Tận mục con cừu đá cực lạ trong chùa cổ Bắc Ninh
Do con cừu đá 2.000 tuổi này có một chòm râu dài nên một số người cho rằng nó thực chất là… dê chứ không phải cừu.
Chùa Dâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) còn có tên là chùa Diên Ứng, Pháp Vân hay chùa Cả, là ngôi chùa lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam. Di vật xưa nhất còn sót lại của chùa là một con cừu đá nằm dưới chân tháp Hòa Phong.
Con cừu đá chùa Dâu có chiều dài dài 1,33 m, cao 0,8 m, có vào thời thuộc Hán, khoảng thế kỷ thứ 2, cách ngày nay gần 2.000 năm.
Cừu được tạc từ một tảng đá nguyên khối với những đường nét chắc khỏe nhưng cũng không kém phần sinh động.
Đầu cừu được tạo hình khá chi tiết với con ngươi, lỗ mũi, miệng, rãnh sừng, rãnh tai được thể hiện rõ.
Chân cừu gập lại, dáng phủ phục trên mặt đất.
Các khuỷu chân trước và sau đều có vân xoáy.
Video đang HOT
Mông cừu được tạo hình khá tròn trịa.
Lưng cừu và đỉnh đầu cừu mòn vẹt do trong một thời gian dài người dân trong vùng đã dùng cừu làm bàn đập lúa.
Cừu cũng phải hứng chịu nhiều vết vạch, khắc nham nhở do những đối tượng thiếu văn hóa gây ra.
Do con cừu có một chòm râu dài nên một số người cho rằng nó thực chất là… dê chứ không phải cừu, vì loài cừu vốn không có râu.
Dù là cừu hay dê thì đây cũng là một hình tượng khá xa lạ với chùa Việt. Xung quanh sự tồn tại của cụ cừu 2.000 tuổi này có khá nhiều giai thoại.
Theo một tích cổ, Sĩ Nhiếp (vị quan đô hộ lãnh thổ Việt thời Hán) có hai con cừu cưng. Khi ông mất cà hai con đi lạc, một đến chùa Dâu, một tìm được về lăng Sĩ Nhiếp.
Trên thực tế, ở lăng Sĩ Nhiếp cách chùa Dâu không xa cũng có một con cừu đá cổ cùng kiểu dáng, chất liệu.
Nếu lý giải một cách khoa học, có thể hai bức tượng cừu vốn được đặt ở lăng Sĩ Nhiếp thành một cặp theo tục chôn cất của người Hán. Vì lý do nào đó, một bức tượng đã được kéo về chùa Dâu vào thời kỳ sau này…
Quốc Lê
Theo Kiến thức
Vĩnh Phúc: Đền Đậu thờ nữ tướng Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu
Đền Đậu thờ nữ tướng Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu thuộc làng Chùa, xã Định Trung, Tp Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Đền được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Cổng tam quan cụm di tích đền, chùa Đậu
Đền Đậu cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên hơn 2 km. Từ trung tâm đi theo quốc lộ 2A rồi rẽ sang đường Nguyễn Tất Thành, men theo đường trục sau UBND xã Định Trung khoảng hơn 1km, nằm ngay phía bên tay phải. Trước mặt đền có cây đa, cây duối có tuổi thọ trăm năm, tao cảnh quan xanh mát.
Đền Đậu được xây dựng trên một khu đất rộng ven làng, mặt hướng về phía Tây Nam, nhìn ra cánh đồng rộng mênh mông thoáng đãng. Từ tam quan bước vào, theo con đường chính đạo chạy giữa sân, vườn chùa dẫn tới di tích.
Lối vào chính quanh năm xanh mát
Tương truyền khi bà (Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu) hóa, vua Hùng đã xuống chiếu cho các trang động, được nhân dân lập đền, miếu phụng thờ. Đền Đậu cũng được lập nên trong điều kiện đó và hàng năm dân tứ thôn đều tổ chức những nghi lễ cúng tế trang trọng tưởng niệm Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu.
Quan sát kiến trúc, điêu khắc đền Đậu mang dáng dấp thời Nguyễn, thế kỷ XIX với hệ thống khung gỗ, vì kèo (2 vì ngoài làm theo kiểu chồng rường, 4 vỉ giữa kiểu chồng rường giá chiêng), mái bít đốc, mặt bằng kết cấu hình chữ đinh, gồm tòa Tiền tế 5 gian nối với Hậu cung 3 gian.
Đền Đậu thờ Quốc mẫu Tây Thiên
Cùng với việc tạo dựng kiến trúc một cách hợp lý, chuẩn mực, các nghệ nhân kiến tạo đền Đậu đã rất thành công trong việc trang trí tô điểm cho kiến trúc đền. Toàn bộ các xà ngang, dọc đều được đóng bén, soi bào, kẻ chỉ, cột sơn son vẽ rồng, các đầu dư được tạo tác thành hình đầu rồng dữ tợn. Khu vực cửa võng, hậu cung, cửa khám và khám thờ thần được trang trí bằng các bức chạm trổ vẽ sơn, tô son rất đẹp mắt. Đề tài và mô típ trang trí thường thấy là cuốn thư, hoa lá, vân mây, rồng chầu mặt trời, rùa, phượng, sư tử và long mã tập trung đậm đặc ở khu vực cửa võng, hậu cung. Đây là những hình thức trang trí phổ biến thời Hậu Lê.
Ban công đồng trong đền Đậu
Bên cạnh đền thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu là chùa Đậu. Căn cứ vào những tài liệu ghi chép lại thì chùa được xây dựng trước thời Nguyễn, tức vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII, thời Hậu Lê.
Chùa có kiến trúc kiểu chồng rường giá chiêng, mặt bằng hình chữ công (I) với tòa Tiền đường 5 gian, 6 hàng cột; các cột và vì kèo đều được bào trơn đóng bén, không trạm chổ cầu kỳ.
Chùa Đậu có niên đại hàng trăm năm
Trong chùa có 2 bức hoành phi lớn thể hiện quan niệm của cổ nhân cho rằng Tiên là Mẫu và Mẫu cũng là Phật. Bức thứ nhất đề: "Hữu Tiên tắc danh" (nghĩa là có Tiên giáng ắt được mọi người sùng kính). Bức thứ 2 đề: "Ngưỡng Thánh Mẫu tôn" (nghĩa là mong đợi Thánh Mẫu tôn kính, theo Bảo tàng Vĩnh Phúc 2004). Nội dung các bức hoành phi nói trên cùng với việc bố trí nơi chốn thờ Phật và thờ Thánh trong cùng một khuôn viên cho thấy tư tưởng đồng nhất Phật và Mẫu (hoặc cặp đôi Phật và Mẫu) là một trong những nét riêng của tín ngưỡng dân gian vùng này.
Chuông cổ gắn với lịch sử của chùa
Hiện vào những ngày rằm, mùng một người dân trong vùng đến thắp hương lễ bái rất đông. Đặc biệt vào mỗi dịp đầu năm, du khách đi Tây Thiên lễ phật cũng thường ghé vào thắp hương tỏ lòng thành.
Các tương trong chùa Đậu đa phần được làm bằng đất sét
Nếu cụm di tích đền, chùa Đậu được thông tin quảng bá thường xuyên thì đây sẽ trở thành một trong những điểm du lịch tâm linh thu hút du khách khi tới Tp Vĩnh Yên trong tour du lịch về cõi Phật Tây Thiên và nghỉ dưỡng ở Tam Đảo.
Theo vanhien.vn
Đối tượng nghi 'ngáo đá' đập phá tượng phật, bát hương ở Chùa Dâu Đối tượng có biểu hiện "ngáo đá" đã không kiểm soát được bản thân xông vào Chùa Dâu đập phá nhiều tài sản. Đối tượng nghi "ngáo đá" vào Chùa Dâu đập phá nhiều tài sản. Ngày 2/5, thông tin từ Công an huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối...