Tận mắt thấy những “kỳ hoa dị thảo” ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ mà trong đời chưa chắc đã thấy
Vườn Quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích tự nhiên 8.527 ha thuộc hệ sinh thái rừng ngập lợ úng phèn, nằm trên địa bàn 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời của tỉnh Cà Mau.
“ Kỳ hoa dị thảo” ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ
Khu rừng tràm nguyên sinh nơi đây sản sinh ra rất nhiều câu chuyện huyền thoại mà cho đến bây giờ vẫn còn không ít người muốn khám phá và trải nghiệm.
Dù khó tìm thấy được dấu vết của rắn hổ mây khổng lồ như lời kể, song với tính đa dạng sinh học của khu rừng huyền thoại này, du khách có thể tận mắt thấy được những loài thực vật, động vật mà trong đời người chưa chắc đã gặp một lần.
Kỹ sư Lâm sinh Nguyễn Tấn Truyền, người có 12 năm gắn bó, khám phá tính đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia U Minh Hạ, cho biết hiện nơi đây có 176 loài thực vật, 32 loài thú, 91 loài chim, 47 loài bò sát và hàng chục loài lưỡng cư, thủy sản; trong đó có nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới cần được bảo vệ.
Những loài thực vật dưới đây phải len lỏi nhiều ngày giữa rừng tràm nguyên sinh Vườn Quốc gia U Minh Hạ mới có thể tìm thấy:
Bí kỳ nam, tên khác là Kỳ nam kiến, có tên khoa học Hydnophytum formicarum jack, thuộc họ cà phê. Đây là loài cây sống cộng sinh với kiến, có tác dụng trong nghiên cứu điều trị bệnh. Loài thực vật này đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam
Trái mỏ quạ (thực ra là lá) được hình thành từ chính lá cây mỏ quạ, do kiến chui vào lá làm tổ khiến lá phồng lên giống như cái mỏ của con quạ. Đây cũng là loại cây dùng làm thuốc chữa bệnh, phổ biến nhất là dùng để ngâm rượu
Cây nắp ấm hay còn gọi là bình nước kỳ quan, cây bắt mồi… Được miêu tả là có tác dụng chữa rất nhiều bệnh. Hiện nay Vườn Quốc gia U Minh Hạ đang ra sức bảo tồn như nhiều loài thực vật quý hiếm khác trong rừng
Không chỉ nhiều “kỳ hoa dị thảo”, Vườn Quốc gia U Minh Hạ còn sở hữu rất nhiều động vật quý hiếm:
Video đang HOT
Cầy hương xuất hiện trong “bẫy camera” của Vườn Quốc gia U Minh Hạ
Chim dù dì hay còn gọi là cú đại bàng, tên khoa học là Bubo xuất hiện ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ
Quần thể dơi ngựa trong Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Loài dơi này được ghi nhận là thành viên lớn nhất của họ dơi với sải cánh rất dài
Một con nai đi tìm thức ăn trong rừng U Minh Hạ
Rái cá lông mũi là loài sắp tuyệt chủng trên thế giới nhưng vẫn còn nhiều cá thể được phát hiện ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ
Rùa ba gờ cũng là động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam
Sóc đỏ
Trăn đất (Ảnh và clip: Tư liệu Vườn Quốc gia U Minh Hạ)
5 loài cá quý hiếm sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt, có loài mất tích bí ẩn từ năm 1990
5 loài cá quý hiếm sẽ được bảo vệ đường di cư sinh sản trước nguy cơ đang bị tuyệt chủng.
5 loài cá được bảo vệ nghiêm ngặt
Theo Dự thảo Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ NNPTNT lấy ý kiến góp ý trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, có 5 loài cá quý hiếm sẽ được bảo vệ đường di cư sinh sản.
Theo đó, 5 loài cá nguy cấp, quý hiếm sẽ được bảo vệ đường di cư sinh sản tự nhiên, gồm: cá mòi cờ chấm, cá mòi cờ hoa, cá chình bông, cá chình mun, cá cháy.
Những loài cá này quý hiếm như thế nào mà phải khẩn cấp bảo vệ đường di cư sinh sản tự nhiên trong thời gian tới?
Cá mòi cờ chấm. Ảnh: tepbac.
Cá mòi cờ chấm
Cá mòi cờ chấm phân bố ven bờ vịnh Bắc Bộ, có thể vào các sông Hồng, Thái Bình, Ninh Cơ, sông Mã. Cá có thân dài, dẹp bên, hình bầu dục dài. Đầu tương đối to, mõm tù.
Cá mòi cờ chấm ăn tươi có vị thơm ngon hoặc phơi khô và làm nước mắm. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, loài cá này bị khai thác bừa bãi ở bãi đẻ và ở trên đường di cư. Cá con bị khai thác quá nhiều ở cửa sông nên nguồn lợi loài cá này bị giảm sút nghiêm trọng.
Theo Dự thảo Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, để bảo vệ loài cá này sẽ cấm khai thác trong mùa cá sinh sản.
Cá mòi cờ hoa, loài cá được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Ảnh: Tepbac.
Cá mòi cờ hoa
Cá mòi cờ hoa cỡ nhỏ, thân hình thoi, dẹt bên. Đầu nhọn và tròn. Mõm ngắn. Miệng nhỏ, có khuyết ở giữa hàm trên lõm.
Loài cá này phân bố ở vùng núi phía Bắc: Hòa Bình, Phú Thọ (Việt Trì - sông Thao, Đoan Hùng - sông Lô. Vùng đồng bằng Bắc Bộ: Thái Nguyên, Bắc Giang (sông Thương, sông Cầu), Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định (hạ lưu sông Hồng, Bắc Ninh, Hải Dương (hạ lưu hệ thống sông Thái Bình) và Bắc Trung Bộ Thanh Hoá (sông Mã) và Nghệ An (sông Lam).
Cá mòi cờ hoa là loài cá sống ở nước mặn nhưng đến mùa sinh sản chúng di cư vào các sông để đẻ. Mùa sinh sản của cá mòi thường là từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm.
Hiện, cá mòi cờ hoa đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000) và danh sách các loài cần bảo vệ của ngành thủy sản từ năm 1996.
Cá chình.
Cá chình bông
Thân cá chình bông có hình trụ dài có vảy xếp dạng hình chiếc chiếu, nhỏ, dạng trái xoan và vây chạy vùng quanh ngực. Cá chình bông trưởng thành có màu vàng với màu nâu xanh đến đen trên lưng và bụng màu trắng, con nhỏ có màu hơi xám đến vàng.
Ở Việt Nam, cá chình bông phân bố ở Bình Định (đầm Châu Trúc), Hà Tĩnh (sông Ngàn Phố), Thừa Thiên Huế (sông Hương), Gia Lai (sông Ba), Quảng Ngãi (sông Trà Khúc)...
Cá chình bông là loài thủy đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao, hàm lượng protein của thịt cá chình cao hơn thịt bò, thịt lợn và trứng gà, đặc biệt là rất giàu các loại vitamin. Ở Trung Quốc, người ta coi cá chình bông là "thuỷ sâm".
Cá chình mun
Cá chình mun được xếp vào danh mục các loài nguy cấp trong Sách đỏ Việt Nam.
Các loài cá chình mun có chu kỳ sống rất đặc biệt: sinh trưởng trong nước ngọt đến tuổi thành thục, trưởng thành sinh dục, di cư ra biển để sinh sản.
Loài cá cháy. Ảnh: tepbac.
Cá cháy
Cá cháy là loài cá khá lớn, thân bầu dục, cao, dẹp bên, phủ vảy tròn lớn. Cá phân bố ở sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Thái Bình, sông Đà, sông Thao, Thác sông Cầu, sông Thương.
Cá cháy có tập tính sống thành từng đàn dọc duyên hải. Cá cháy Bắc có giá trị thực phẩm, ở sông Hồng sản lượng khai thác trước đây khá cao tuy nhiên từ những năm 1990 trên sông Hồng không còn thấy cá cháy nữa.
Cá cháy đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, mức độ đe doạ bậc V và danh sách các loài cần bảo vệ của ngành thủy sản từ trước năm 1996.
Vùng đất cá đồng từng "thở như nước cơm sôi", cá lóc già mọc râu nặng 6-7 ký, tới mùa cá về dày đặc sông Vùng đất Cà Mau xưa nức tiếng xứ Nam Kỳ về nguồn lợi cá đồng. Ngày trước (chủ yếu từ trước năm 1975), đất rộng, người thưa, cá đồng ở Cà Mau nhiều vô số kể. Tỉnh Cà Mau có hệ sinh thái rừng ngập lợ (rừng tràm U Minh Hạ) và phần lớn đất đai là vùng sâu trũng, được ngọt hóa...