Tận mắt 9 máy bay quân sự nhanh nhất lịch sử
Với tốc độ lên đến 7.274 km/h, X-15 trở thành máy bay quân sự có người lái nhanh nhất lịch sử hàng không và kỷ lục này đã tồn tại suốt 57 năm.
Máy bay quân sự F-4 Phantom IIthực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 27/5/1958. Ngày 6/12/1959, phi công Lawrence E. Flint, Jr lái chiếc F-4 thiết lập kỷ lục tốc độ 2.660 km/h. Những năm Chiến tranh Việt Nam, F-4 là tiêm kích hộ tống chủ lực của Không quân và Hải quân Mỹ trong các phi vụ không kích miền bắc Việt Nam.
Convair F-106 Delta Dart thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 25/12/1956. Nó được thiết kế với vai trò đánh chặn tốc độ cao nhằm chống lại các máy bay ném bom của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Ngày 15/12/1959, thiếu tá Joseph W. Rogers thiết lập kỷ lục tốc độ 2.455 km/h. Mặc dù được trang bị radar và tên lửa tinh vi, tuy nhiên, F-106 lại là một máy bay rất khó điều khiển.
Mikoyan MiG-31 Foxhound là tiêm kích đánh chặn tốc độ cao thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 16/9/1975. Ngày 31/8/1977, phi công thử nghiệm Alexandr Fedotov thiết lập độ cao kỷ lục 37,6 km. MiG-31 đạt tốc độ tối đa 3.000 km/h. Hiện tại, MiG-31 là một trong những máy bay quân sự nhanh nhất thế giới, Không quân Nga dự kiến duy trì hoạt động máy bay này đến năm 2030.
Mikoyan Ye-152 là mẫu thử nghiệm được sử dụng làm nền tảng cho các máy bay chiến đấu tốc độ cao. Mẫu thử nghiệm thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 10/7/1959. Nó đạt tốc độ tối đa 3.030 km/h. Ye-152 được cho là đã mở đường cho sự phát triển của tiêm kích đánh chặn tốc độ cao MiG-25.
XB-70 Valkyrie là mẫu thử nghiệm máy bay ném bom chiến lược tốc độ cao do Mỹ chế tạo nhằm đối phó với các tiêm kích đánh chặn của Liên Xô. Mẫu thử nghiệm thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 21/9/1964. Máy bay đạt tốc độ tối đa 3.308 km/h. Chỉ có 2 chiếc được chế tạo, dự án bị hủy bỏ vào năm 1961.
Bell X-2 Starbuster là mẫu thử nghiệm máy bay động cơ tên lửa. Nó thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 18/9/1955. Ngày 27/9/1956, phi công thử nghiệm Milburn G. Apt lái chiếc X-2 đạt đến tốc độ 3.369 km/h, tuy nhiên máy bay đã gặp trục trặc khiến phi công tử nạn. Ông là người đầu tiên vượt qua tốc độ Mach 3.
Video đang HOT
Mikoyan-Gurevich MiG-25 Foxbat là máy bay đánh chặn tốc độ cao do Liên Xô chế tạo. Máy bay thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 6/3/1964. Năm 1971, một chiếc MiG-25 của Liên Xô triển khai tại Ai Cập đã bay với tốc độ Mach 3,2 (3.492 km/h), tuy nhiên sau đó máy bay đã bị hỏng động cơ do quá nóng. Các phi công lái MiG-25 được khuyến cáo không vượt quá tốc độ Mach 2,83 (3.089 km/h) để bảo vệ động cơ.
SR-71 Blackbird được các chuyên gia quân sự nhận định là tuyệt tác công nghệ thời Chiến tranh Lạnh. Máy bay được thiết kế với vai trò trinh sát chiến lược tốc độ cao. SR-71 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 22/12/1964. Ngày 28/7/1976, SR-71 thiết lập kỷ lục tốc độ 3.529 km/h. Đến nay, những kỷ lục mà SR-71 thiết lập vẫn chưa bị vượt qua.
X-15 là mẫu thử nghiệm máy bay động cơ tên lửa của Không quân Mỹ. Mẫu thử nghiệm thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 8/6/1959. Ngày 3/10/1967, phi công William J. “Pete” Knight lái X-15 thiết lập kỷ lục tốc độ Mach 6,72 (7.273 km/h). X-15 là máy bay có người lái nhanh nhất lịch sử hàng không. Kỷ lục mà X-15 thiết lập đã tồn tại suốt 57 năm và vẫn là một thách thức không dễ vượt qua đối với nhân loại.
Theo_Kiến Thức
Top máy bay quân sự thống trị bầu trời suốt 60 năm
Dù được phát triển từ cuối những năm 1950 nhưng những mẫu máy bay quân sự như Tu-95 hay B-52 vẫn được xem là những ông vua trên bầu trời thế giới.
Dù được phát triển từ cuối những năm 1950 nhưng những mẫu máy bay quân sự như Tu-95 hay B-52 vẫn được xem là những "ông vua" trên bầu trời thế giới.
Trang mạng quân sự Arms-Expo của Nga vừa cho ra mắt danh sách top 14 mẫu máy bay quân sự có lịch sử hoạt động dài nhất thế giới kể từ những năm 1950 cho đến tận ngày nay. Đứng đầu trong danh sách này là máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95 do Liên Xô phát triển với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào cuối năm 1952. Tu-95 và máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52 của Mỹ còn được xem là biểu tượng bất tử của thời Chiến tranh Lạnh vẫn còn hoạt động cho tới hiện tại.
Trong khi đó đứng vị trí thứ hai lại là B-52 - mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa có thời gian hoạt động dài nhất trong lịch sử Không quân Mỹ. Nó được tạo ra nhằm thực hiện các cuộc tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân vào các mục tiêu quan trọng nằm sâu bên trong lãnh thổ Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. B-52 được Mỹ phát triển trước những chiếc Tu-95 của Liên Xô, nó thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào tháng 4/1952.
Giai đoạn những năm 1950 đến 1960 cũng là thời điểm không quân nhiều nước trên thế giới phát triển các mẫu máy bay tiếp nhiên liệu trên không đầu tiên. Nhưng tồn tại lâu nhất trong số đó là những chiếc máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 của Không quân Mỹ được phát triển dựa trên mẫu máy bay chở khách thương mại Boeing 707. KC-135 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào tháng 6/1957.
Một ví dụ điển hình khác từ việc chuyển đổi từ máy bay dân sự sang mục đích quân sự là mẫu máy bay trinh sát quân sự IL-20RT. Nó được Liên Xô phát triển dựa trên mẫu máy bay chở khách thương mại khá thành công của nước này IL-18, với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào 1957. Trong khi đó biến thể IL-20RT được phát triển vào đầu những năm 1970. Tuy nhiên trên thực thế IL-20RT vẫn mang số hiệu của IL-18 nhằm đánh lừa các hoạt động tình báo của Phương Tây.
Một biến thể khác của IL-18 là mẫu máy bay chống ngầm IL-38 với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1971, nó sở hữu các tính năng tương tự như các máy bay chống ngầm cùng thời của Mỹ là P-3 Orion. Với chương trình nâng cấp hiện tại các biến thể của IL-38 sẽ hoạt động thêm ít nhất là 20 năm nữa.
Nếu nói đến một trong những huyền thoại của ngành công nghiệp hàng không thế giới thì C-130 Hercules là một trong những ứng cử viên hàng đầu. Mẫu máy bay vận tải quân sự hạng trung này thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình vào năm 1954 và vẫn được quân đội nhiều nước trên thế giới sử dụng đến tận ngày nay. Có nhiều đánh giá cho rằng C-130 và các biến thể của nó sẽ sớm đạt tới mốc 100 năm hoạt động kể từ lần bay thử đầu tiên.
Tương tự như C-130, máy bay vận tải AN-12 cũng là một trong những mẫu máy bay quân sự khá thành công trên thế giới nhất là tại các nước Liên Xô cũ. Nó thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1957 và chỉ còn hoạt động với số lượng hạn chế.
Nếu Mỹ nổi tiếng với C-130 thì tại Châu Âu C-160 Transall lại được xem là đỉnh cao của sự tin cậy và bền bỉ. Đây cũng là một mẫu máy bay vận tải quân sự hạng trung sử dụng hai động cơ cánh quạt với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1963 và vẫn còn được sử dụng cho đến hiện tại.
Một cái tên khác là thuỷ phi cơ Be-12 do Liên Xô phát triển với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1960. Tuy nhiên nếu không có sự tan rã của Liên Xô thì Be-12 nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục phục vụ tới ngày nay. Mặt khác tương lai của Be-12 cũng chưa hẳn đã chấm dứt khi trong tương lai Quân đội Nga sẽ phát triển một dòng máy bay thủy phi cơ săn ngầm mới dựa trên nguyên mẫu của thủy phi cơ này.
AN-22 từng là mẫu máy bay vận tải lớn nhất thế giới được sản xuất từ những năm 1966 đến 1976, hầu hết trong số chúng đều được loại biên sau khi Liên Xô tan rã và chỉ còn một số ít vẫn còn được giữ lại phục vụ trong Không quân Nga sau nhiều lần nâng cấp.
C-5 Galaxy - mẫu máy bay vận tải quân sự hạng nặng của Mỹ thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1968. Ngay sau khi xuất hiện nó cũng đã giành lấy danh hiệu mẫu máy bay vận tải lớn nhất thể giới từ tay chiếc An-22 của Liên Xô. Nhưng sau đó không lâu danh hiệu này lại thuộc về một mẫu máy bay khác của Liên Xô là An-124 Ruslan vào 1980, hiện tại C-5 đã ngưng sản xuất nhưng nó vẫn còn hoạt động trong Không quân Mỹ.
An-26 là máy bay vận tải hạng trung của Liên Xô hiện, bay thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1969 được phát triển dựa trên máy bay vận tải An-24. An-26 hiện vẫn được Quân đội Nga sử dụng và trong tương lai sẽ bị thay thế vởi mẫu máy bay vận tải thế hệ mới IL-112V.
IL-62 là mẫu máy bay chở khách thương mại với động cơ bố trí phía sau đuôi, từng được xem là máy bay chở khách đẹp nhất lịch sử ngành hàng không dân dụng Liên Xô cũng như trên thế giới, nó thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1966. Cho đến nay Không quân Nga còn sử dụng loại máy bay này và vẫn chưa có ý định thay thế chúng.
Thành viên cuối cùng trong danh sách của Arms-Expo là mẫu máy bay huấn luyện phản lực T-38 của Không quân Mỹ, nó thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào năm 1959 và vẫn còn tiếp tục phục vụ cho đến tận ngày nay.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Nga sẽ bay thử nghiệm máy bay ném bom Tu-160 nâng cấp Tư lệnh Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga, tướng Viktor Bondarev cho biết, những chuyến bay đầu tiên của chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 hiện đại hoá sẽ được thực hiện vào năm 2019. "Sự nâng cấp cho các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đang được tiến hành theo sắc lệnh của tổng thống. Tôi tin rằng, vào...