như rất ít người biết Kili cũng là ngọn núi lửa cao nhất lục địa này với 3 đỉnh hình chóp nón. Trong khi Mawenzi và Shira đã tắt thì đỉnh cao nhất Kibo vẫn hoạt động mạnh mẽ và thỉnh thoảng lại xuất hiện những dòng nham thạch và khí thoát ra. Những người yêu thích việc chinh phục độ cao 5895m của Kilimanjaro phải chuẩn bị về sự thay đổi nhiệt độ từ 35 độ C dưới khu rằng chân núi tới -15 độ C trên đỉnh Uhuru cao nhất.
Cách khoảng 200 km về phía tây của Kilimanjaro, Ngorongoro Crater là một ngọn núi lửa cổ xưa có độ cao cũng không kém gì Kilimanjaro với khoảng 4.500-4.800 m cho tới khi nó bất ngờ sụp xuống. Ngày nay với đường kính khoảng 22,5 km và độ sâu 610 m, Ngorongoro là miệng núi lửa lớn nhất thế giới tạo nên một môi trường sống thuận lợi cho các loài động vật hoang dã. “Những thác nước chảy từ miệng núi xuống tưới tiêu cho đồng cỏ xanh tươi, làm đầy những hồ nước và quanh đó là những chú chim hồng hạc, sư tử, hà mã, trâu, ngựa vằn, linh dương, tê giác…”, Vache nói.
Kelimutu, Indonesia: “Ba hồ nước bí ẩn của Kelimutu thu hút cả các nhà khoa học lẫn các du khách tới hòn đảo của Flores phía đông tỉnh Nusa Tenggara. Một miệng núi lửa màu xanh, một cái khác màu đỏ thẫm, cái thứ ba màu đen hắc ín”, Vache giải thích. Các nhà khoa học nói các màu sắc đấy đến từ các phản ứng hóa học xảy ra khi các khí trong lòng núi lửa gặp các khoáng chất của hồ.
Nhưng dân cư gần đó lại có cách giải thích khác: “Những người dân địa phương tin rằng các hồ là nơi nghỉ ngơi của những linh hồn đã chết và sự thay đổi màu sắc bất ngờ là do các linh hồn bay dập dờn. Mặc dù đã có lời giải thích của các nhà khoa học về màu sắc của hồ nhưng những màu sắc bí ẩn quanh hồ vẫn được nhiều người cho là nơi cư ngụ của các linh hồn”, ông nói thêm.
Kilauea và Mauna Kea, Hawaii: Những núi lửa của Hawaii nổi tiếng vì hoạt động phun trào và phong cảnh thiên đường. Ngọn núi lửa trẻ nhất ở Hawaii, Kilauea, phun trào liên tiếp từ 1983. “Quá nhiều đến nỗi dòng nham thạch chảy thẳng xuống biển tạo nên những hình dáng kì dị của những tảng đá đen và những đám mây khói điên cuồng”, Vache nói.
Ở một nơi khác là Mauna Kea với khoảng một triệu năm tuổi. Nó nằm ngủ yên nhưng vẫn gây ấn tượng với độ cao thẳng đứng cao 4205m so với mực nước biển. “Mauna Kea ở Hawaii vừa có vẻ đẹp đến khó tin, vừa là ngôi nhà chứa đựng những kho báu bí mật bao gồm cả một hồ nước đóng băng linh thiêng gần đỉnh chỉ có thể tới được bằng cách đi bộ (chuyến đi sáu dặm với thời gian mười tiếng ), Lesly Simmons nói: ” Bạn có thể thấy tuyết vào mùa đông và không có một đám mây nào. Chúng tôi chỉ tình cờ gặp một cặp đôi leo núi khác từ chân núi tới đỉnh khi chúng tôi đến Lake Waiau”.
Núi Phú Sĩ, Nhật Bản: Có lẽ ngọn núi lửa có dòng nham thạch chảy xuống đối xứng nổi tiếng nhất là núi Phú Sĩ của Nhật Bản, ngọn núi là cảm hứng cho nhiều sáng tạo nghệ thuật qua hàng thế kỷ. “Đây là một biểu tượng của Nhật Bản. Tuyết phủ đỉnh núi mờ hiện từ phía xa, hoa anh đào nở rộ nơi chân núi”, Vache nói.
Đây không chỉ có ngọn núi tuyệt đẹp và bí ẩn mà còn có khu rừng Aokigakara dưới chân núi phía tây bắc. Đó cũng là nguồn cảm hứng của trí tưởng tượng về nhiều câu chuyện dân gian địa phương miêu tả những con ma quỷ và yêu quái đầy ám ảnh. Tuy nhiên ít nhất thì giờ ngọn núi vẫn là một thiên đường an toàn, hầu như hiểm họa ngọn núi lửa hoạt động trở lại là rất thấp kể từ đợt phun trào 1707.
Theo_Kiến Thức
8.000 người dân Indonesia sơ tán vì núi lửa hoạt động
Sáng 16/6, núi lửa Sinabung (Indonesia) đã phun tro nóng vào không khí với độ cao lên đến 2,5 km về phía Đông Nam khiến 8.000 người dân phải sơ tán.
Ngày 16/6, khoảng 8.000 người sống gần ngọn núi lửa Sinabung trên đảo Sumantra của Indonesia buộc phải sơ tán sau khi núi lửa này bắt đầu phun trào dữ dội.
Đây là vụ phun trào mới nhất kể từ khi chính phủ Indonesia cảnh báo về hoạt động của núi lửa Sinabung hồi đầu tháng.
Hình ảnh núi lửa Sinabung ở Bắc Sumatra, Indonesia trong một lần phun trào (ảnh: Getty)
Ông Armen Putra, người đứng đầu trung tâm quan sát Sinabung cho biết: "Vào lúc 7h30' sáng nay (16/6), núi lửa Sinabung phun tro nóng vào không khí với độ cao lên đến 2,5 km về phía Đông Nam. Cho đến nay, các hoạt động phun trào vẫn tiếp tục".
Giới khoa học lo ngại, núi lửa Sinabung có thể sẽ trở nên nguy hiểm hơn trong vài tuần tới.
Sinabung là một trong 130 ngọn núi lửa vẫn còn hoạt động tại Indonesia. Núi lửa Sinabung bắt đầu thức giấc trở lại vào năm 2010 và kể từ ngày 2/6 đến nay, hoạt động của nó trở nên mạnh hơn. Tháng 2/2014, ít nhất 16 người đã thiệt mạng khi dung nham chảy từ núi lửa Sinabung tràn xuống nhiều ngôi làng ở bên dưới./.
Vũ Tuấn Anh Theo Reuters
Theo_VOV
Giây phút kinh hoàng khi núi lửa phun trào ở Chile Các nhà chức trách Chile cho biết, núi lửa Villarrica, sau khi phun trào vào đầu tháng 3, đã bắt đầu bước vào giai đoạn hoạt động tích cực hơn. Từ đằng xa, ta có thể thấy một cột khói từ miệng núi lửaVillarrica được chụp từ hôm 18/3. Lo ngại về sự an toàn, hàng nghìn người dân xung quanh đã phải...