Tấn Minh: ‘Con tôi chưa đến tuổi cuồng Kpop’
Nhiều người khá bất ngờ khi giọng ca “ Bức thư tình đầu tiên” tham gia K-pop Festival 2012 bởi chương trình dường như không có điểm chung nào với con đường anh lựa chọn nhưng với Tấn Minh thì “âm nhạc không có biên giới”.
- Việc anh nhận lời tham gia trong K-pop Festival 2012 làm nhiều người bất ngờ.
- Tôi nhận lời một cách rất tự nhiên sau khi đã tìm hiểu chương trình và biết được ca sĩ Việt Nam sẽ có những màn trình diễn và vị trí trân trọng trong đó. Một điều cần nói thêm nữa rằng đây cũng là chương trình giao lưu văn hoá Việt – Hàn. Thế nên âm nhạc cũng phải đa dạng, có yếu tố giao lưu với nhau. Các khán giả mua vé xem chắc chắn cũng hiểu điều đó.
- Tại sao anh quyết định hát “Bức thư tình đầu tiên” trong chương trình này?
- Tôi nghĩ đó là một ca khúc tình cảm lãng mạn hợp với tiêu chí của chương trình. Không phải đến bây giờ tôi mới hát lại Bức thư tình đầu tiên, mà tôi vẫn hát ca khúc này thường xuyên. Một ca khúc lâu không có nghĩa là cũ, quan trọng là đời sống của nó trong lòng công chúng ra sao.
- Anh có bị áp lực trong chương trình K-pop Festival 2012 khi hầu hết khán giả đều không phải đối tượng thân thiết với âm nhạc của anh?
- Tôi chỉ công nhận một phần đúng trong điều bạn nói. Với tôi, thành công hôm nay không thể làm chiếc áo để làm thành công ngày mai. Đó là sự thật tôi tâm niệm, không sách vở. Có một số người mất bình tĩnh, phá phách để khẳng định cái tôi mới mẻ. Điều đó không có nghĩa là phong cách đó của họ không đem lại thành công ở một thời điểm nào đó.
Nói ra hơi mâu thuẫn, tôi là người có tham vọng nhưng không bon chen. Có thể điều đó giúp tôi bình tĩnh trong mọi sự việc. Những quan hệ, làm việc chung với các thế hệ lớn, tôi học hỏi kinh nghiệm từ họ, và chơi nhiều với các bạn trẻ, là quan sát cái hay mới mẻ của họ. Thực sự ai cũng có cái hay, tôi có kinh nghiệm đủ để học hỏi nhanh những điều mới tiến bộ. Tôi muốn hiện đại, cập nhật, nhưng đủ tỉnh táo để biết nó hợp với mình. Vì vậy với đối tượng khán giả nào tôi tin mình cũng có cách để chinh phục họ.
Video đang HOT
- Anh có thể nói gì đối với âm nhạc chung của Việt Nam và cả Hàn Quốc?
- Nói một chữ “hay” nhưng không rõ ràng sẽ dài dòng, quan điểm cá nhân, tự nhiên thôi, ta cảm thấy hay thì nó hay, chúng ta đừng nghĩ gì nó mới là tận cùng cái hay và không hay. Chúng ta bật lên thấy hay thì sẽ là hay. Cảm giác quan trọng lắm, nếu mang ra mổ xẻ thì nó sẽ có cái không hay. Như gặp một người mà thấy thích ngay, hay gặp người khác thấy không ổn, 10 năm sau gặp lại thấy vẫn thế, cái cảm giác ban đầu của một người là cực kỳ chính xác.
Nó cũng giống như những bạn yêu nhạc Hàn, họ bật những ca khúc của DBSK, SNSD… lên thì sẽ thấy hay. Về phần tôi nghe thì thấy có nhiều thứ thú vị thôi nhưng mỗi người có một cái cảm “hay” riêng.
- Hai bé nhà anh có “ảnh hưởng” gì từ nhạc quốc tế mà cụ thể hơn là nhạc Hàn?
- Ở nhà, các cháu chỉ thích nghe bố đánh piano thôi và nghe những ca khúc thiếu nhi dành cho tuổi các cháu. Tivi nhà tôi cũng bật nhạc quốc tế, Hàn Quốc nhiều nhưng chưa thấy các cháu “cảm”, chắc chưa đến tuổi (cười).
- Ở nhà, anh và NSƯT Thu Huyền – ai là người chăm con nhiều hơn?
- Tôi và Huyền đều chia sẻ thời gian chăm 2 cháu, nhưng bà xã tôi cũng khá bận với lịch diễn ở đoàn nên thời gian ban ngày, tôi cũng chăm sóc các cháu thường xuyên. Nếu bận quá thì chạy sang nhờ ông bà giúp, thế nên, 2 vợ chồng cũng yên tâm.
- Anh có muốn con cái theo nghề của mình?
- Tôi khẳng định 80% nghệ sĩ đều muốn con gái theo nghề. Nhưng giữa mong muốn và ép buộc là khác nhau, trong lòng tôi có muốn không, muốn chứ, nối nghiệp cha mẹ mà. Tổng thống muốn con mình sau này cũng tranh cử tổng thống chứ. Tôi không quan tâm mọi người nói gì, mà quan tâm mọi người nghĩ gì.
K-pop Festival 2012 – Concert in Vietnam là chương trình đặc biệt được tổ chức nhằm kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc do đài MBC, công ty 9M Art (Hàn Quốc) và công ty VK Media tại Việt Nam phối hợp thực hiện.
Chương trình có sự tham gia của các nghệ sĩ đến từ xứ kim chi bao gồm SNSD, DBSK, Kara, miss A, Sistar, T-ara, Inifinite, Teen Top, B.A.P, Son Dam Bi, F.T. Island, Yoseob (B2ST), Hyun A (4Minute) và hai đại diện từ Việt Nam là Tấn Minh và Thanh Lam.
K-pop Festival 2012 – Concert in Vietnam sẽ diễn ra vào 29/11 tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội.
Khán giả có thể tham khảo thông tin thêm về chương trình và vé tại website chính www.kwave.com.vn.
G.A.
Theo Infonet
Trịnh Công Sơn - Nhớ về một người thầy
Người đời nhắc đến Trịnh Công Sơn với tư cách là một con người nhạc sĩ, nhưng cả cuộc đời ông vẫn tự hỏi: "Tôi là ai, là ai...?". Và trong phần đời ông có bóng dáng của nghề giáo.
Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, đêm nhạc xưa và những tình khúc Trịnh Công Sơn diễn ra vào 20h ngày 19, 20/11 tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ được các ca sĩ Hồng Nhung, Thu Minh, Tấn Minh... hát để nhớ về một người thầy.
Bóng dáng người thầy
Đã hơn 1 thập kỷ người thầy giáo - nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn khuất núi, những ấn tượng về ông vẫn còn nguyên vẹn như thuở nào. Với Huế, Trịnh Công Sơn như một công dân danh dự, còn với Đại học Huế, Trịnh Công Sơn như một người "anh" thân thương với mọi thế hệ.
Trong tâm trí của những học trò thuở ấy: "Thầy Sơn đến trường trên chiếc xe đạp quốc màu trắng, áo xanh da trời nhạt, quần Jeans trắng, mũ phớt trắng và cặp kính cận gọng đồi mồi... Bao nhiêu năm rồi, trong ký ức những con người của một thời Đại học Huế đã xa vẫn hiển hiện bóng hình người thầy, người nhạc sĩ tài hoa nổi bật trên sân trường Đại học Khoa học buổi sáng ngày hôm ấy.
Thầy khoan thai bước lên bục giảng trong sự đợi chờ háo hức của hàng trăm sinh viên trẻ ngồi kín giảng đường C. Ai cũng mong và tin là sẽ được nghe thầy Sơn giảng về từng bài hát mà giai điệu và ca từ thì rất riêng, không thể lẫn lộn với ai mà thầy đã viết cho mình, cho người, cho đời...".
Những đôi mắt lấp lánh, cổ ngẩng cao để nhận cho bằng hết lời nói nhỏ nhẹ của thầy.
Thầy làm việc rất nghiêm túc, đến đúng giờ. Đặc biệt thầy Sơn không hút thuốc trong suốt buổi dạy, có lẽ đó là chịu đựng lớn nhất của một người nghiện thuốc như thầy trong một ngày. Chữ viết trên bảng đẹp, trình bày trang nhã mẫu mực, phản ánh phong cách sư phạm của một thầy giáo đã từng học và tốt nghiệp từ trường sư phạm Quy Nhơn vang tiếng một thời của miền Trung.
Thỉnh thoảng thầy dừng lời giảng, mời một ai đó đứng lên xướng âm một đoạn ngắn trong bài hát tự chọn. Thầy tỏ ra lơ đãng khi người hát chọn nhạc phẩm của thầy.Cuối cùng cũng đến phút chia tay thật cảm động, khi một cặp sinh viên thay mặt lớp lên tặng hoa thầy.
Cây đàn ghuitar gỗ được mang ra trao vào tay thầy với lời mời thật thiết tha. Thầy tần ngần một lát rồi hát tặng lớp bài Để gió cuốn đi. Giảng đường im ắng, những người trẻ lặng nghe như nuốt vào mình lời ca thông điệp: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng...".
Miên man trong nỗi nhớ, bao lứa học trò của thầy Sơn thầm ước: "Phải chi có một dòng sông đời vĩnh cửu, mà thầy là con trăng, để những đứa học trò của Thầy từ B'lao, đến tận Huế xa xôi... Hoài niệm Thầy trong câu hát: "Thầy đi! Nhớ chóng về".
Và hôm nay, trong một đêm ý nghĩa khán giả Thủ đô nghe nhạc Trịnh để nhớ về bóng dáng của một thầy giáo, một nhạc sĩ tài hoa. Đây là một món quà mà đạo diễn NSND Trần Bình dành tặng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, một ngày đặc biệt ý nghĩa để mỗi người trong chúng ta nở bung những cảm xúc về mái trường - thầy cô: khi trưởng thành hoài niệm bóng dáng thầy cô, còn với ai đang cắp sách bày tỏ lòng kính trọng, thương yêu.
Trong những ngày này, những học trò xưa của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại nhớ thầy da diết, nhớ đôi mắt kính, nhớ dáng thầy gầy gầy. Nỗi nhớ ấy cộng hưởng sang những người không trực tiếp làm học trò của Trịnh nhưng yêu đắm say những ca khúc của Trịnh.
Tiếng nhạc là tiếng lòng
Với 600 ca khúc được phổ biến rộng rãi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ví như một tài năng lớn của nền âm nhạc Việt Nam. Những ca khúc của ông mãi mãi có sức ảnh hưởng to lớn đối với bao thế hệ người nghe nhạc. Khó có lời nào diễn tả hết hoặc đầy đủ về Trịnh Công Sơn.
Nhạc sĩ Văn Cao từng nhận xét: "Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Ông viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra". Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát: "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra".
Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là ở chính ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả ngoài biên giới nữa...".
Trịnh Công Sơn có tên trong Từ điển Bách Khoa Pháp "Encyclopedie de tous les pays du monde" (Coll. Les Millions) và được trao tặng nhiều giải thưởng quốc tế cũng như những giải thưởng ở Việt Nam.
Nhưng có lẽ giải thưởng lớn nhất dành tặng người nhạc sĩ tài hoa này chính là hàng triệu triệu "tín đồ" đã yêu ông, yêu và thuộc nằm lòng những tác phẩm của Trịnh như môt lẽ thật tự nhiên, dung dị. Và tên ông đã được những "tín đồ" đặt cho một dòng nhạc mang nét riêng của nhạc Trịnh.
Trịnh Công Sơn từng được ví như một cánh chim đã bay qua mọi miền và hót lên những âm thanh từ trái tim, từ tấm lòng, với tất cả tình yêu và hoài bão hòa bình. Hầu như ai cũng biết và nhiều người đã coi là lẽ sống với câu hát nổi tiếng: "Sống trên đời sống cần có một tấm lòng".
Những gì Trịnh để lại cho nền âm nhạc Việt như "Bóng núi" in dấu vĩnh cửu trên bầu trời. Bởi nhạc Trịnh là tiếng lòng đồng cảm với tất cả những hỷ - nộ - ái - ố của đời sống thực này.
Theo Thúy Oanh (An ninh thủ đô)
Gặp nhóm nhảy cover Kpop số một Việt Nam Giành nhiều giải thưởng lớn và được biết tới như nhóm nhảy cover hàng đầu trong cộng đồng người yêu nhạc Kpop, St.319 không ngừng nỗ lực và tiếp tục phát triển với mong muốn giành được nhiều điều hơn thế. St.319 hoàn toàn xứng đáng được nhận danh hiệu nhóm nhảy cover hàng đầu hiện nay, với một bộ sưu tập các...