Tận mục kỳ quan đá thiên tạo cực lạ ở Nam Bộ
Gắn với vẻ kỳ lạ của danh thắng Đá Chồng Định Quán là nhiều truyền thuyết nhuốm màu kỳ bí được người dân địa phương truyền miệng từ đời này qua đời khác.
Nằm ven Quốc lộ 20 thuộc địa phận huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai có một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo nổi tiếng cả nước. Đó là khu danh thắng Đá Chồng Định Quán. Đây là một vùng núi đá có diện tích hơn 8ha, độ cao trung bình trên 100m so với mực nước biển, thành phần chủ yếu là đá Granodiopit (đá hoa cương). Vùng núi này được hình thành qua hàng triệu năm dưới tác động của những lần biến động địa chất cũng như sự gọt giũa, bào mòn của thời tiết tạo nên những hình dáng đá vô cùng đa dạng. Phía Đông Bắc khu danh thắng, nằm sát Quốc lộ 20 là Hòn Ba Chồng với ba hòn đá khổng lồ nằm chồng lên nhau với độ cao gần 40m, trông như một tượng đài kỳ vĩ của thiên nhiên. Phía Tây Bắc là cụm núi được người dân địa phương gọi là Hòn Dĩa. Nơi đây có những khối lớn nằm trên những hòn đá nhỏ hơn nhiều lần, như thể được sắp đặt bởi bàn tay của một người khổng lồ bí ẩn. Có những tảng được sắp xếp cực kỳ khéo léo, chồng lên nhau một cách chông chênh như thể sẵn sàng đổ sập chỉ dưới một tác động nhẹ. Phía Tây Nam khu danh thắng là Đá Voi, còn gọi là núi Bạch Tượng, có hình như hai con voi lớn nằm cạnh nhau. Trên đỉnh của Đá Voi có tượng Phật Thích Ca khổng lồ nhìn về hướng đông được xây và đặt vào đầu thập niên 1970. Gắn với hình dáng kỳ lạ của các núi đá là nhiều truyền thuyết nhuốm màu kỳ bí được người dân địa phương truyền miệng đời này qua đời khác. Bên cạnh đó, quần thể Đá Chồng Định Quán còn là nơi lưu lại những dấu tích của cuộc sống người tiền sử. Tại đây, dưới các mái đá, ven các khe suối và cả các sườn dốc ven thung lũng đã phát hiện nhiều công cụ sản xuất, sinh hoạt của người xưa bằng đá, đồng, đất nung. Người xưa đã sống tại đây và để lại những dấu tích kiến trúc gạch nung, bổ sung cho danh mục các kiến trúc Óc Eo – Phù Nam ở thềm cao nguyên Đông Nam bộ, khẳng định sự hiện diện một vương quốc cổ có liên hệ tới nền văn hóa Óc Eo. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, khu vực Đá Chồng Định Quán là một phần quan trọng của Chiến khu Đ. Nơi đây đã chứng kiến sự hình thành, phát triển, trú quân, triển khai chiến đấu của lực lượng cách mạng. Ngày nay tại khu danh thắng vẫn còn lưu giữ một số công trình quân sự cũ cùng dấu tích chiến tranh là hàng trăm vết đạn lỗ chỗ hằn lên nhiều tảng đá. Với sự cảnh quan độc đáo hiếm có, khu danh thắng Đá Chồng Định Quán là điểm đến không nên bỏ qua của du khách khi ghe thăm mảnh đất Đồng Nai.
Nằm ven Quốc lộ 20 thuộc địa phận huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai có một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo nổi tiếng cả nước. Đó là khu danh thắng Đá Chồng Định Quán.
Đây là một vùng núi đá có diện tích hơn 8ha, độ cao trung bình trên 100m so với mực nước biển, thành phần chủ yếu là đá Granodiopit (đá hoa cương).
Vùng núi này được hình thành qua hàng triệu năm dưới tác động của những lần biến động địa chất cũng như sự gọt giũa, bào mòn của thời tiết tạo nên những hình dáng đá vô cùng đa dạng.
Phía Đông Bắc khu danh thắng, nằm sát Quốc lộ 20 là Hòn Ba Chồng với ba hòn đá khổng lồ nằm chồng lên nhau với độ cao gần 40m, trông như một tượng đài kỳ vĩ của thiên nhiên.
Phía Tây Bắc là cụm núi được người dân địa phương gọi là Hòn Dĩa. Nơi đây có những khối lớn nằm trên những hòn đá nhỏ hơn nhiều lần, như thể được sắp đặt bởi bàn tay của một người khổng lồ bí ẩn.
Có những tảng được sắp xếp cực kỳ khéo léo, chồng lên nhau một cách chông chênh như thể sẵn sàng đổ sập chỉ dưới một tác động nhẹ.
Video đang HOT
Phía Tây Nam khu danh thắng là Đá Voi, còn gọi là núi Bạch Tượng, có hình như hai con voi lớn nằm cạnh nhau. Trên đỉnh của Đá Voi có tượng Phật Thích Ca khổng lồ nhìn về hướng đông được xây và đặt vào đầu thập niên 1970.
Gắn với hình dáng kỳ lạ của các núi đá là nhiều truyền thuyết nhuốm màu kỳ bí được người dân địa phương truyền miệng đời này qua đời khác.
Bên cạnh đó, quần thể Đá Chồng Định Quán còn là nơi lưu lại những dấu tích của cuộc sống người tiền sử. Tại đây, dưới các mái đá, ven các khe suối và cả các sườn dốc ven thung lũng đã phát hiện nhiều công cụ sản xuất, sinh hoạt của người xưa bằng đá, đồng, đất nung.
Người xưa đã sống tại đây và để lại những dấu tích kiến trúc gạch nung, bổ sung cho danh mục các kiến trúc Óc Eo – Phù Nam ở thềm cao nguyên Đông Nam bộ, khẳng định sự hiện diện một vương quốc cổ có liên hệ tới nền văn hóa Óc Eo.
Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, khu vực Đá Chồng Định Quán là một phần quan trọng của Chiến khu Đ. Nơi đây đã chứng kiến sự hình thành, phát triển, trú quân, triển khai chiến đấu của lực lượng cách mạng.
Ngày nay tại khu danh thắng vẫn còn lưu giữ một số công trình quân sự cũ cùng dấu tích chiến tranh là hàng trăm vết đạn lỗ chỗ hằn lên nhiều tảng đá.
Với sự cảnh quan độc đáo hiếm có, khu danh thắng Đá Chồng Định Quán là điểm đến không nên bỏ qua của du khách khi ghe thăm mảnh đất Đồng Nai.
Theo_Kiến Thức
Tận mục dấu tích trận tử chiến trên đồi A1
Trận tử chiến trên đồi A1 là trận đánh ác liệt nhất trong toàn chiến dịch Điện Biên Phủ, với số binh sĩ thương vong của cả hai bên là cao nhất.
Trong chiến cuộc Điện Biên Phủ năm 1954, đồi A1 (Pháp gọi là Eliane 2) là cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Ảnh: Một góc đồi A1 với đường giao thông hào và bãi rào kẽm gai bảo vệ vòng ngoài.
Do địa thế thuận tiện cho việc tổ chức các tuyến phòng ngự cùng vị trí chiến lược đặc biệt, quân Pháp đã xây dựng đồi A1 trở hành ổ đề kháng mạnh nhất Điện Biên Phủ. Ảnh: Một lô cốt của Pháp trên đồi A1.
Toàn bộ quả đồi được bao bọc bởi một hệ thống hầm ngầm bí mật vô cùng kiên cố, bố trí hỏa lực mạnh với các ổ súng máy, lỗ châu mai sao cho một lính phòng ngự có thể cùng lúc chống lại nhiều lính tấn công. Ảnh: Trong một đường hào của quân Pháp.
Trận đồi A1 là trận đánh mở màn ngày 31/3/1954, là một trong những trận đánh quan trọng nhất trong giai đoạn 2 và 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Mộc góc của khu vực đỉnh đồi A1.
Mục tiêu của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong trận này là xóa sổ trung tâm đề kháng Eliane 2 trong dãy cứ điểm phía Đông Điện Biên Phủ, tạo nên bước ngoặt quyết định thắng lợi của cuộc chiến. Ảnh: Hệ thống lô cốt, hầm hào trên đỉnh đồi.
Hiểu được tầm quan trọng của trận đánh, trong suốt thời gian giao tranh, quân Pháp liên tục tăng viện những lực lượng mạnh nhất và hỗ trợ tối đa hỏa lực để bảo vệ cứ điểm này đến cùng. Ảnh: Khu hầm chỉ huy cứ điểm của quân Pháp.
Do vậy, quân đội Việt Nam đã phát động 4 đợt tiến công liên tục, chịu tổn thất lớn nhưng chỉ chiếm được một nửa đồi. Ảnh: Lô cốt đại liên bảo vệ ban chỉ huy cứ điểm của quân Pháp.
Phải tới ngày 6/5, nhờ khối bộc phá 1 tấn được đào bí mật để phá sập hệ thống hầm ngầm, quân ta mới vô hiệu hóa được các ổ đề kháng trên đỉnh đồi. Sáng ngày 7/5/1954, lực lượng Việt Minh làm chủ hoàn toàn đồi A1. Ảnh: Hố bộc phá trên đồi A1.
Đây là trận chiến đấu gay go quyết liệt nhất trong toàn chiến dịch Điện Biên Phủ, với số binh sĩ thương vong của cả hai bên là cao nhất.
Trong toàn bộ trận chiến đấu ở đồi A1, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu 828 lính Pháp (bị chết 376, bị thương và bị bắt 452). Ảnh: Xe tăng Bazeille của Pháp bị quân ta tiêu diệt sáng 1/4/1954 trên đồi A1.
Tổng số thương vong của quân ta trong 36 ngày đêm là 2.516 người (hy sinh 1.004 chiến sĩ, bị thương 1.512). Ảnh: Mộ của 4 chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam hi sinh rạng sáng 1/4/1954 trên đồi A1
Với việc mất đồi A1, trung tâm đề kháng Eliane phía Đông tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp đã hoàn toàn sụp đổ. Việt Minh gần như đã nắm chắc phần thắng vì chỉ còn cách Sở chỉ huy cứ điểm vài trăm mét.
Ngay sau khi chiếm đối A1, quân ta đã dễ dàng thọc sâu tiêu diệt sở chỉ huy Pháp. Toàn bộ quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ đầu hàng, điều mà họ không thể nghĩ đến vào thời điểm 2 tháng trước đó.
Theo_Kiến Thức
Hé lộ nguồn thu khổng lồ của IS từ "đồ cổ nhuốm máu" Phiến quân IS hoạt động trong vùng khảo cổ giàu nhất thế giới, là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Thế nên dễ hiểu khi họ có được nguồn thu nhập béo bở từ việc bán những cổ vật cướp được trên chợ đen. Cổ vật bị cắt thành miếng lấy cắp ở một địa điểm khảo cổ tại Niveva ở...