Tận mục ngôi mộ cổ bị xiềng bí ẩn nhất Việt Nam
Khu mộ cổ bị xiềng bí ẩn này được xây dựng bằng chất liệu vôi và ô dước, “hợp chất huyền thoại” nổi tiếng về độ vững bền.
Trên địa bàn xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang ngay nay vẫn tồn tại một khu mộ cổ vợ chồng phú nông Lê Phước Tang, thường được gọi là mộ ông Tang. Tuy vậy, ngôi mộ này cũng được biết đến bằng một cái tên khác: Ngôi mộ cổ bị xiềng xích.
Quanh câu chuyện về ngôi mộ bị xiềng có nhiều giai thoại, nhưng phổ biến nhất chính là câu chuyện con trai ông Tang mặc áo vua đi thăm ruộng, khiến cả dòng họ bị tru di tam tộc.
Theo giai thoại này, lúc chúa Nguyễn Phúc Ánh bị nhà Tây Sơn truy đuổi qua vùng đất này đã cùng đoàn người chạy loạn tìm đến nhà ông Tang xin tá túc. Ông Tang không những sẵn lòng giúp đỡ mà còn tận tụy nuôi giấu khiến chúa Nguyễn Phúc Ánh hết lòng tin cẩn. Đến lúc rời đi, chúa Nguyễn đã giao lại một số hành lý nhờ Lê Phước Tang trông giữ.
Khi sắp qua đời do lâm bệnh, ông Lê Phước Tang có kể lại với con cháu việc chúa Nguyễn gửi lại hành lý cho gia đình. Hai con trai ông là Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa (tục gọi là cậu Gương và cậu Sen) liền tò mò mở ra xem thì thấy bên trong có triều phục của chúa. Do chúa Nguyễn đang bị nhà Tây Sơn đánh tan tác, nên Gương và Sen tỏ ý coi thường triều phục của Nguyễn Ánh. Họ còn lấy áo của nhà vua mặc vào rồi ngang nhiên ra khỏi nhà đi thăm ruộng.
Người dân nhìn thấy thì thất kinh, kẻ hầu người hạ lo sợ nên cũng hết mực khuyên can, rằng “nếu sau này chúa Nguyễn phục quốc, hai cậu sẽ mang trọng tội”. Nhưng Gương và Sen chỉ cười lớn, ví von bằng những lời tục tĩu, và cho rằng chúa Nguyễn sẽ không bao giờ đánh bại được nhà Tây Sơn. Sau này, khi ông Tang mất, hai cậu Gương và Sen còn dùng triều phục của chúa Nguyễn để khâm liệm cho cha.
Điều mà Gương và Sen không thể ngờ là Nguyễn Ánh lại đủ sức đánh bại được Tây Sơn và lên ngôi vua. Nhớ ơn xưa, vua Gia Long liền ban chiếu chỉ sai đi tìm gia đình Lê Phước Tang để đền ơn. Biết tin Lê Phước Tang qua đời, vua định phong tước hầu cho các con trai của ông Tang. Nhưng một số kẻ ganh ghét đã tâu lên nhà vua hành động hỗn xược, khi quân phạm thượng của Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa.
Video đang HOT
Ngay lập tức, vua Gia Long nổi trận lôi đình. Quá giận, nhà vua không còn coi trọng những ân tình ngày trước. Ông đã ban hình phạt nặng nề và tàn nhẫn nhất dành cho gia tộc họ Lê: lệnh tru di tam tộc, tịch thu toàn bộ gia sản của dòng họ Lê Phước. Cả dòng họ tưởng chừng đến thời vinh hiển, phút chốc bị xóa sổ.
Về phần vợ chồng ông Lê Phước Tang, những tưởng đã chết sẽ được yên, nào ngờ vua còn truy tội “dưỡng bất giáo”, nghĩa là nuôi con mà không dạy dỗ, để chúng làm chuyện đại nghịch. Con dại cái mang, vua phạt đánh roi và xiềng xích cả khu mộ nơi chôn cất vợ chồng ông Lê Phước Tang. Dân gian còn kể lại, hai cây thị to trong khu mộ ông Tang chính là thị do vua trồng mang hàm ý miệt thị đến muôn đời về sau.
Ngày nay, khu mộ của vợ chồng ông Lê Phước Tang tuy đã trải qua hàng trăm năm nhưng hiện vẫn còn khá nguyên vẹn. Cạnh khu mộ có hai cây thị cổ thụ hình thù cổ quái. Mộ nằm trong khu đất 200 mét vuông, cây cối cỏ dại mọc um tùm, từ lâu đã bị bỏ hoang phế, không người coi sóc.
Về tổng quan, khu mộ được chôn theo nguyên tắc truyền đời từ xưa đến nay là nam tả, nữ hữu, có quynh thành bao quanh và 4 trụ hình búp sen, nhưng hiện đã bị gãy mất hai trụ. Ngoài ra còn có bình phong hậu và bình phong tiền. Các dấu tích cho thấy, trước kia các tấm bình phong này có thể được điêu khắc và vẽ hình rất tinh xảo, nhưng thời gian và thời tiết khắc nghiệt đã bào mòn đi.
Mộ phần xây hình kiều ngựa, vốn chỉ dành cho giới quý tộc xưa. Trên mộ phần trang trí hình đường gân lá sen úp.
Đặc biệt, khu mộ được xây dựng bằng chất liệu vôi và ô dước, “hợp chất huyền thoại” nổi tiếng về độ vững bền.
Sau hơn 200 năm tồn tại, giai thoại về ngôi mộ cổ bị xiềng đang nhận nhiều nghi vấn từ giới nghiên cứu lịch sử.
Theo một số chuyên gia, chuyện “mặc áo vua đi thăm ruộng” của hai con trai nhà Lê Phước Tang chỉ là giai thoại dân gian, chứ chưa có gì gọi là xác thực. Việc gia đình ông Tang bị vua trị tội, một vài tư liệu lịch sử có ghi chép, nhưng giải thích nguyên nhân vì đâu thì chưa rõ ràng.
Nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường phân tích, rất có thể gia đình Lê Phước Tang bị trị tội là do Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa có mối liên hệ mật thiết với nhà Tây Sơn, đã hỗ trợ hoặc cung cấp lúa gạo cho quân Tây Sơn. Việc làm của hai người con ông Tang đối với chúa Nguyễn Ánh là hành động bất trung, khiến ông Tang bị vua Gia Long kết tội dưỡng bất giáo…
Một số bậc cao niên sống gần khu mộ cũng cho rằng, chuyện vua cho trồng cây thị với hàm ý miệt thị là không chính xác. Vì trước đây, khu mộ được bảo vệ bằng một hàng rào cây ăn trái. Sau đó do thời gian, lũ lụt, đa phần cây ăn trái trong hàng rào bảo vệ chết hết, chỉ còn lại cây thị có sức sống mãnh liệt đến bây giờ.
Theo_Kiến Thức
Bí ẩn ngôi mộ nằm giữa khu công viên đẹp nhất Sài thành
Ngôi mô đươc xây dựng với những đường nét kiến trúc độc đáo, nhưng điêu thu hut sư to mo cua không it du khach la giai thoai vê tinh cam vơ chông cam đông cua ngươi năm dươi mô
Ngôi mộ cổ độc đáo giữa lòng Sài Gòn
Nằm ngay trung tâm TP. HCM, công viên Tao Đàn là một trong những công viên đẹp nhất Sài Gòn. Nơi đây thường được chọn làm địa điểm tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn nên công viên Tao Đàn từ lâu đã thu hút không ít người dân sống tại TP.HCM đến thăm quan và tìm hiểu. Trong công viên Tao Đàn này còn tồn tại một ngôi mộ cổ với kiến trúc điêu khắc và hoa văn rất tinh xảo nhưng thời gian trước rất ít người để ý.
Ngôi mộ này thật sự được nhiều người biết đến là vào thời điểm năm 2003, khi UBND TP.HCM có chủ trương kéo con đường Trương Định xuyên qua công viên, từ đó mọi người đi qua công viên Tao Đàn cũng dễ dàng nhìn thấy ngôi mộ cổ này hơn. Tuy nhiên rất ít ai biết được ngôi mộ này có từ khi nào và chủ nhân của ngôi mộ đó là ai?.
Ông Đỗ Thành Văn (người 20 năm làm việc tại công viên Tao Đàn) chia sẻ: "Lúc trước ngôi mộ nằm sâu trong công viên nên du khách không mấy để ý, nhưng do quy hoạch giờ đây ngôi mộ nằm ngay ra đường Trương Định nên khiến nhiều người tò mò, rồi nó trở nên nổi tiếng khi báo nước ngoài thông tin công viên Tao Đàn "có ma". Về bản thân tôi chỉ biết là ngôi mộ trên đã có từ rất lâu rồi. Nhưng lý lịch thật sự thì tôi không biết, trước kia ngôi mộ có màu đá trông rất cũ kỹ nhưng thời gian gần đây được sơn sửa mới lại".
Theo quan sát của chúng tôi, ngôi mộ lớn này nằm ở phía tây bắc của công viên Tao Đàn, cách đường Trương Định khoảng 35 mét về phía bên phải, cách giao lộ Nguyễn Thị Minh Khai - Trương Định khoảng 55 mét về phía tây bắc. Đây là vị trí rất dễ dàng nhìn thấy với những ai đi qua công viên Tao Đàn. Ban đầu nếu chỉ quan sát sơ qua nhiều người có thể hiểu nhầm đây chỉ có một ngôi mộ, tuy nhiên nếu quan sát kỹ bên trong thì có thể thấy đây là một tập hợp của nhiều ngôi mộ được xây dựng theo kiểu lăng sóng táng trong một khuôn viên được bao bọc kỹ càng.
Ngôi mộ cổ nằm trong công viên Tao Đàn cách giao lộ Nguyễn Thị Minh Khai - Trương Định khoảng 55 m về phía tây bắc.
Theo những tài liệu nghiên cứu về cổ mộ này thì ngôi mộ có chiều dài khoảng 11,2 mét, rộng khoảng 7,6 mét. Mộ có các vòng tường bao vây, ngăn ngang tạo thành ba lần cổng vào lăng mộ. Mộ bao gồm tiền sảnh - sân thờ và nhà mộ. Lối vào mộ có các trụ cột đài sen hình khối chữ nhật. Mặt trước và phía trong của thân trụ có ô khuông trang trí hình chữ nhật lồng vào nhau. Tuy nhiên, hiện bên trong không còn dấu vết chữ viết hay hoa văn trang trí.
Giữa sân trước có bức bình phong tiền hình chiếu thư đặt trên bệ đỡ. Nhà bia thể hiện kiểu nhà một gian hai chái. Mái ngói ống đổ trước - sau theo trục mộ với mỗi mái 11 ống ngói. Dọc đòn nóc thể hiện hai khối tượng voi phục châu đầu vào mộ. Nhà mồ liên kết nhà bia qua một rãnh máng nước. Mái lợp 10 ống ngói, viền đòn nóc và đặc biệt có đắp gờ hình đầu rồng và ngẫu tượng voi phục cách điệu.
Giai thoại xung quanh lai lịch ngôi mộ
Để tìm hiểu thêm thông tin về lai lịch bí ẩn của ngôi mộ này, ngày 24/4 chúng tôi đã tìm đến để "mục sở thị" ngôi mộ cổ nói trên. Tại đây chúng tôi được tiếp xúc với một bảo vệ đã có nhiều năm công tác tại công viên Tao Đàn (xin được giấu tên). Thông tin với chúng tôi, người bảo vệ này cho biết, trong những năm qua đã có khá nhiều người nhận là con cháu nhiều đời của chủ nhân ngôi mộ đến phúng viếng và kể cho ông nghe khá nhiều giai thoại xoay quanh ngôi mộ này.
Người bảo vệ trên cho hay: "Người đến nhận là con cháu nhiều đời của ngôi mộ thì rất nhiều, nhưng người làm tôi nhớ nhất là một cụ già người Hoa. Lúc trước, năm nào cũng vậy cứ vào thời điểm 12 giờ trưa ngày cuối năm ông ấy lại cầm theo một con vịt quay, một chai rượu đến để đốt nhang cúng trong mộ rồi ngồi lại thật lâu mới ra về. Hỏi ông ấy thì ông ấy nói mình là cháu nhiều đời của người nằm trong mộ và kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện rất cảm động về tình yêu của hai ông bà nằm trong mộ".
Theo lời kể của người đàn ông này với các bảo vệ thì cổ mộ này là nơi an nghỉ của đôi vợ chồng họ Lâm. Vào thời điểm đó, ông Lâm là người có địa vị và giàu có nhưng ông vẫn một mực thủy chung và yêu thương vợ mình. Khi vợ chết, để tưởng nhớ vợ ông Lâm đã cho làm một lăng mộ rất lớn làm nơi an nghỉ cho vợ. Khi chôn cất vợ, ông đã sử dụng chất liệu ô dước để giữ xác vĩnh hằng. Một vài năm sau ông Lâm mất, theo ý nguyện của ông gia đình đã chôn thi thể ông cạnh thi thể vợ để hai người trọn đời bên nhau.
"Ngoài cụ già người Hoa nói trên thì cách đây vài năm cũng có một gia đình ở Rạch Giá thuê nguyên chiếc xe chở hàng chục con cháu lên thăm ngôi mộ này. Họ cũng nói họ là con cháu mấy đời của người nằm trong mộ nên đến thắp nhang tưởng nhớ. Nhưng họ chỉ đến duy nhất lần đó chứ sau này không thấy đến nữa" - người bảo vệ cho hay.
Được biết, các nhà khảo cổ học cũng đã từng đưa ra nhiều giả thuyết về lai lịch của cổ mộ này. Có giả thuyết cho rằng đây là ngôi mộ của viên tướng tử trận thời Trương Minh Giảng giữ thành Gia Định trước sự nổi loạn của Lê Văn Khôi (con nuôi của Tả quân Lê Văn Duyệt) được đem về chôn cất tại đây, còn nấm mồ thứ 2 có thể là của phu nhân vị tướng nọ.
Tuy nhiên theo tài liệu nghiên cứu khảo cổ mới nhất của PGS.TS Phạm Đức Mạnh, Trưởng bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) chỉ ra: Trên hai tấm đá vẫn còn hai dòng Hán văn ghi nội dung chi tiết. Bia tả (bia nằm bên trái nhìn từ cổng vào) ghi chữ "Đại Nam", là quốc hiệu nước ta từ năm 1938, chủ húy tự trường Lâm Tam Lang chi mộ"; tạm dịch nghĩa là: "Mộ cha là con trai thứ ba Lâm gia". Còn dòng Hán văn ghi trên bia hữu tạm dịch là: "Mộ mẹ vợ nhà họ Lâm".
Dòng Hán văn ghi trên hai bia tả - hữu chỉ ra đây là mộ vợ chồng ông Lâm Tam Lang.
Ngoài nghiên cứu những tài liệu có trên ngôi mộ, qua một số nguồn nghiên cứu từ những con cháu đời sau của ông Lâm Tam Lang, PGS.TS Phạm Đức Mạnh cũng chỉ ra rằng, ông Lâm Tam Lang, tự "Nguyên thất". Ông là người gốc Quảng Đông di cư sang Việt Nam sinh sống, trở thành người Việt gốc Hoa, mất vào mùa thu Ất Mão (1795), còn bà vợ tên là Mai Thị Xã.
Ngày 18/4/2014, UBND TP.HCM đã có quyết định công nhận Khu lăng mộ họ Lâm ở công viên Tao Đàn là di tích cấp thành phố cần được bảo vệ. Hiện nay, BQL công viên Tao Đàn thường xuyên cử người trông coi, quét dọn. Ngôi mộ cổ là một địa điểm thú vị thu hút du khách đến tham quan và nghiên cứu tìm hiểu.
Phước Sơn
Theo_Người Đưa Tin
Dấu tích thời vua Minh Mạng còn lại ở thành Đồng Hới Qua 200 năm, thành Đồng Hới (Quảng Bình) được xây dựng bằng gạch từ thời Minh Mạng, nay còn 1.087 m với 15 đoạn dích dắc hình răng khế, cổng phía Đông... Thành Đồng Hới được vua Gia Long xây dựng bằng đất vào năm 1812. Đến năm 1824 thời Minh Mạng, thành được xây dựng lại bằng gạch theo lối kiến trúc...