Tận mắt xem chuyên gia trang điểm cho tử thi
Khu vực nhà lạnh là nơi u ám nhất của nhà tang lễ. Bên trong lúc nào cũng chứa gần 10 xác chết đang chờ khâm liệm.
Khu vực nhà khâm liệm bên trong nhà Tang lễ 125 Phùng Hưng (Hà Nội) lạnh lẽo. Sáng nay là ca trực của anh Chung và anh Tùng (nhân viên Đội khâm liệm). Họ phải có mặt từ sớm, chuẩn bị các công đoạn khâm liệm trước khi đưa quan tài lên nhà tang lễ.
Công việc của Đội khâm liệm rất độc hại, quanh năm phải tiếp xúc với tử khí, dễ nhiễm bệnh. 1, 2 giờ sáng họ nhận điện thoại đi nhận xác là chuyện bình thường. Những người trong đội lại lái xe tới hiện trường làm thủ tục nhận xác, những người còn lại chuẩn bị đồ để trang điểm cho tử thi sắp đến.
Lau kính quan tài, đeo khẩu trang và đi găng tay bảo hộ… là những công đoạn trước khi vào nhà lạnh lấy xác ra khâm liệm
Khu vực nhà lạnh chứa xác chết là nơi u ám nhất của nhà tang lễ, bên trong lúc nào cũng chứa gần 10 xác chết. Một trong những công việc quan trọng nhất mỗi ngày của nhân viên tại đây là kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ trong phòng lạnh lưu giữ xác. Đủ lạnh để giữ cho thi thể không bị phân hủy.
“Những ngày đầu vào nghề, cảm giác bước vào phòng lạnh lấy xác như xuống âm phủ, không gian u uất, lạnh lẽo, chỉ thấy xác người nằm bất động khiến cơ thể mình rung lên, rùng mình”, anh Nguyễn Ngọc Tùng, nhân viên đội khâm liệm tâm sự.
Khi mang xác ra khỏi phòng lạnh, bỏ lớp chăn phủ, chuẩn bị các công đoạn như thay quần áo, thay tất tay và chân và trang điểm cho tử thi nếu người nhà người chết yêu cầu.
Trước khi trang điểm phải lau sạch nước nhờn ở mặt và phải đứng ở đầu của chết đang nằm, cầm khăn thấm đều, thấm nhẹ lên mặt, hốc mắt sau đó mới lấy phấn nhẹ nhàng đánh từ trán xuống hai hốc mắt và má.
“Kĩ thuật trang điểm cho người chết cũng không quá khó, sau khi thấm hết nước nhờn, cầm phấn đánh trán trước, đánh từ giữa trán sang hai bên. Tiếp đó thấm nhẹ phấn vào hai bên hốc mắt, hai bên má cầm phấn xoa tròn và thêm một chút phấn phớt hồng. Nếu là chị em phụ nữ thì đánh thêm một chút son ở môi. Khi làm công việc này, thần kinh phải vững thì mới điều khiển được đôi tay vì lúc này mặt mình tiếp xúc gần nhất mặt xác chết và phải làm thật nhanh vì để lâu bên ngoài, xác bốc mùi thối càng kinh khủng”, anh Chung nói.
Đến giờ, nhân viên nhà xác vào nhà lạnh cho thi hài ra trước sự chứng kiến của người thân của người đã mất. Nhà lạnh là nơi bảo quản những người đã chết, để xác không bốc mùi hôi thối.
Sau khi thi hài được đưa ra bên ngoài, nhân viên nhà tang lễ nhanh chóng chỉnh lại trang phục hay thay quần áo theo yêu cầu của gia chủ.
Video đang HOT
Trước khi trang điểm, nhân viên dùng khăn lau hết nước nhờn trên mặt người chết, đặc biệt là hai hốc mắt.
Bộ đồ nghề trang điểm được gắn ngay cửa phòng lạnh, bên trong có những vật dụng cần thiết như dao cạo, thỏi son, phấn hồng và phấn trắng.
Các nhân viên “trang điểm” cho người chết ở Nhà tang lễ Phùng Hưng không qua một trường lớp nào, mà người đi trước truyền cho người đi sau. Đặc biệt, đội khâm liệm không có phụ nữ.
Anh Tùng cho biết, trang điểm cho người chết mỗi người một kiểu, bản thân tôi đánh từ trán đổ xuống hai bên mắt, xuống đến má rồi đến cằm… Nhiều gia đình còn yêu cầu cắt móng tay, tỉa lông mày… sao cho thật đẹp, thật giống như đang còn sống.
“Tùy từng người nam hay nữ. Nam thì chỉ cần đánh phấn là xong. Nữ thì hai gò má phải cho thêm ít phấn hồng, đánh son vào môi. Bà cụ thì trang điểm đậm hơn”, anh Tùng nói.
Người thân của người đã chết đứng cách đó không xa để theo dõi mọi công đoạn từ lúc đưa thi hài ra đến đưa thi hài vào quan tài.
Lau dọn bàn thờ bởi trước đó người thân của người đã mất thắp rất nhiều hương.
Cất bảng ghi ca trực vào phòng.
Mang đồ cúng vào phòng lạnh.
Thời gian làm việc của nhân viên Đội khâm liệm là 8 tiếng/ngày, chia làm 2 ca: sáng và chiều. Mỗi ca trang điểm cho khoảng 4 – 5 tử thi. (Trong ảnh: Anh Chung đi rửa tay sạch sẽ sau khi hoàn thành công việc).
Theo Danviet
Trang điểm cho tử thi: Nghề rùng rợn không dành cho người yếu tim
Nơi làm việc của ông Chanh là một phòng nhỏ, xung quanh là hàng chục cái xác lạnh lẽo đang chờ giờ trang điểm, khâm liệm.
Không phải ai cũng dám làm
Khu vực nhà xác của nhà tang lễ Phùng Hưng (Hà Nội) lúc nào cũng vắng vẻ, lạnh lẽo với mùi khói hương nồng nặc.
Tại đây vẫn có những người luôn phải đối mặt với những xác chết. Họ luôn phải sờ, nắn từng xác chết vì đã chót chọn nghề "làm đẹp cho tử thi".
Cái nghề trang điểm cho những xac chêt rùng rợn khủng khiếp này không phải ai cũng dám làm. Thế nhưng, ông Lê Đình Chanh (Thanh Trì, Hà Nội) đã gắn bó suốt 15 năm nay.
Nơi làm việc của ông Chanh là một phòng nhỏ, xung quanh là hàng chục cái xác lạnh lẽo đang chờ giờ trang điểm, khâm liệm.
Thường xuyên tiếp xúc với xác chết nhưng ông Chanh nhớ nhất là lần đi lấy tử thi để 1 tuần đã bốc mùi. Thứ mùi đặc trưng ấy khiến ông khó lòng quên được. Người ta thường nói xác người là thối nhất nhưng xác người do chết đuối là thối hơn tất thảy. Đó là một thi thể nam đang trong tình trạng phân hủy.
Để làm nghề này, theo ông Chanh, phải thật vững nếu không có thể sẽ ốm liệt giường, có thể hễ nhìn thấy miếng thịt lại lợm giọng.
Cũng có lần ông trang điểm cho một xác chết rất gầy, tóp teo hết các cơ mắt khiến mắt không thể nhắm. Đôi mắt cứ thao láo nhìn ông trang điểm như nhắc ông phải làm cho họ thật đẹp.
"Chúng tôi làm vì người mất"
Ông Nguyễn Xuân Bách, Đội trưởng Đội Phục vụ Nhà tang lễ Phùng Hưng (Hà Nội) đã gắn bó với nghề khâm liệm tử thi được hơn 30 năm, nên mọi ngóc ngách của nhà tang lễ, ông Bách đều thuộc như lòng bàn tay.
Ông Bách nói: "Chúng tôi quan niệm: Trang điểm cho tử thi là một nghề rất thanh thản". Cho đến giờ, anh em trong đội của ông Bách chưa ai có ý định bỏ nghề.
Ông Nguyễn Xuân Bách, Đội trưởng Đội Phục vụ Nhà tang lễ Phùng Hưng (Hà Nội).
Ông Bách kể, công việc của ông từ nhiều năm nay đã được lập trình sẵn theo một quy trình cố định.
Sau khi đi nhận xác về, những người trong đội sẽ tắm rửa cho người chết, đưa thi hài khâm liệm vào phòng lạnh, rải chè, giấy bản, tổ tôm, gối đầu... vào áo quan. Sau đó chỉnh lại trang phục, trang điểm cho trắng trẻo, hồng hào, trải vải liệm xuống sàn, đặt người mất xuống đất, bó lại, đưa vào áo quan.
Đôi khi nghề khâm liệm cũng đối diện với đầy rẫy nguy hiểm, nhất là việc phải thường xuyên phục vụ cho người chết do các loại bệnh truyền nhiễm.
Nhiều lúc còn gặp những trường hợp tai nạn giao thông, không còn nguyên vẹn hình hài. Lúc này, nhiệm vụ của người thợ phải sắp xếp, lắp ghép cho lành lặn, hạn chế tối đa biến dạng thân thể.
Cũng có trường hợp người chết bị khòng, khoèo bẩm sinh, những người thợ ấy phải xử lý rất khó khăn, mất nhiều thời gian nắn, bóp.
"Làm nghề này phải có tâm thực sự. Trước tiên, chúng tôi làm cho người mất và gia đình được thanh thản, an lòng. Khi người mất nằm xuống, nhìn họ như đi ngủ thì chúng tôi không còn ân hận bất cứ điều gì nữa. Nếu ai đó làm việc này mà còn lăn tăn, ái ngại gì đó tức là chưa làm hết sức", ông Bách chia sẻ.
Theo ông Bách, nếu làm công việc này mà không có tâm và không có tinh thần thép thì chỉ vài bữa vài bữa là lại xin nghỉ, luôn nghĩ đến cảnh thê lương, rùng rợn.
Ông Nguyễn Xuân Bách cho biết, cách đây 30 năm vì sợ ế vợ nên ông phải giấu vợ ông về nghề nghiệp của mình. Nhưng ngày nay, tất cả anh em trong đội, chưa có ai ế vợ vì chọn làm nghề trang điểm cho những xác chết.
"Như ngày xưa là ế đấy. Tôi phải chờ cưới hỏi xong xuôi rồi mới nói sự thật về nghề. Lúc đó, cưới rồi thì đành chịu thôi", ông Bách cười.
---------------------------------
Nguyễn Ngọc Tùng là trai Hà Nội gốc. Nghề nghiệp của anh là trang điểm cho những xác chết. Sau 4 năm gắn bó với nghề, dù đã quen với công việc, nhưng Tùng vẫn không thể quên được cảm giác lạnh sống lưng khi lần đầu bước chân vào nhà lạnh và thấy nhiều xác chế nằm đắp chăn, chỉ hở mỗi bàn chân.
Đón đọc kì tới: " Chàng trai 9X và câu chuyện trang điểm cho hàng trăm xác chết" vào lúc 10h ngày 24/9.
Theo Danviet
Chàng trai 9X và câu chuyện trang điểm cho hàng trăm tử thi Vẻ ngoài điển trai, phong cách ăn mặc đúng chất trai phố. Chỉ có điều, nghề nghiệp của Tùng khá đặc biệt - làm đẹp cho tử thi. "Có lẽ tôi có duyên với người chết nên không hề sợ hãi khi làm nghề khâm liệm", Tùng chia sẻ. Nguyễn Ngọc Tùng (SN 1990) là một chàng trai lớn lên ở Thủ đô....