Tận mắt ngắm cây thị gần 400 tuổi trong ngôi chùa ở Hà Nam
Cây thị cao hơn 10m với chu vi gốc cây khoảng 2,2m nằm trong khuôn viên chùa Cây Thị (Tịnh Viện Di Đà) tọa lạc thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam là một trong những ‘chứng nhân’ lịch sử với niên đại khoảng 370 năm tuổi.
Mới đây, Viện nghiên cứu Công nghiệp rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã có bước giám định, xác nhận cây thị cổ tại chùa Cây Thị ở Hà Nam tồn tại với niên đại khoảng 370 năm tuổi.
Theo các cụ cao niên ở gần khu vực xung quanh chùa, từ nhỏ họ đã thấy gốc thị to như vậy. Đại đức Thích Huệ Hạnh (trụ trì chùa Cây Thị) cho biết, sở dĩ có tên chùa Cây Thị là vì cạnh ngôi chùa cổ có một cây thị tuổi đời lên đến hơn 100 năm.
“Tên gọi xứ “Cây Thị” đã có từ cách đây tới 300 năm. Sách “Trương thế gia ký” ở từ đường Trương Công Giai, soạn năm Quý Sửu, niên hiệu Long Đức thứ 2 (năm 1733) đã từng nhắc tới địa danh này” – Đại đức Thích Huệ Hạnh cho biết thêm.
Ngày nay, những giá trị lịch sử vẫn được bảo tồn và lưu giữ, trong đó điểm nhấn chính là cây thị cổ thụ với niên đại gần 400 năm. Có thể thấy, cây thị không chỉ mang một giá trị lịch sử mà còn ấn chứa một giá trị văn hóa tâm linh rất lớn. Chính vì vậy, nhà chùa luôn muốn gìn giữ những giá trị thiên nhiên mang tính lịch sử, tránh những tác động của bàn tay con người.
Video đang HOT
Hàng năm, khoảng đầu tháng 5 âm lịch là mùa mà cây thị trổ hoa nhiều nhất và thượng tuần tháng 7 âm lịch là khoảng thời gian cây thị ra quả sai trĩu.
Theo dòng lịch sử, ngôi chùa có thể bị thay đổi nhưng cây thị vẫn trụ vững với tán lá xum xuê như che mát, xoa dịu những lo toan, buồn phiền nơi thế giới trần tục của con người mỗi khi về chùa.
Bên cạnh tận mắt chiêm ngưỡng cây thị cổ hàng trăm năm tuổi, du khách còn được cảm nhận không gian chốn thờ tự linh thiêng của ngôi chùa. Nơi đây mang lại cho người dân cũng như mỗi du khách được trải nghiệm cuộc sống, hướng con người đến với những giá trị cơ bản nhất của đạo Phật, mang lại sự thanh tịnh và thoải mái trong tâm hồn.
Theo Đại đức Thích Huệ Hạnh, ngôi chùa được trùng tu vào năm 1940 với 5 gian Chánh điện thờ Phật và 3 gian nhà thờ. Ban đầu khi được trùng tu sửa chữa, các gian được làm bằng gỗ rất khang trang, đẹp đẽ. Tuy nhiên, sau trận chiến chống càn tại núi chùa năm 1954, ngôi chùa bị tàn phá. Sau đó ít năm các cụ trong làng lên núi tìm kiếm những gì còn sót lại và phục dựng chỉ còn 3 gian thờ Phật cho đến ngày nay.
Tháng 12/2019, chùa Cây Thị được kiến thiết tôn tạo, phục hồi và xây dựng.
Phần sân dẫn vào chùa được trải sỏi trắng, xung quanh các ngọn đồi xanh mướt màu xanh của cỏ Nhật đan xen với những cây tùng. Giải thích tại sao lựa chọn những viên sỏi trắng, tạo hình tỉ mỉ, các sư thầy cho biết đá trắng khiến cho lòng người trở nên thanh thoát, cùng với tiếng chuông tạo nên không gian thanh tịnh. Ai bước chân đến đây cũng có cảm giác nhẹ nhàng, thư thái như về với với thiên nhiên, hay tìm về cái vô ngã của con người.
Với lối kiến trúc kết hợp các nền văn hóa Á đông độc đáo, không khí trong lành, mát mẻ, không gian yên bình và thanh tịnh, giúp du khách quên hết mọi mệt nhọc, lo âu của cuộc sống thường nhậ
Vẻ đẹp thoát tục của ngôi chùa gần 1.000 năm tuổi trên đỉnh núi Long Đọi, Hà Nam
Chùa Long Đọi Sơn vừa mang một vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng của một ngôi cổ tự gần một nghìn năm tuổi, vừa mang đến cho du khách một cảm giác vô cùng bình yên, thanh tịnh.
Chùa Long Đọi (thuộc xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, Hà Nam)-một ngôi cổ tự gắn với tháp Sùng Thiện Diên Linh nổi danh từ thời Lý. Đây là di tích có giá trị quan trọng về mặt lịch sử - văn hóa, khảo cổ học và là một biểu tượng văn hóa của trấn Sơn Nam xưa cũng như Hà Nam hiện nay. Trải qua gần 1000 năm tuổi, ngôi chùa Long Đọi Sơn (thuộc xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) không chỉ là Di tích quốc gia đặc biệt, mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa, tâm linh quý giá của dân tộc mà còn là kho sử liệu quý giá với thế hệ trẻ ngày nay.
Nằm trên đỉnh núi Long Đọi, xung quanh cảnh sắc sơn thủy hữu tình, ngôi chùa lọt thỏm giữa rừng cây xanh mát, không gian khoáng đạt, bởi vậy chùa Long Đọi Sơn mang vẻ đẹp vô cùng an yên, tĩnh mịch và huyền bí. Theo sử sách ghi chép lại, chùa Long Đọi Sơn do vua Lý Thánh Tông và Vương Phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054. Đến năm 1121, vua Lý Nhân Tông tiếp tục tôn tạo và xây bia bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh.
Chùa Long Đọi Sơn có địa thế vô cùng đắc địa và đặc biệt. Ngôi chùa tọa lạc trên 10.0000m2 của núi Long Đọi, lưng tựa vào núi iệp với ba dòng sông bao quanh, quanh chân núi có 9 giếng nước tự nhiên mà người dân vẫn gọi là chín mắt rồng.
Để lên đến chùa, du khách phải leo gần 373 bậc đá xẻ, đá phiến lớn men theo triền núi. Không gian xanh mát, tĩnh lạng của ngôi chùa tạo cho phật tử, du khách cảm giác an yên, thoát khỏi nhịp sống xô bồ bên ngoài.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa vẫn giữ được nét cổ kính, linh thiêng, mang đậm phong cách kiến trúc, mỹ thuật thời Lý. Đây là ngôi chùa có lịch sử lâu đời, phản ánh một thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo trong lịch sử dân tộc và là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Cổng Tam quan của ngôi chùa nhuốm màu cổ kính, rêu phong được bao quanh giữa không gian xanh mát của những cây cổ thụ.
Vẻ đẹp cổ kính, rêu phong của ngôi chùa không chỉ đem đến cảm giác bình yên cho phật tử, du khách bốn phương, mà còn tạo cảm hứng cho các bạn trẻ yêu thích điểm đến tâm linh đến vãn cảnh, chụp ảnh.
Ngay cổng chính trước tòa tam bảo là nhà bia để tấm bia Sùng Thiện Diên Linh - ấn tích Phật giáo huy hoàng thời Lý, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. Tấm bia được khắc chữ cả hai mặt với nhiều thông tin lịch sử quan trọng và giá trị như: ca ngợi công lao tài trí của vua Lý Nhân Tông và Thái úy Lý Thường Kiệt trong việc xây dựng, kiến thiết và đánh giặc giữ nước, phản ánh triết lý duyên khởi của Phật giáo, tình hình Phật giáo thời Lý...
Ngoài tấm bia Sùng Thiện Diên Linh, chùa hiện còn bảo lưu nhiều di vật quý mang đậm giá trị văn hóa truyền thống và dấu ấn lịch sử như: tượng Di Lặc bằng đồng, 6 pho tượng kim cương, tượng đầu người mình chim Kinari, nhiều mảng chạm trang trí bằng đất nung, gạch hoa văn thời Lý...
Tòa Tam Bảo của ngôi chùa với 7 gian bái đường và 3 gian Thượng điện, thờ Đức Phật Di Lặc ở chính giữa, chư vị Phật, đức Hộ Pháp.
Hai bên hành lang chùa sau tòa Tam bảo là 18 gian thờ thập bát La Hán. Với những giá trị lịch sử văn hóa hiếm có và vẻ đẹp vừa uy nghi, cổ kính, vừa thanh tịnh, nhẹ nhàng, chùa Đọi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Lễ hội chùa Đọi Sơn thường được tổ chức hàng năm vào ngày 21 tháng 3 âm lịch, thu hút đông đảo du khách bốn phương. Ngày nay, không chỉ vào dịp lễ hội, Tết, nhiều du khách và phật tử bốn phương vẫn hành hương Đọi Sơn, vãn cảnh chùa Long Đọi, để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất, gửi gắm những nguyện vọng, mong ước của họ trong năm mới.
Vẻ đẹp cổ kính của chùa Địa Tạng Phi Lai Đến chùa Địa Tạng Phi Lai sau cơn mưa mới cảm nhận được hết vẻ đẹp như 'tiên cảnh' của ngôi chùa. Tọa lạc tại xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Địa Tạng Phi Lai thu hút hàng nghìn du khách thập phương bởi vẻ đẹp cổ kính, thanh tịnh. Chùa Địa Tạng Phi Lai nằm ở vị trí...