Tận mắt xem địa điểm di dời Ga Hà Nội đặt tại Thường Tín và Ngọc Hồi
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hà Nội về việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Tổ hợp ga Ngọc Hồi trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Tổ hợp ga Ngọc Hồi được xây dựng vừa là nhà ga trung chuyển, vừa là khu depot (nơi lập tàu, tập kết tàu, thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tàu và các tác nghiệp kỹ thuật khác). Đây sẽ là Depot lớn nhất Việt Nam, tàu khách tuyến Quốc gia sẽ dừng ở ga này để giảm ách tắc cho nội đô thay vì dừng ở ga Hà Nội như hiện nay. Còn ga Hà Nội sẽ được nâng lên thành ga trên cao nhiều tầng, đóng vai trò là ga trung chuyển.
Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, ngày 22/3/2022, Bộ Giao thông vận tải sẽ chịu trách nhiệm đầu tư các hạng mục với chức năng lập tàu của đường sắt Quốc gia, còn UBND TP Hà Nội sẽ đầu tư các hạng mục khu Depot thuộc Dự án đường sắt đô thị Yên Viên – Ngọc Hồi.
Khu Tổ hợp Depot Ngọc Hồi mới sẽ được xây dựng trên diện tích khoảng 151,8 ha với tổng diện tích 171 ha. Tổ hợp Depot ga Ngọc Hồi mới cách ga Hà Nội khoảng 13km theo hướng QL1A về phía nam (nằm cạnh QL1A) quy hoạch với mục tiêu trước mắt đảm bảo hoàn trả chức năng của ga Hà Nội và ga Giáp Bát.
Để bàn giao mặt bằng thực hiện dự án, tuyến đường sắt quốc gia Bắc – Nam sẽ được tạm dịch chuyển về ga Thường Tín nằm trên mặt đường QL1A (phía sau lưng là Sân vận động và Nhà thi đấu huyện Thường Tín) để khai thác.
Video đang HOT
Được biết, ga Thường Tín là một nhà ga xe lửa trên tuyến đường sắt Bắc – Nam thuộc địa phận TP Hà Nội, tiếp nối sau ga Văn Điển và trước ga Chợ Tía. Ga nằm trên mặt đường quốc lộ 1 cũ, thuộc thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín cắt ngang với ga Thường Tín là tỉnh lộ 427 – đường 71 cũ.
Được biết, Bộ Giao thông thông vận tải sẽ phối hợp Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan di dời cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia như ga Hà Nội, ga Giáp Bát để bàn giao mặt bằng cho Hà Nội triển khai thực hiện Dự án metro Yên Viên – Ngọc Hồi.
Dự án đường sắt đô thị số 1 (Yên Viên – Ngọc Hồi giai đoạn 1) được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đầu tư năm 2008, thời gian thực hiện từ năm 2007-2017; đến năm 2017 được phê duyệt điều chỉnh với dự kiến thực hiện từ năm 2017-2024. Dự án sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản. Tổng mức đầu tư của dự án đến nay ở mức hơn 80.000 tỷ đồng.
'Mắc kẹt' trong căn nhà nứt toác cạnh dự án tỉ đô
Sau một thời gian ga ngầm S11, thuộc Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, thi công, căn nhà của ông Lê Hữu Đa (82 tuổi) xuất hiện hàng loạt vết nứt nhưng đã nhiều năm vẫn chưa kết luận được nguyên nhân.
Phó mặc số phận trong căn nhà nứt toác
Trong căn nhà chi chít những vết nứt, ông Lê Hữu Đa (82 tuổi; số nhà 15, ngõ 51, P.Văn Chương, Q.Đống Đa, Hà Nội) chỉ còn biết phó mặc cho số phận; được sống ngày nào biết ngày đó vì vôi vữa, bậc thang... có thể sạt lở bất cứ lúc nào.
Sinh hoạt trong căn nhà hư hỏng, ông Đa đành phó mặc cho số phận. Ảnh NGUYỄN TRƯỜNG
Theo ông Đa, sau khi ga ngầm S11, thuộc Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội (do Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội - MRB là chủ đầu tư) được Liên danh nhà thầu Hyundai - Ghella (HGU) thi công thì căn nhà cách công trường khoảng 25 m của ông có hiện tượng nứt tường. Thời gian đầu, những vết nứt chỉ nhỏ như sợi chỉ, sau thì to dần khiến gia đình ông thấy bất an.
Sau khi có đơn thư, đầu năm 2021, UBND P.Văn Chương đã tổ chức buổi họp với chủ đầu tư, nhà thầu HGU cùng các bên liên quan để kiểm tra hiện trạng và xem xét giải quyết. Trong thời gian tìm nguyên nhân khiến căn nhà hư hỏng, nhà thầu HGU đã hỗ trợ gia đình ông Đa tiền thuê nhà 5 tháng (4.2021 - 8.2021), với mức 5 triệu đồng/tháng.
Những tháng ngày sau đó, gia đình ông Đa tự bỏ tiền thuê nhà để ở. Tuy nhiên, giải pháp này không duy trì được lâu vì kinh tế khó khăn. Cuối năm 2021, gia đình ông buộc phải quay về căn nhà nứt toác, tự lắp thêm nhiều khung chống bằng thép để ở cho an toàn.
"Tôi sống ở đây nhưng lo lắng từng ngày. Bản thân phải giảm đi lại để hạn chế rủi ro. Rất nguy hiểm vì cũng không biết mọi thứ sẽ sụp đổ vào lúc nào", ông Đa nói và cho biết đã 3 lần "kêu cứu" để chính quyền quan tâm, giải quyết nhưng đến nay chưa nhận được động thái tích cực nào.
"Tôi không có chuyên môn để quy kết việc nhà bị nghiêng, nứt do bên nào gây ra. Tuy nhiên, sau khi ga ngầm S11 dừng thi công thì nhà tôi không nứt thêm nữa. Tôi chỉ có nguyện vọng là được sống an toàn trong ngôi nhà của chính mình", ông Đa bày tỏ.
Theo ghi nhận tại chỗ, những vết nứt trong căn nhà tạo thành kẽ hở rộng vài cm. Các vết nứt nghiêm trọng xuất hiện nhiều trong bếp, trên bức tường ở lối đi lên tầng 2 và bậc thang. Để hạn chế rủi ro, trong gian bếp, lối ra vào nhà vệ sinh dưới chân cầu thang đã được gia đình làm khung sắt chống đỡ.
Bức tường nứt toác phải dựng thêm khung sắt chống đỡ để hạn chế rủi ro. Ảnh NGUYỄN TRƯỜNG
2 năm vẫn chưa làm rõ nguyên nhân
Liên quan đến vụ việc trên, mới đây, khi phản hồi lại đơn thư, đại diện MRB cho biết, Nhà thầu HGU đã có văn bản xác nhận các thiệt hại đối với căn nhà của ông Lê Hữu Đa không phải do nhà thầu này gây ra.
Trong khi đó, tại biên bản làm việc diễn ra hồi tháng 1.2021, đại diện MRB trình bày, gần nhà ông Đa có hoạt động thi công xây dựng nhà sinh hoạt chung của tổ dân phố. Vì vậy, đại diện MRB cho rằng, các vết nứt trong căn nhà là do việc thi công, xây dựng nhà sinh hoạt chung. Đồng thời, tại khu vực này diễn ra nhiều hoạt động thi công khác nên việc xác định nguyên nhân khiến nhà ông Đa hư hỏng gặp khó khăn.
Trao đổi với PV, đại diện UBND P.Văn Chương cho biết, đến thời điểm hiện tại, các cơ quan chuyên môn vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân khiến căn nhà của ông Đa bị hư hỏng để quy trách nhiệm bồi thường.
Chứng kiến việc người dân sống trong căn nhà hư hỏng, vị này bày tỏ sự lo lắng vì sức khoẻ, tính mạng của người dân sống trên địa bàn là điều phải được phường quan tâm, ưu tiên giải quyết. Tuy nhiên, chính quyền sở tại "lực bất tòng tâm" vì việc hỗ trợ kinh phí sửa chữa, hỗ trợ tiền thuê nhà phải tuân thủ quy định của pháp luật.
"Địa phương đã báo cáo vụ việc đến Phòng Quản lý đô thị của quận. Theo quy định, cơ quan chuyên môn sẽ tiến hành thẩm định lại căn nhà để đánh giá mức độ nguy hiểm. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp để đảm bảo an toàn cho người dân", vị đại diện này thông tin thêm.
Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội có tổng chiều dài 12,5 km. Tuyến đi qua 8 ga trên cao và 4 ga ngầm, trong đó đoạn trên cao (Nhổn - Cầu Giấy) dài 8,5 km và đoạn đi ngầm (Cầu Giấy - ga Hà Nội; trong đó có ga S11) dài 4 km.
Dự án đang triển khai thực hiện 10/10 gói thầu chính. Đến nay, tiến độ tổng thể của dự án đạt khoảng 75% (tiến độ đoạn trên cao đạt 96%; tiến độ đoạn ngầm đạt 33%). Theo chỉ đạo của TP.Hà Nội, thời gian thực hiện dự án điều chỉnh từ 2009 - 2022 thành 2009 - 2027; tổng mức đầu tư dự án từ 32.910 tỉ đồng lên 34.826 tỉ đồng (hơn 1,8 tỉ đô la Mỹ).
Quá trình thi công tuyến hầm dự án này, khoảng 50 tòa nhà bên đường đã bị ảnh hưởng. MRB đang phối hợp với các Q.Đống Đa và Ba Đình bồi thường, hỗ trợ, tạm cư cho các hộ dân.
Riêng nhà ông Đa, mới đây MRB đã có thông báo cho biết nhà ngôi nhà này đã bị nứt nghiêm trọng trước khi nhà thầu tiến hành thi công tại ga S11. Tháng 5.2021, nhà thầu đã gửi thư khẳng định nguyên nhân dẫn đến các hư hỏng của nhà ông Đa. Các chuyên gia kết luận việc lún nứt ngôi nhà không phải do thi công nhà ga S11, mà do tòa nhà đã bị xuống cấp và không được bảo trì phù hợp. Việc lún, nứt phát triển nhanh hơn do tác động của công trình sát cạnh mới được xây dựng trong năm 2020.
Tuy nhiên, đại diện MRB cho biết nếu người dân chưa đồng thuận, sẽ mời đơn vị chuyên môn vào đánh giá độc lập. Nếu nguyên nhân đến từ dự án, MRB sẽ chỉ đạo nhà thầu thanh toán toàn bộ các chi phí có liên quan.
Di dời hạ tầng ga Hà Nội, ga Giáp Bát để làm đường sắt đô thị Cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia như: Ga Hà Nội, ga Giáp Bát sẽ được di dời để Hà Nội triển khai thực hiện Dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội trả lời kiến nghị cử tri TP...