Tận mục cảnh sát Biển Việt Nam xuất kích thực thi pháp luật
Dũng cảm, kiên trì và cương quyết, đó là đức tính, bản lĩnh của cán bộ, chiến sĩ Vùng Cảnh sát Biển 1 thuộc Cục Cảnh sát Biển Việt Nam.
Cảnh sát biển VN được trang bị nhiều phương tiện hiện đại
Cảnh sát biển là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, có chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. (Tàu Vùng CSB 1 tuần tra, kiểm soát trên biển Vịnh Bắc Bộ).
Đồng thời, Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát để bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường; phát hiện ngăn chặn, đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. (Cảnh sát Biển tuần tra bằng xuồng máy)
Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân hoạt động trên biển, phối hợp với các lực lượng khác bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của người dân và phương tiện hoạt động hợp pháp trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. (Cán bộ, chiến sĩ Vùng CSB 1 luyện tập bắn súng trên biển)
Hiện nay Cảnh sát Biển được trang bị các loại tàu hiện đại: Tàu K206, tàu DN-2000, tàu TT-200, tàu kéo cứu nạn 3500 CV, tàu tuần tiễu cao tốc 120 và 400, máy bay CaSa 212-400, thiết bị tuần thám MS 600, radar các loại cùng các thiết bị trinh sát, phòng chống tội phạm ma túy và các trang, thiết bị nghiệp vụ khác. (Lực lượng CSB ra tín hiệu, tiếp cận tàu và kiểm tra)
Video đang HOT
Tàu Cảnh sát Biển đa năng DN 2000 là dạng tàu có thiết kế tiên tiến, hiện đại đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Quốc tế. (Bắt giữ và xử lý chiếc tàu chở trên 2.000 tấn than trái phép)
Tàu có chức năng và nhiệm vụ là tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thực thi pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. (Tàu DN 2000)
Tìm kiếm cứu nạn trên vùng biển Việt Nam và quốc tế khi có yêu cầu, cứu kéo các tàu bị nạn có lượng dãn nước đến 2200 tấn. Chuyển quân, chi viện hậu cần cho các lực lượng hoạt động trên biển, đảo, thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.
Tàu hoạt động trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam với tầm hoạt động không hạn chế, tàu hoạt động được trong điều kiện gió cấp 12, thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm, tầm hoạt động là 5000 hải lý.
Tàu tuần tiễu cao tốc TT-200 là dạng tàu cao tốc vỏ thép do Viện kỹ thuật Hải quân hiết kế. Tàu hoạt động được trong điều kiện sóng cấp 7 và 8, có thể chịu được cấp 9, tầm hoạt động là 1800 hải lý.
Tàu kéo cứu nạn 3500 CV được trang bị một tổ hợp máy bơm cứu hộ được lắp đặt trong khoang máy chính. Thông qua một cửa thông biển riêng, tổ hợp cung cấp nươc cứu hỏa, bọt Foam chống cháy ra 2 súng phun đặt trên nóc ca bin Đường kính họng phun D= 90 mm, tầm phun xa nhất ở góc nghiêng 45 độ với lưu lượng 350 m3 /giờ súng phun có thể đạt tầm xa đến 75 m.
Phương tiện xem là hiện đại nhất trong biên chế của Cảnh sát Biển Việt Nam là máy bay Casa 212-400. Đây là máy bay có khả năng cất hạ cánh ngắn hiện đại được thiết kế cho nhiệm vụ vận tải, tuần tra trinh sát biển. Máy bay trang bị 2 động cơ cánh quạt TPE331-12JR-701C 935 mã lực cho phép đạt tốc độ 370km/h, tầm bay gần 2.000kg. Casa 212 có khả năng mang 500kg vũ khí trên hai giá treo cánh.
Theo xahoi
Cảnh sát biển: "Vệ sĩ" của ngư dân
Đại tá Nguyễn Quang Đạm, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam, cho biết ngoài việc bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc trên biển, lực lượng này còn bảo đảm môi trường an toàn cho ngư dân.
Thưa ông, Cục Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ chính là gì?
Đại tá Nguyễn Quang Đạm: Bảo đảm an ninh, an toàn trên các vùng biển của Việt Nam là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục của Cục Cảnh sát biển Việt Nam. Trong tình hình hiện nay, Cục Cảnh sát biển Việt Nam cần khéo léo xử lý mọi vấn đề phức tạp để vùng biển nước ta luôn hòa bình và hữu nghị.
Đối với vấn đề chủ quyền trên biển Đông, có nhiều tuyên bố và quan điểm khác nhau. Cục Cảnh sát biển Việt Nam sẽ làm gì để bảo đảm chủ quyền trên biển của nước ta?
Đây là vấn đề nhạy cảm do vùng biển Việt Nam có nhiều khu vực đang còn các nhận thức khác nhau nên có ảnh hưởng nhất định đến chủ quyền của chúng ta. Cảnh sát biển Việt Nam luôn tăng cường hoạt động tuần tra, kể cả trên các khu vực nhạy cảm, nơi có hoạt động của tàu thuyền nước ngoài nhằm tạo môi trường hòa bình và ổn định trên biển Đông.
Lực lượng Cảnh sát biển đã được trang bị đủ phương tiện cũng như con người để thực thi pháp luật Việt Nam và quốc tế trên các vùng biển của chúng ta?
Cục Cảnh sát biển Việt Nam đã có máy bay tuần thám trên biển, nhưng vẫn giao cho Quân chủng Phòng không - Không quân vận hành. Đến khi có phi đội bay riêng, Cục Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được trang bị thêm và trực tiếp vận hành một số máy bay tuần thám.
Trong khi đó, tàu CSB 8001 với tầm hoạt động 5.000 hải lý đã được hạ thủy và sẽ đi vào vận hành thử. Tất cả những phương tiện trên giúp Lực lượng Cảnh sát biển nâng cao năng lực thực thi pháp luật Việt Nam và quốc tế trên biển.
Lực lượng cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Cục Cảnh sát biển Việt Nam có biện pháp gì để bảo đảm an toàn cho ngư dân và hoạt động khai thác kinh tế biển, thưa ông?
Trách nhiệm của chúng tôi là bảo vệ những hoạt động kinh tế trên vùng biển của Việt Nam và vùng đặc quyền kinh tế mà chúng ta có theo luật pháp Việt Nam cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật Biển. Việc tạo ra một môi trường hòa bình, ổn định là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Sắp tới, Việt Nam sẽ có lực lượng kiểm ngư. Cảnh sát biển sẽ phối hợp ra sao với lực lượng này để ngư dân Việt Nam có môi trường hoạt động an toàn?
Lực lượng kiểm ngư đóng vai trò là thanh tra chuyên ngành, duy trì trật tự và giám sát hoạt động nghề cá. Chúng tôi sẽ phối hợp với lực lượng này như đã phối hợp với nhiều lực lượng khác để bảo đảm một môi trường tốt nhất cho ngư dân hoạt động. Không chỉ với ngư dân Việt Nam, chúng tôi có trách nhiệm bảo đảm vùng biển an toàn cho tàu bè nước ngoài đi lại trên vùng biển quốc tế.
Cảnh sát biển Việt Nam đã tham gia trung tâm chia sẻ thông tin phòng chống cướp biển khu vực châu Á. Chiến công bắt gọn 11 tên cướp biển vừa qua được đánh giá cao bởi đây là lần đầu tiên, lực lượng cảnh sát biển của một quốc gia khu vực Đông Nam Á bắt được tội phạm này.
Ông đánh giá thế nào về sự hợp tác giữa cảnh sát biển Việt Nam trong việc phối hợp tuần tra chung trên vịnh Bắc Bộ với lực lượng ngư chính Trung Quốc?
Tôi khẳng định hợp tác giữa hai bên rất có hiệu quả. Bên cạnh đó, trong 6 năm qua, Cục Cảnh sát biển Việt Nam cũng đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Hải quân, Bộ đội Biên phòng, Thanh tra Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản để thực hiện nhiệm vụ giám sát ở vịnh Bắc Bộ.
Duy trì hòa bình, ổn định trên vịnh Bắc Bộ
Vừa qua, Cục Cảnh sát biển Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác kiểm tra - giám sát nghề cá trong các vùng nước Hiệp định vịnh Bắc Bộ (2006-2012).
Cục Cảnh sát biển Việt Nam cho biết vẫn còn một số phương tiện vi phạm chủ quyền, đánh bắt thủy sản không đúng quy định của Hiệp định vịnh Bắc Bộ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác tuyên truyền, giáo dục đối với ngư dân còn bất cập tổ chức giám sát chưa thường xuyên...
Hội nghị cũng đã đề ra những công tác trọng tâm trong thời gian tới, nhất là vai trò của Ủy ban Liên hiệp Nghề cá Việt Nam - Trung Quốc trong việc duy trì Hiệp định vịnh Bắc Bộ đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ngư dân hai nước chấp hành nghiêm các quy định của Hiệp định vịnh Bắc Bộ công tác giám sát được tăng cường để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định...
Theo Dantri
Hạ thủy tàu Cảnh sát biển đa năng 2000 Sáng nay 23.10, tại cầu cảng Công ty 189 (Hải Phòng), Cục Cảnh sát biển Việt Nam và Công ty 189 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã tổ chức lễ hạ thủy tàu Cảnh sát biển đa năng 2000 (DN 2000), số hiệu 8001. Đây là con tàu hiện đại nhất trong đội tàu của Cảnh sát biển Việt Nam, có thiết...