Tận mục “khách sạn ngàn sao” của bộ đội Cụ Hồ thời chống Mỹ
Với hành trang gói gọn trong chiếc ba lô, người lính bộ đội Cụ Hồ có thể nhanh chóng tạo ra cho mình một nơi trú chân thoải mái giữa rừng rậm.
Trong các cuộc hành quân xuyên dãy Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ, việc tạo nơi nghỉ đêm thoải mái và an toàn giữa rừng rậm là một yếu tố sống còn với bộ đội Cụ Hồ… Ảnh chụp tại Bảo tàng TP HCM.
Với trang bị gói gọn trong chiếc ba lô cùng những kỹ năng được rèn luyện thành thục, người chiến sĩ Giải phóng có thể thực hiện điều này một cách rất nhanh chóng.
Hai trang bị cơ bản để thiết lập một “khách sạn ngàn sao” trong rừng là võng và bạt che mưa. Vị trí được chọn sẽ là nơi có địa hình cao ráo, bằng phẳng, tầm nhìn thuận lợi… để có thể dễ dàng di chuyển, tác chiến khi cần thiết.
Võng được mắc giữa các thân cây, có phần mở rộng để dùng như chăn, là nơi ngả lưng của chiến sĩ sau mỗi chặng đường hành quân.
Trên võng là tấm bạt rộng dùng để che mưa và ngăn một phần sự xâm nhập của các loài côn trùng.
Quanh bạt có các lỗ xỏ dây, dùng để gia cố cho bạt trước những tác động thiên nhiên.
Video đang HOT
Việc thắt nút cho dây võng, dây bạt cũng đòi hỏi kỹ năng riêng để nút thắt vừa chắc chắn, vừa có thể tháo ra trong thời gian ngắn nhất.
Cả võng và bạt đều làm bằng loại vải dù quân sự rất bền và không thấm nước.
Ở đầu võng, các chiến sĩ có thể dùng các cành cây có sẵn trong rừng để dựng thành một chiếc giá hành lý.
Điều này giúp các trang bị không bị ẩm ướt bởi sương trên mặt đất cũng như tạo sự thuận tiện cho thao tác.
Dép lốp được đặt trên mặt đất ở khoảng giữa võng, vị trí người chiến sĩ Giải phóng có thể xỏ vào một cách nhanh nhất khi rời khỏi võng.
Theo kienthuc.net.vn
Đà Nẵng: "Rụng tim" với bông giấy nở tím ngát giữa mùa đông bên cầu Sông Hàn
Đang giữa mùa đông 2019, chỉ còn chừng một tuần nữa là đến ngày Đông Chí (27 tháng 11 âm lịch) nhưng những cụm bông giấy rất lớn ngay dưới chân cầu phía Đông cầu Sông Hàn lại đang nở rộ sắc hồng pha tím rất lãng mạn!
Đang giữa mùa đông 2019, chỉ còn chừng một tuần nữa là đến ngày Đông Chí (27 tháng 11 âm lịch). Theo các nhà làm lịch, Đông Chí là tiết khí bắt đầu vào thời điểm giữa mùa đông với tiết trời lạnh lẽo, gió rét buốt nhất trong năm. Vậy mà thời tiết Đà Nẵng những ngày này lại đang ấm áp, nhiều lúc còn trải nắng vàng khắp nơi cứ như đã sang Xuân.
Và thay vì sự lạnh lẽo, ẩm ướt, mờ mịt như thường thấy mọi năm thì năm nay khung cảnh bờ Đông sông Hàn ngay dưới cây cầu quay nổi tiếng lại rất khác. Sự khác biệt đó, thật bất ngờ, đến từ những cụm bông giấy rất lớn trên vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, nằm sát bờ sông dưới chân cầu Sông Hàn.
Hiện các giàn bông giấy trên vỉa hè đường Bạch Đằng dọc bờ Tây sông Hàn, kể cả hàng loạt chậu bông giấy trên bùng binh đầu cầu phía Đông cầu Sông Hàn chỉ còn lại dăm bông xơ xác hoặc phủ kín lá xanh sau khi đã nở bung những sắc hồng rực, trắng kem, cam... làm đẹp cho phố phường Đà Nẵng từ mùa hè cho đến tận thu.
Thế nhưng ngay lúc này, chừng chục cụm bông giấy rất lớn nằm sát bờ sông dưới chân cầu phía Đông cầu Sông Hàn lại đang nở rộ ngay giữa mùa đông. Hầu như các cụm bông giấy này không nhiều màu sắc như những nơi khác mà chủ đạo là mà hồng thắm nghiêng nhiều về sắc tím.
Chính màu sắc đó đã khiến những cụm bông giấy tuy bình dị chứ không ồn ào, náo nhiệt như những mùa phượng vĩ, lộc vừng... nhưng lại làm cả một vùng không gian trên sông Hàn như bừng lên sự rạng ngời ẩn chứa nét dịu dàng, duyên dáng và sâu thẳm.
Từ bờ Đông nhìn sang Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng và hàng loạt công trình khác ở bờ Tây là một cảm giác nhẹ nhõm, thư giãn yên bình giữa chốn phố thị xô bồ, náo nhiệt, nhưng lại khơi gợi những nguồn mạch rộn ràng, lãng mạn giữa những ngày đông trĩu nặng, u uất.
Phải vậy chăng, vượt qua những lạnh lẽo, ẩm ướt, mờ mịt, trĩu nặng của tiết Đông Chí mà các nhà làm lịch đã đúc kết, Đà Nẵng vẫn bật dậy sức sống tiềm tàng và mạnh mẽ ngay giữa mùa đông giá? Và những cụm bông giấy bên cầu Sông Hàn chính là chỉ dấu để nhận biết và bồi đắp thêm niềm tin về một mùa xuân mới sắp đến với TP này!
HẢI CHÂU
Theo infonet.vn
Bí mật phía sau những "chiến mã" trên "chảo lửa" Thì Thùng Hàng năm, vào mùng 9 tháng Giêng, hàng ngàn người dân cùng du khách trong cả nước đổ về gò Thị Thùng (xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) xem hội đua ngựa gò Thì Thùng. Chính sự chân chất, mộc mạc nhưng không kém phần hấp dẫn của hội đua đã làm nên nét duyên của ngày hội, trở thành...