Tận mắt vận tải cơ C-295M thứ 3 dành cho Việt Nam
Chiếc vận tải cơ quân sự C-295M thứ ba mang số hiệu 8903 đã chính thức cất cánh lên đường từ Tây Ban Nha về Việt Nam.
Theo hình ảnh được chia sẻ trên Airplane-pictures.net chiếc máy bay vận tải CASA C-295M thứ ba mang số hiệu 8903, đồng thời cũng là chiếc cuối cùng trong hợp đồng mua 3 máy bay vận tải loại này do công ty hàng không Airbus DS (thuộc Tập đoàn hàng không Airbus châu Âu) chế tạo cho Không quân Việt Nam, đã chính thức cất cánh lên đường về Việt Nam để tiến hành các thủ tục bàn giao cuối cùng.
Hình ảnh được nhiếp ảnh gia Mark Paul Brockdorff chia sẻ trên Airplane-pictures.net cho thấy, hôm 29/4, chiếc C-295M cuối cùng của Không quân Việt Nam đã thực hiện chặng dừng chân đầu tiên tại hàng không Malta trong hành trình bay về Việt Nam.
Máy bay C-295M 8903 được đánh số sê-ri EC-001.
Trong khi sê-ri trước đó là 132.
Video đang HOT
Đây là một trong 3 máy bay vận tải quân sự mới nhất và hiện đại nhất sẽ sớm được biên chế vào Không quân Việt Nam.
Hai máy bay C-295M trước đó đã được Việt Nam tiếp nhận mang số hiệu 8902 EC-003 (chiếc thứ hai).
Và số hiệu 8901 EC-004 (chiếc đầu tiên).
Chỉ ít ngày tới, Không quân Việt Nam sẽ được trang bị đủ bộ 3 máy bay vận tải quân sự C-295M hiện đại, từng bước thay thế cho những chiêc An-24 đã lỗi thời do Liên Xô chế tạo.
Theo_Kiến Thức
"Soi" vũ khí trên tàu hộ tống Buyan của Nga
Tàu hộ tống Dự án 21360 Buyan được trang bị hệ thống vũ khí khá mạnh, cho khả năng tác chiến hiệu quả tại các khu vực nước nông ở vùng biển Caspian.
Arms-expo đưa tin, tàu hộ tống Dự án 21360 Buyan mang tên Makhachkala là chiếc thứ 3 của đề án được tăng cường cho đội tàu Caspian nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu.
Đây là một loại tàu pháo tuần tra được thiết kế cho các hoạt động tác chiến ở những vùng biển nông, các khu vực cửa sông, cảng biển.
Tàu có chiều dài 62 mét, rộng 9,6 mét, mớn nước 2 mét, lượng giãn nước tiêu chuẩn 550 tấn (tương đương với tàu tên lửa cao tốc Molniya).
Tàu được vũ trang khá mạnh gồm: 1 pháo hạm A-190 100 mm, 2 pháo bắn siêu nhanh AK-630M, 1 giàn phóng rocket A-215 Grad-M, 1 hệ thống phòng không tầm thấp 3M-47 Gibka.
Pháo hạm A-190 có tầm bắn tối đa 20 km, tốc độ bắn lên tới 80 viên/phút.
Cận cảnh giàn phóng rocket 122 mm ở đuôi tàu. Nó có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau như đạn nổ mảnh, đạn chống tàu ngầm mini với tầm bắn từ 2 - 20 km.
Hệ thống phòng không tầm thấp 3M-47 Gibka được trang bị tích hợp hệ thống cảm biến độc lập, cho phép đối phó hiệu quả với các mục tiêu đường không tầm thấp.
Cảm biến chính trên tàu là radar Positive-M1, radar có nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện các mục tiêu đường không cũng như mặt nước. Bên cạnh đó là radar điều khiển hỏa lực MR-123 Vympel.
Buyan được trang bị hệ thống động lực CODAD (động cơ diesel kết hợp) tổng công suất 8.000 mã lực. Tàu không sử dụng chân vịt mà dùng hệ thống đẩy phản lực nước để di chuyển, nó có thể đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 1.500 hải lý.
Hiện tại, Nga đang tiến hành chương trình nâng cấp tàu pháo Dự án 21360 thành tàu tên lửa Dự án 21361 Buyan-M.
Theo Tri Thức
Không quân Ukraine biên chế vận tải cơ "khủng" An-70 Hãng chế tạo máy bay Antonov vừa chính thức bàn giao máy bay vận tải An-70 cho Không quân Ukraine. Tạp chí Airrecognition cho hay, Không quân Ukraine đã đưa máy bay vận tải An-70 vào biên chế chính thức, sau khi hãng chế tạo máy bay Antonov hoàn tất quá trình kiểm tra khả năng cất và hạ cánh trên đường băng...