Tận mắt căn cứ quân sự Nga ở nước ngoài
Nga đang ấp ủ tham vọng triển khai một số căn cứ quân sự mới ngay sát sườn Washington như những gì NATO đang làm ở Ukraine
Theo hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin cho hay, trong chuyến thăm đến các nước Châu Mỹ Latinh của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu vào tháng hai, Moscow một lần nữa tái khẳng định sự quan tâm đến các chương trình hợp tác và phát triển quốc phòng của Nga tại Châu Mỹ Latinh mà trọng tâm là với Venezuela đối tác chiến lược của Nga trong khu vực.
Và các chương trình hợp tác quân sự trên có thể là tiền đề giúp Moscow tái triển khai căn cứ quân sự tại Châu Mỹ Latinh. Trong ảnh là một trạm quan sát không gian của Quân đội Nga tại vùng núi Nurak, Tajikistan cách mực nước biển hơn 2.000m. Trạm giám sát trên có tên Okno được thiết kế dành cho nhiệm vụ theo dõi các mục tiêu không gian như vệ tinh hay thậm chí là cả tên lửa đạn đạo.
Dù Quân đội Nga luôn hạn chế việc triển khai quân tại các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Nhưng Nga vẫn là một trong những quốc gia có căn cứ quân sự ngoài lãnh thổ của mình nhiều nhất thế giới. Trong ảnh là căn cứ không quân Kant của Nga cách thủ đô Bishkek, Kyrgyzstan 20km và là một phần trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể CSTO.
Hình ảnh một binh sĩ Nga tại căn cứ Kant trong một đợt Nga mở của căn cứ không quân này cho khách tham quan.
Video đang HOT
Trong ảnh là Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan trong một chuyến thăm đến căn cứ quân sự số 102 của Nga tại Armenia. Armenia cũng một quốc gia thành viên của CSTO.
Hiện tại Quân đội Nga cũng đang duy trì các căn cứ quân sự tại Nam Ossetia sau cuộc chiến với Gruzia vào năm 2008.
Các binh sĩ Nga trong một buổi vệ sinh vũ khí của mình tại một doanh trại của Quân đội Nga ở Tskhinvali, Nam Ossetia.
Cận cảnh dàn xe chiến đấu bộ binh và pháo tự hành Quân đội Nga đóng tại Tskhinval.
Một phần dãy nhà dành cho các binh sĩ Nga tại khu vực lãnh thổ đòi ly khai Abkhazia, nó còn được biết tới với cái tên Cộng hòa Abkhazia.
Một buổi huấn luyện quân sự của các binh sĩ Nga tại căn cứ số 7 đóng ở Gudauta, Abkhazia.
Các căn cứ quân sự của Nga tại Abkhazia đều được tái xây dựng lại sau xung đột với Gruzia vào năm 2008.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga tại Abkhazia.
Hiện tại đa phần các căn cứ quân sự của Nga ở nước ngoài đều nằm ở các quốc gia thuộc Liên Xô trước đây hoặc các nước thành viên CSTO. Tuy nhiên với bối cảnh tình hình thế giới thay đổi phức tạp hiện tại Quân đội Nga ngày càng mở rộng các căn cứ của nước này vượt ra khỏi biên giới Liên Xô trước đây nhằm bảo vệ lợi ích an ninh của Moscow.
Theo_Kiến Thức
Đình chỉ hoạt động tái bố trí căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản
Chính phủ Nhật Bản và chính quyền tỉnh đảo Okinawa đang vướng vào cuộc chiến pháp lý về việc tái bố trí căn cứ không quân Futenma của Mỹ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 4/3 cho biết, ông đã quyết định tạm thời đình chỉ các công việc liên quan đến hoạt động tái bố trí căn cứ không quân Futenma của Mỹ trên đảo Okinawa, đồng thời chấp nhận kế hoạch hoà giải với chính quyền tỉnh Okinawa do toà án làm trung gian.
Chính phủ Nhật Bản và chính quyền tỉnh đảo Okinawa đang vướng vào cuộc chiến pháp lý về việc tái bố trí căn cứ không quân Futenma của Mỹ tại tỉnh này.
Căn cứ không quân Futenma của Mỹ (Ảnh: AP)
Theo kế hoạch hoà giải của tòa án, chính quyền đảo Okinawa và Chính phủ Nhật Bản sẽ ngừng kiện cáo lẫn nhau liên quan tới vấn đề di dời căn cứ Futenma và nối lại đàm phán nhằm đạt được một thoả hiệp.
Nếu các cuộc đối thoại thất bại, hai bên sẽ cam kết tuân thủ phán quyết của toà án. Theo một phần của kế hoạch, Thủ tướng Abe sẽ cho ngừng hoạt động xây dựng một căn cứ thay thế Futenma tại thị trấn thưa dân Henoko của thành phố Nago thuộc tỉnh Okinawa.
Tuy nhiên, Thủ tướng Abe nhấn mạnh Chính phủ Nhật Bản vẫn duy trì quan điểm cho rằng chuyển căn cứ Futenma tới Henoko là "giải pháp duy nhất" để Nhật Bản nhận lại phần đất bị căn cứ Futenma chiếm đóng.
Tái bố trí căn cứ Futenma chiếm phần quan trọng trong một thoả thuận song phương toàn diện hơn về sắp xếp lại sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Nhật Bản.
Kế hoạch trên được đưa ra từ năm 1996, song vẫn chưa thực hiện được do vấp phải phản ứng quyết liệt của người dân tỉnh này./.
Hồng Nhung
Theo_VOV
Trung Quốc bắt đầu xây căn cứ quân sự ở Djibouti Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 25.2 cho biết bắt đầu xây dựng căn cứ hậu cần ở Djibouti và đây là cơ sở quân sự đầu tiên của nước này ở nước ngoài. Một cảng ở Djibouti - Ảnh: Reuters Trung Quốc và Djibouti đã đạt được thỏa thuận xây căn cứ hậu cần này với mục đích quân sự và tiếp...