Tận mục nhà ga xe lửa đẹp, độc, lạ nhất Việt Nam
Không chỉ thuộc loại cổ nhất Việt Nam, ga Đà Lạt còn có đường xe lửa răng cưa hiếm có trên thế giới.
Ngoài ra, đây là lần đầu tiên người ta đưa yếu tố mỹ thuật vào việc xây dựng một công trình khiến nhà ga vừa đẹp, độc, lạ.
Tọa lạc ở con dốc đường Yersin, nhà ga Đà Lạt được Pháp khởi công xây dựng từ năm 1932 và hoàn thành vào 1938. Đây là tuyến đường sắt nối Phan Rang – Đà Lạt với độ dài 84 km.
Ga Đà Lạt do kiến trúc sư Revéron thiết kế, chịu ảnh hưởng của kiến trúc hiện đại với kinh phí bấy giờ là 200.000 France (tiền Pháp).
Điểm đặc biệt của ga Đà Lạt là sở hữu đường ray và đầu máy răng cưa dài 16 km. Khi ấy, đường sắt và đầu máy có bánh xe răng cưa chỉ có ở Thụy Sĩ và Việt Nam.
Điều đặc biệt nữa là đầu kéo cho hai đôi tàu này là đầu máy hơi nước chuyên dụng do Công ty CFI ở Đông Dương đặt hàng công ty SLM (Schweizerische Lokomotiv) Winterthur Thụy Sĩ chế tạo.
Không chỉ vậy, nhà ga Đà Lạt còn được thiết kế một cách duyên dáng kết hợp lối kiến trúc phương tây với kiểu kiến trúc nhà rông Tây Nguyên.
Video đang HOT
Hình dáng của nhà ga Đà Lạt được thiết kế giống dáng núi Lang Biang hùng vĩ, có chiều dài 66,5 m, chiều ngang 11,4 m và chiều cao 11 m.
Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn hình tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Biang. Ở mái chóp giữa có trang trí thêm một chiếc đồng hồ ghi lại thời gian mà bác sĩ Yersin đã phát hiện ra thành phố Đà Lạt.
Không gian bên trong ga Đà Lạt tràn ngập ánh sáng tự nhiên với những ô cửa kính màu rực rỡ.
Sau khi khánh thành, mỗi ngày trung bình có 2 đôi tàu chạy tuyến Đà Lạt-Nha Trang và Đà Lạt-Sài Gòn. Nhờ có tuyến đường sắt này mà vật liệu xây dựng được chở lên Đà Lạt thuận tạo ra sự bùng nổ về xây dựng tại Đà Lạt giai đoạn 1935-1945.
Cũng từ đây, các sản phẩm nông sản của xứ lạnh cũng tỏa khi khắp cả nước và ngược lại là các nông sản nhiệt đới cùng một lượng lớn khách du lịch.
Năm 1972, tuyến đường sắt này bị chiến tranh phá hủy. Năm 1975, đất nước thống nhất, tuyến này được khôi phục nhưng chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn do hiệu quả kinh tế kém.
Khi tuyến đường sắt ngừng hoạt động, ngành đường sắt Thụy Sĩ ngỏ ý thu mua lại tất cả các đầu máy chạy tuyến đường sắt răng cưa còn lại ở Việt Nam. Năm 1990, các đầu máy hơi nước đã được “hồi hương” về Thụy Sĩ.
Năm 1991, nhà ga Đà Lạt bắt đầu khôi phục lại và đưa vào hoạt động nhằm khai thác du lịch phục vụ du khách mỗi khi đến Đà Lạt.
Toàn bộ tuyến đường sắt mới này chỉ dài 7km phục vụ du khách thư giãn ngắm phong cảnh Đà Lạt hai bên đường ray. Để phục vụ du khách ngắm cảnh, tàu chỉ chạy với vận tốc 15km/h.
Mục sở thị hầm rượu nổi tiếng ở Hungary
Vùng đông bắc ở Hungary sở hữu hầm rượu nghìn năm tuổi tựa như những ngôi nhà của người lùn hobbit.
Tận mục sở thị hầm rượu nổi tiếng ở Hungary
Tokaj ở đông bắc Hungary nổi tiếng với thứ rượu vang hảo hạng được yêu thích nhất ở đất nước châu Âu này.
Khu vực trải rộng trên một khung cảnh lãng mạn với mê cung hầm rượu, dây leo và sườn núi, nép mình dưới chân Dãy núi Zemplén. Lịch sử sản xuất rượu vang của nó có từ hơn một nghìn năm trước.
Vùng rượu Tokaj đã sản xuất rượu từ thời La Mã. Rượu vang của Tokaj trong lịch sử được đánh giá cao ở khắp châu Âu
Vua Louis XIV từng tuyên bố rằng đây là thứ 'rượu vang của các vị vua, vua của các loại rượu'. Sau đó, rượu vang vùng Tokaj sản xuất trở thành đồ uống chính thức phục vụ tại Tòa án Versailles, nơi nổi danh với tên gọi Tokay.
Những hầm rượu có ngoại hình tựa ngôi nhà của người lùn hobbit
Rượu được ủ và cất giữ trong các thùng kín tại những hầm Gomboshegy và Kporos được xây trong đá Rhyolite nằm ở rìa ngôi làng.
Những hầm rượu ở làng Hercegkút trông giống như căn nhà nhỏ xíu của người Hobbit.
Nhiều thế kỷ sản xuất rượu vang đã làm thay đổi cảnh quan của khu vực. Với mô hình vườn nho phức tạp, trang trại, làng mạc và thị trấn, mạng lưới hầm rượu nhiều năm tuổi được xây dựng hoàn toàn bằng tay là những cấu trúc đặc trưng nhất ở Tokaj.
Tại đây, những căn hầm rượu đào theo sườn đồi với lối vào hình tam giác, xung quanh là cỏ bao phủ trông giống như các ngôi nhà nhỏ bé dành riêng cho người lùn Hobbit.
Trông vẻ ngoài khá nhỏ bé nhưng mỗi hầm rượu có độ sâu từ 10 đến 40 mét, một số phân nhánh dưới lòng đất tạo thành hệ thống hầm nhiều tầng. Hầm rượu thuộc sở hữu của dân làng, người ta nói rằng mỗi nhà ở Hercegkút có một hầm rượu.
Ngôi làng với những hầm rượu tạo cho nơi đây một diện mạo khác lạ, độc đáo so với nhiều địa điểm khác khắp thế giới. Nhiều nhà sản xuất rượu địa phương thích chia sẻ các loại rượu đặc sản Tokaj và giàu hương vị của họ với du khách.
Cao nguyên Mộc Châu - điểm đến hấp dẫn trên cung đường khám phá miền Tây Bắc Đến với cao nguyên Mộc Châu xinh đẹp, du khách sẽ được trải nghiệm khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ. Với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, không khí trong lành và con người nồng hậu, mến khách, cao nguyên Mộc Châu, Sơn La là điểm đến du lịch hấp dẫn trên cung đường khám phá vùng Tây Bắc, nhất là...