Tận mắt các thiết kế ít biết của công ty Sukhoi Nga
Trong lịch sử hàng chục năm của mình, Công ty máy bay Sukhoi (Nga) đã tạo ra vô số thiết kế nhưng không mấy tiếng tăm trên thế giới.
Nhắc tới Công ty máy bay Sukhoi (Nga), người ta thường nghĩ ngay tới sản phẩm tiêm kích Su-27 huyền thoại, hay cường kích Su-24, Su-25, Su-17/22 đáng sợ. Tuy nhiên, có lẽ ít người biết rằng còn vô số sản phẩm máy bay Sukhoi khác trong suốt hàng chục năm phát triển của hãng chế tạo máy bay lừng danh này. Chỉ có điều, chúng không nổi tiếng lắm và thậm chí còn là tội đồ. Máy bay ném bom hạng nhẹ Sukhoi Su-2 do Pavel Sukhoi (“cha đẻ” Công ty máy bay Sukhoi ngày nay) hợp tác cùng Andrei Tupolev phát triển cho Hồng quân Liên Xô từ những năm 1930. Loại máy bay mang được 400kg bom này được sản xuất 910 chiếc phục vụ không thành công trong CTTG 2. Biên chế từ năm 1937 nhưng tới 1942 nó đã bị thay thế trên tiền tuyến bằng Il-2 hay Tu-2. Máy bay Sukhoi Su-7 được phát triển cho nhiệm vụ không chiến tầm gần tầm thấp từ giữa những năm 1950. Tuy nhiên, chúng được đánh giá là không thành công với nhiệm vụ không chiến mà sau đó phải chuyển sang vai trò thứ 2 – cường kích. Khoảng 1.800 chiếc Su-7 được sản xuất từ 1957-1972 nhưng đa phần là mẫu cường kích Su-7B. Dù được xuất khẩu tới hơn 10 quốc gia nhưng Su-7 không tạo ra được tiếng vang nào vượt hơn ông lớn MiG. Máy bay tiêm kích đánh chặn mang tên lửa Sukhoi Su-9 được phát triển và đưa vào sử dụng năm 1959. Có khoảng 1.150 chiếc được chế tạo cho Không quân Liên Xô, nhưng đây cũng không phải là thiết kế thành công của Sukhoi khi mà nó gặp hạn chế nhiều điểm, bộ vũ khí kém cỏi. Nhìn chung, Su-9 thua kém xa về nhiều mặt so với thiết kế tiêm kích MiG-21 huyền thoại. Máy bay đánh chặn Su-11 là bản nâng cấp từ Su-9 với cánh tam giác, trang bị radar Oryol và động cơ cực khỏe AL-7F-1 cho vận tốc leo cao, trần bay khá tốt. Tuy nhiên khi đưa vào phục vụ năm 1964, Su-11 đã gây ra không ít vụ tai nạn, cũng như gặp vô số nhược điểm (không thể đánh chặn máy bay tầm thấp), cho nên chỉ có 108 chiếc được chế tạo phục vụ hạn chế tới năm 1983 thì nghỉ hưu. Xét trên nhiều góc độ thì so với Su-9/11, tiêm kích đánh chặn siêu âm Sukhoi Su-15 là thiết kế thành công về mặt kĩ thuật của Phòng thiết kế Sukhoi. Ví dụ như máy bay có thể đạt tốc độ tới Mach 2,5, trang bị bộ radar mạnh mẽ cùng tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar hiện đại. Tuy nhiên, Su-15 lại dính một vết nhơ khó gột sạch. Từ năm 1978-1983, Su-15 đã bắn hạ 3 máy bay chở khách, nghiêm trọng nhất là vụ năm 1983 – bắn rơi chiếc Boeing 747 của Korean Airlines khiến 246 hành khách thiệt mạng. Ngoài thiết kế chiến đấu cơ không thành công, Công ty máy bay Sukhoi còn tham gia lĩnh vực phát triển máy bay thế theo, nhưng chúng cũng không quá nổi danh trên thế giới. Trong ảnh là mẫu thiết kế máy bay nhào lộn Su-26 đạt tốc độ 450km/h, tầm bay 800km. Chiếc máy bay này đã đạt được không ít thành công tại các giải đấu toàn thế giới và châu Âu. Máy bay nhào lộn hai chỗ ngồi Su-29. Máy bay nhào lộn Su-31. Công ty máy bay Sukhoi còn tham gia các dự án phát triển máy bay chở khách. Mà nổi tiếng nhất là mẫu thiết kế máy bay đang gặt hái được nhiều hợp đồng trên thế giới dù rằng nó cũng có “vết nhơ” – vụ tai nạn năm 2012 ở Indonesia khi đang trong chuyến bay biểu diễn. Vụ việc khiến cho 37 hành khách thành viên phi hành đoàn 8 người thiệt mạng. Máy bay vận tải Su-80 được phát triển từ cuối những năm 1990 được kỳ vọng là có thể thay thế các loại máy bay vận tải hạng nhẹ An-24/26, An-28, An-40. Đáng lưu ý, Su-80 trang bị động cơ của Mỹ General Electric CT7-9B. Chỉ có vẻn vẹn 8 chiếc được sản xuất phục vụ hạn chế ở một vài hãng hàng không tư nhân và lực lượng biên phòng Kazakhstan.
Nhắc tới Công ty máy bay Sukhoi (Nga), người ta thường nghĩ ngay tới sản phẩm tiêm kích Su-27 huyền thoại, hay cường kích Su-24, Su-25, Su-17/22 đáng sợ. Tuy nhiên, có lẽ ít người biết rằng còn vô số sản phẩm máy bay Sukhoi khác trong suốt hàng chục năm phát triển của hãng chế tạo máy bay lừng danh này. Chỉ có điều, chúng không nổi tiếng lắm và thậm chí còn là tội đồ.
Máy bay ném bom hạng nhẹ Sukhoi Su-2 do Pavel Sukhoi (“cha đẻ” Công ty máy bay Sukhoi ngày nay) hợp tác cùng Andrei Tupolev phát triển cho Hồng quân Liên Xô từ những năm 1930. Loại máy bay mang được 400kg bom này được sản xuất 910 chiếc phục vụ không thành công trong CTTG 2. Biên chế từ năm 1937 nhưng tới 1942 nó đã bị thay thế trên tiền tuyến bằng Il-2 hay Tu-2.
Máy bay Sukhoi Su-7 được phát triển cho nhiệm vụ không chiến tầm gần tầm thấp từ giữa những năm 1950. Tuy nhiên, chúng được đánh giá là không thành công với nhiệm vụ không chiến mà sau đó phải chuyển sang vai trò thứ 2 – cường kích. Khoảng 1.800 chiếc Su-7 được sản xuất từ 1957-1972 nhưng đa phần là mẫu cường kích Su-7B. Dù được xuất khẩu tới hơn 10 quốc gia nhưng Su-7 không tạo ra được tiếng vang nào vượt hơn ông lớn MiG.
Máy bay tiêm kích đánh chặn mang tên lửa Sukhoi Su-9 được phát triển và đưa vào sử dụng năm 1959. Có khoảng 1.150 chiếc được chế tạo cho Không quân Liên Xô, nhưng đây cũng không phải là thiết kế thành công của Sukhoi khi mà nó gặp hạn chế nhiều điểm, bộ vũ khí kém cỏi. Nhìn chung, Su-9 thua kém xa về nhiều mặt so với thiết kế tiêm kích MiG-21 huyền thoại.
Video đang HOT
Máy bay đánh chặn Su-11 là bản nâng cấp từ Su-9 với cánh tam giác, trang bị radar Oryol và động cơ cực khỏe AL-7F-1 cho vận tốc leo cao, trần bay khá tốt. Tuy nhiên khi đưa vào phục vụ năm 1964, Su-11 đã gây ra không ít vụ tai nạn, cũng như gặp vô số nhược điểm (không thể đánh chặn máy bay tầm thấp), cho nên chỉ có 108 chiếc được chế tạo phục vụ hạn chế tới năm 1983 thì nghỉ hưu.
Xét trên nhiều góc độ thì so với Su-9/11, tiêm kích đánh chặn siêu âm Sukhoi Su-15 là thiết kế thành công về mặt kĩ thuật của Phòng thiết kế Sukhoi. Ví dụ như máy bay có thể đạt tốc độ tới Mach 2,5, trang bị bộ radar mạnh mẽ cùng tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar hiện đại. Tuy nhiên, Su-15 lại dính một vết nhơ khó gột sạch. Từ năm 1978-1983, Su-15 đã bắn hạ 3 máy bay chở khách, nghiêm trọng nhất là vụ năm 1983 – bắn rơi chiếc Boeing 747 của Korean Airlines khiến 246 hành khách thiệt mạng.
Ngoài thiết kế chiến đấu cơ không thành công, Công ty máy bay Sukhoi còn tham gia lĩnh vực phát triển máy bay thế theo, nhưng chúng cũng không quá nổi danh trên thế giới. Trong ảnh là mẫu thiết kế máy bay nhào lộn Su-26 đạt tốc độ 450km/h, tầm bay 800km. Chiếc máy bay này đã đạt được không ít thành công tại các giải đấu toàn thế giới và châu Âu.
Máy bay nhào lộn hai chỗ ngồi Su-29.
Máy bay nhào lộn Su-31.
Công ty máy bay Sukhoi còn tham gia các dự án phát triển máy bay chở khách. Mà nổi tiếng nhất là mẫu thiết kế máy bay đang gặt hái được nhiều hợp đồng trên thế giới dù rằng nó cũng có “vết nhơ” – vụ tai nạn năm 2012 ở Indonesia khi đang trong chuyến bay biểu diễn. Vụ việc khiến cho 37 hành khách thành viên phi hành đoàn 8 người thiệt mạng.
Máy bay vận tải Su-80 được phát triển từ cuối những năm 1990 được kỳ vọng là có thể thay thế các loại máy bay vận tải hạng nhẹ An-24/26, An-28, An-40. Đáng lưu ý, Su-80 trang bị động cơ của Mỹ General Electric CT7-9B. Chỉ có vẻn vẹn 8 chiếc được sản xuất phục vụ hạn chế ở một vài hãng hàng không tư nhân và lực lượng biên phòng Kazakhstan.
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc dùng máy bay Boeing 747 cho mục đích quân sự
Quân đội Trung Quốc gần đây đã dùng máy bay chở khách Boeing 747 mua của Mỹ để chuyên chở hàng quân sự.
Theo tờ Sina, trong bối cảnh xung đột trong khu vực ngày càng leo thang, Trung Quốc thường xuyên sử dụng máy bay chở khách Boeing 747 với mục đích quân sự như chuyên chở binh sĩ hoặc vũ khí trang bị. Đây được coi là một giải pháp hay trong trường hợp họ cần điều động, triển khai lượng lớn quân tới khu vực xung đột. Trong ảnh là số xe thiết giáp cơ động của Tập đoàn quân 20, Đại Quân khu Tế Nam được không vận bằng máy bay Boeing 747. Để biến một chiếc máy bay dân sự thành máy bay quân sự thì chiếc Boeing 747 này đã bị gỡ bỏ toàn bộ nội thất bên trong, càng dễ dàng hơn khi vận chuyển, đồng thời tăng sức chứa trong khoang. Công đoạn vận chuyển xe quân sự lên máy bay hết sức phức tạp. Họ phải sử dụng một thiết bị nâng đặc biệt để đưa xe quân sự đã được "gói ghém cẩn thận" lên cửa máy bay. Khác với máy bay vận tải quân sự chuyên dụng có thể mở cửa dưới đuôi. Với máy bay Boeing 747 thì họ buộc phải dùng cách khác để đưa xe vào khoang. Boeing 747 là một trong những máy bay phản lực dân dụng lớn nhất trên thế giới do công ty Boeing Mỹ sản xuất từ những năm 1970 cho tới tận ngày nay. Trung Quốc là một trong những quốc gia sở hữu khá nhiều Boeing 747 có tầm bay lên tới hơn 12.000km. Việc dùng máy bay Boeing 747 cho mục đích quân sự là giải pháp tạm thời trong bối cảnh nước này thiếu máy bay vận tải hạng nặng.
Theo tờ Sina, trong bối cảnh xung đột trong khu vực ngày càng leo thang, Trung Quốc thường xuyên sử dụng máy bay chở khách Boeing 747 với mục đích quân sự như chuyên chở binh sĩ hoặc vũ khí trang bị. Đây được coi là một giải pháp hay trong trường hợp họ cần điều động, triển khai lượng lớn quân tới khu vực xung đột.
Trong ảnh là số xe thiết giáp cơ động của Tập đoàn quân 20, Đại Quân khu Tế Nam được không vận bằng máy bay Boeing 747.
Để biến một chiếc máy bay dân sự thành máy bay quân sự thì chiếc Boeing 747 này đã bị gỡ bỏ toàn bộ nội thất bên trong, càng dễ dàng hơn khi vận chuyển, đồng thời tăng sức chứa trong khoang.
Công đoạn vận chuyển xe quân sự lên máy bay hết sức phức tạp. Họ phải sử dụng một thiết bị nâng đặc biệt để đưa xe quân sự đã được "gói ghém cẩn thận" lên cửa máy bay.
Khác với máy bay vận tải quân sự chuyên dụng có thể mở cửa dưới đuôi. Với máy bay Boeing 747 thì họ buộc phải dùng cách khác để đưa xe vào khoang.
Boeing 747 là một trong những máy bay phản lực dân dụng lớn nhất trên thế giới do công ty Boeing Mỹ sản xuất từ những năm 1970 cho tới tận ngày nay. Trung Quốc là một trong những quốc gia sở hữu khá nhiều Boeing 747 có tầm bay lên tới hơn 12.000km. Việc dùng máy bay Boeing 747 cho mục đích quân sự là giải pháp tạm thời trong bối cảnh nước này thiếu máy bay vận tải hạng nặng.
Theo_Kiến Thức
Ngắm dàn máy bay chiến đấu hùng hậu của Không quân Nga Không quân Nga hiện đang sở hữu những máy bay tiêm kích, máy bay ném bom, máy bay vận tải và trực thăng tấn công hàng đầu thế giới. Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Không quân 12/8/2014, Tư lệnh Không quân Nga Victor Bondarev cho biết quân chủng này sẽ được nâng cấp và tăng cường đáng kể phi đội máy...