Tan máu bẩm sinh – Căn bệnh khó chữa, dễ phòng
Việt Nam có tới 12 triệu người mang gen Tan máu bẩm sinh (Thalassemia), mỗi năm có trên 8.000 trẻ sinh ra bị bệnh, trong đó có hơn 2.000 trẻ mắc bệnh ở mức độ nặng cần được điều trị cả đời. Đây là một căn bệnh khó chữa, nhưng lại dễ phòng ngừa thông qua xét nghiệm sàng lọc, phát hiện gen bệnh ở giai đoạn tiền hôn nhân hoặc chẩn đoán trước sinh.
Sự ân hận muộn màng
Chị Nguyễn Thị Quý (1985, Bắc Giang) có hai con Tô Minh Nguyễn (2010) và Tô Thị Thanh Hương (2008) cùng mắc bệnh Tan máu bẩm sinh đang điều trị tại Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Cứ nghĩ “bố mẹ khỏe, con sinh ra sẽ khỏe”, không ngờ cả hai đứa con của anh chị đều mắc bệnh tan máu bẩm sinh, giờ phải lấy bệnh viện là nhà.
Gần 10 năm trước, hai vợ chồng anh Thụ, chị Quý rất vui mừng khi lần lượt chào đón hai đứa con ra đời. Từ khi mang bầu đến khi sinh con, gia đình nghèo nên anh chị không có ý định đi khám hay xét nghiệm với suy nghĩ đơn giản:”Bố mẹ khỏe mạnh, con sinh ra cũng sẽ khỏe”.
Năm 2012, cháu Nguyễn có những dấu hiệu bất thường, da nhợt nhạt, chán ăn, bụng to, mắt vàng. Hai vợ chồng cho cháu đi khám, được bác sĩ chẩn đoán là cháu mắc bệnh Tan máu bẩm sinh, một bệnh phải điều trị suốt đời, di truyền từ cả bố và mẹ. Nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó, một thời gian sau, cháu Hương cũng được chẩn đoán mắc căn bệnh giống em trai. Chị Quý tưởng như chết đứng, cả gia đình cảm thấy bầu trời như sụp đổ, không có thêm hi vọng gì nữa.
Video đang HOT
Từ đó, tháng nào vợ chồng chị Quý cũng đưa 2 con đến Viện truyền máu, thải sắt. Gia đình đã khó khăn, lại càng khó khăn hơn. Giá như vợ chồng anh chị biết về bệnh sớm hơn, đi làm xét nghiệm trước khi kết hôn hoặc chẩn đoán trước sinh thì có lẽ các con của anh chị sẽ không chịu nhiều thiệt thòi như vậy.
Hi vọng mới
Anh chị được các bác sĩ tại Trung tâm Thalassemiatư vấn về bệnh và biết nhiều trường hợp bố mẹ mang gen bệnh nhưng vẫn sinh con khỏe mạnh nhờ sàng lọc và chẩn đoán trước sinh.
Hi vọng của hai vợ chồng một lần nữa được nhóm lên.Với mong muốn có một đứa con khỏe mạnh,năm 2015, vợ chồng quyết định mang thai cháu thứ 3. Lần này, rất cẩn thận anh chị đến nhờ bác sĩ tư vấn, chọc ối và làm tất cả các xét nghiệm theo chỉ định.
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, chị Quý lo lắng từng giờ, nhiều đêm mất ngủ. Rồi cuối cùng may mắn đã mỉm cười với vợ chồng anh chị, em bé trong bụng không bị bệnh. Chị Quý xúc động chia sẻ lại cảm xúc vui mừng lúc ấy: “Tôi không dám nghĩ là gia đình có cơ hội sinh được một cháu bé khỏe mạnh. Lúc đó, tôi cũng khóc, nhưng không giống những lần trước, đây là những giọt nước mắt của hạnh phúc”. Năm 2016, cháu Tô Thị Khánh Linh ra đời, chỉ mang gen bệnh.
Việt Nam có tới 12 triệu người mang gen Thalassemia, chiếm một tỷ lệ rất lớn dân số cả nước. Đây là một căn bệnh khó chữa, nhưng lại dễ phòng ngừa. Mỗi năm, Trung tâm Thalassemia tư vấn, chỉ định cho khoảng 300 cặp vợ chồng sàng lọc, chẩn đoán trước sinh Thalassemia, từ đó đã có hàng trăm em bé khỏe mạnh được sinh ra.
Thalassemia là bệnh máu di truyền có ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện n ổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, người bị bệnh Thalassemia thường chậm phát triển thể chất, có nhiều biến chứng do tình trạng thiếu máu và quá tải sắt gây ra. Hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng suốt đời.
Ngày 8/5 hàng năm được Liên đoàn Thalassemia thế giới chọn làm Ngày Thalassemia thế giới. Từ ngày 6 – 8/5/2018, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương phối hợp với Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới như: Hội thảo dành cho bệnh nhân, người mang gen bệnh và từ thiện, biểu diễn nghệ thuật phục vụ người bệnh; Hội nghị chuyên đề và mít tinh nhân ngày Thalassemia thế giới; Hội thảo “Thalassemia- Nguy cơ của chất lượng dân số Việt Nam”.
Đây là cơ hội nhằm kêu gọi sự quan tâm hơn nữa từ cộng đồng tới căn bệnh Tan máu bẩm sinh), góp phần nâng cao nhận thức, phòng tránh bệnh.
Quỳnh Anh
Theo Dân trí
Chạnh lòng vì bất ngờ bị mẹ chồng tương lai đưa đi khám phụ khoa trước khi cưới
Yêu nhau 3 năm, trước ngày dạm ngõ một tuần tôi được mẹ chồng tương lai bất ngờ đưa đi khám phụ khoa trước khi cưới
Chạnh lòng vì bất ngờ bị mẹ chồng tương lai đưa đi khám sức khỏe tiền hôn nhân
Tôi và Minh quen nhau 3 năm, chúng tôi đã có chuỗi ngày tình yêu lãng mạn, ít sóng gió và giờ đang đếm ngược ngày cùng nhau bước tới lễ đường làm đám cưới. Vì là gái bên đạo, nên dù yêu đương mặn nồng, tuyệt nhiên chuyện "vượt rào", sống thử trước hôn nhân là không hề có giữa chúng tôi.
Cũng có lẽ vì thế mà cả hai thêm tin yêu, trân trọng nhau hơn, và giờ là được gia đình hai bên gia đình đồng thuận về làm con cái trong nhà.
Trước hôm dạm ngõ 1 tuần, tôi bất ngờ nhận được cú điện thoại của mẹ chồng tương lai, hẹn đưa đi xem vài thứ chuẩn bị cho đám cưới. Khỏi nói, trong lòng tôi hào hứng lắm, vội vã tô son, điểm phấn, ăn vận xinh đẹp để diện kiến mẹ chồng.
Đến nơi, mẹ chồng tương lai gọi tôi vào, mời uống cốc nước ấm rồi thủ thỉ. Bà nói khéo rằng: "Bác thấy dạo này con hơi xanh xao, mệt mỏi nên muốn đưa con đi khám sức khỏe". Tôi nghe vậy rất cảm kích, nên gật đầu với gợi ý của bà.
Nào ngờ, bà cho taxi chạy thẳng đến một phòng khám sản phụ khoa và nói bác sỹ khám tổng thể cho tôi khiến tôi vô cùng bất ngờ. Đợi 2 tiếng mới có kết quả nhưng tôi khá bối rối nên không nói chuyện nhiều với mẹ anh. Ai ngờ, khi bác sỹ gọi vào nhận kết quả, bà vội chạy đến cầm tờ kết quả rồi gọi điện oang oang cho 1 ai đó: "Không có bệnh truyền nhiễm, không có tiền sử phá thai, kinh nguyệt bình thường bác nhé. Chắc bác nhìn nhầm người rồi".
Thấy mẹ chồng tương lai hỉ hả cầm tờ kết quả đưa cho tôi mà tôi sốc và chạnh lòng vô cùng. Chắc có thể người quen của bà gặp tôi ở bệnh viện Phụ sản khi tôi đi cùng bạn nên hiểu lầm. Nhưng tại sao bà không hỏi thẳng tôi, lại đưa tôi đi khám phụ khoa như thế này?
Tôi cảm thấy buồn nên đã nhắn tin cho chồng tương lai. Anh ấy chỉ nói rằng trước khi cưới tôi, mẹ anh muốn có "cái gì đó đảm bảo" nên mới làm như thế, mong tôi đừng nghĩ ngợi. May mắn rằng tôi khỏe mạnh bình thường, chứ tôi mắc bệnh gì thì chắc bên nhà anh ấy hủy hôn với tôi quá. Càng nghĩ mà tôi thấy tủi thân và chạnh lòng.
Theo GĐVN
Làm gì khi ung thư có dấu hiệu tái phát? Tôi bị ung thư vú đã chữa khỏi, hiện chỉ số kháng nguyên CA 15-3 đang tăng, có phải là ung thư tái phát? Tôi mắc ung thu thư vú giai đoạn một đã chữa khỏi vào năm 2011. Kết quả kiểm tra máu của tôi khi đó cho thấy một khối u có chỉ số kháng nguyên CA 15-3 ở mức 14,6,...