Tận mắt 10 trực thăng thay đổi lịch sử quân sự
Các thiết kế VS-300, UH-1, Mi-8 luôn được xem là những nền tảng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của trực thăng trong lịch sử quân sự.
Sikorsky VS-300: là mẫu máy bay trực thăng được thiết kế bởi Igor Sikorsky, được trang bị một động cơ 75 mã lực với 3 cánh quạt chính. VS-300 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 13/5/1940.
Nó còn được biết tới như là một trong những mẫu máy bay lên thẳng đầu tiên trên thế giới và là mẫu trực thăng tốt nhất vào thời điểm đó khi đánh bại trực thăng hai cánh quạt Focke-Wulf Fw 61, với tổng thời gian hoạt động liên tục trên không là hơn 1 giờ 30 phút.
Bell-47: mẫu trực thăng hạng nhẹ hai chỗ ngồi được hãng sản xuất trực thăng Bell của Mỹ phát triển vào giữa những năm 1940. Bell 47 xuất hiện trong giai đoạn thời điểm Chiến tranh Thế giới 2 đã gần kết thúc nhưng nó vẫn dành được sự quan tâm đáng kể của khá nhiều nước. Nó cũng là mẫu trực thăng đầu tiên mà Quân đội Mỹ đưa vào trang bị chính thức.
Bell 47 còn được sử dụng cho nhiều mục khác nhau ngoài việc sử dụng trong lĩnh vực quân sự. Nó có trọng lượng cất cánh tối đa chỉ 1,3 tấn và được trang bị một động cơ Lycoming TVO-435-F1A có công suất 280 mã lực. Mẫu trực thăng hạng nhẹ này có tốc độ bay tối đa khoảng 169km/h với tầm hoạt động là 395km.
Piasecki H-21: là mẫu trực thăng vận tải hai cánh quạt được công ty chế tạo trực thăng Piasecki phát triển, nó còn được xem như là tiền thân của trực thăng vận tải hạng nặng đa năng CH-47 của Boeing khi mà sau này Piasecki bị Boeing mua lại. H-21 Quân đội Mỹ sử dụng trong suốt giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1967 tại chiến trường Việt Nam, trước khi được nghỉ hưu không lâu sau đó.
Trong suốt thời gian hoạt động của mình, H-21 được sản xuất với nhiều biến thể khác nhau, nhưng đa số chúng chỉ được sử dụng để vận chuyển binh lính và hàng hóa. Nó chỉ được trang bị một động cơ Wright R-1820 -103 có công suất 1.425 mã lực để vận hành hai cánh quạt, trọng lượng cất cánh tối đa hơn 6 tấn. H-21 có thể vận chuyển tối đa cùng lúc 20 binh sĩ hoặc 12 cáng cứu thương, cùng với phi hành đoàn từ 3-5 người. Và chỉ được trang bị các loại vũ khí phòng vệ cơ bản như súng máy 12,7mm và 7,62mm.
Video đang HOT
Aerospatiale Alouette II: mẫu trực thăng hạng nhẹ Alouette II được chế tạo bởi công ty hàng không Aerospatiale của Pháp. Nó cũng là mẫu trực thăng đầu tiên sử dụng động cơ tuabin khí thay vì các động cơ piston thông thường vào giai đoạn mà nó xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1957.
Alouette II được xem như mẫu trực thăng đa năng, khi mà có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ trên không khác nhau. Nó được trang bị một động cơ Turbomeca Artouste có công suất 530 mã lực với trọng lượng cất cánh tối đa chỉ 1,6 tấn. Alouette II có phi hành đoàn khoảng 4 người bao gồm cả phi công và có vận tốc bay tối đa khoảng 185km/h. Alouette II còn có lịch sử hoạt động tại hơn 80 quốc gia khác nhau và được trang bị cho lực lượng không quân của gần 50 nước trên toàn thế giới.
Bell UH-1: là mẫu trực thăng quân sự được công ty sản xuất trực thăng Bell thiết kế và chế tạo được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1959. UH-1 còn được biết tới như là mẫu trực thăng được Quân đội Mỹ sử dụng nhiều nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Với số lượng sản xuất lên tới hơn 16.000 chiếc UH-1 từ lâu đã trở thành mẫu trực thăng phổ biến nhất thế giới và vẫn được nhiều quốc gia sử dụng cho đến hiện tại với các bản nâng cấp khác nhau.
Bell UH-1 có thể mang theo 14 binh sĩ hoặc 6 cáng cứu thương với phi hành đoàn từ 2-4 người, nó được trang bị một động cơ Lycoming T53 có công suất khoảng 1.100 mã lực với trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 4,3 tấn. Hệ thống vũ khí của UH-1 khá đa dạng và có thể được thay đổi tùy vào từng nhiệm vụ khác nhau.
Mil Mi-8/17: nếu Quân đội Mỹ thành công với trực thăng UH-1, thì Liên Xô cũng sở hữu cho mình mẫu trực thăng vận tải đa năng huyền thoại Mi-8. Nó được phòng thiết kế Mil Moscow phát triển và thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào tháng 7/1961. Với khả năng vận tải khá ấn tượng của mình ngay từ khi xuất hiện Mi-8 đã sớm trở thành mẫu trực thăng vận tải được ưu thích nhất thế giới khi có mặt và được sử dụng tại hơn 50 quốc gia khác nhau.
Giống như UH-1, Mi-8 cũng được Liên Xô phát triển với nhiều biến thể khác nhau, như chi viện hỏa lực bên cạnh khả năng vận tải tuyệt vời. Mi-8 được trang bị 2 động cơ Klimov TV3 có công suất 1.950shp có thể bay với vận tốc tối đa là 260km/h. Nó có thể mang theo tối đa 24 binh sĩ cùng phi hành đoàn gồm 3 người, cùng với một số trang bị khác.
Westland Lynx: là một mẫu trực thăng đa năng được công ty trực thăng Westland thiết kế cho Quân đội Hoàng gia Anh, và được trang bị chính thức vào cuối những năm 1978. Lynx còn được biết tới như mẫu trực thăng hải quân tiên tiến, có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau như trinh sát trên biển, chống ngầm và tìm kiếm cứu nạn.
Lynx cũng được phát triển với nhiều biến thể khác nhau trong suốt quá trình nó được trang bị và được hơn 20 nước khác nhau sử dụng. Lynx được trang bị hai động cơ Rolls-Royce Gem turboshaft có công suất 1.120 shp cho mỗi chiếc, trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 5,3 tấn và có tầm hoạt động là 528km.
Mil Mi-26: là mẫu trực thăng vận tải hạng nặng lớn nhất thế giới do Liên Xô phát triển vào cuối những năm 1970, nó không chỉ được các kỹ sư Liên Xô thiết kế cho mục đích quân sự mà còn có thể phục vụ cho cả dân sự.
Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26 có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 56 tấn. Nó có thể vận chuyển cùng lúc 90 binh sĩ và phi hành đoàn gồm 5 người hoặc 20 tấn hàng hóa. Mi-26 có tốc độ bay tối đa lên tới 295km/h với phạm vi hoạt động là 1.920km.
NHIndustries NH90: là mẫu trực thăng đa năng tiên tiến nhất của Châu Âu hiện nay được hãng hàng không NHIndustries thiết kế và chế tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu về một mẫu trực thăng hải quân đa năng của các nước thành viên NATO ở châu Âu. Mẫu thử NH90 đầu tiên được bay thử nghiệm vào năm 1995 và cho đến nay đã có nhiều hơn 10 quốc gia khác nhau trên thế giới đã đưa vào trang bị mẫu trực thăng này.
NH90 sở hữu hầu hết các công nghệ hàng không hàng đầu của Châu Âu hiện na , tuy nhiên quá trình trang bị mẫu trực thăng này tại quân đội một số nước Châu Âu vẫn còn gặp một vấn đề nhất định liên quan đến lỗi kỹ thuật. NH90 được trang bị hệ thống động cơ mạnh mẽ với hai động cơ Rolls-Royce Turbomeca RTM322 có công suất 1.662kW mỗi chiếc với trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 10,6 tấn, tốc độ bay tối đa 300km/h và có tầm hoạt động 800km.
Boeing A160 Hummingbird: trong thời đại mà các phương tiện bay không người lái là xu thế tất yếu thì việc Boeing phát triển mẫu trực thăng không người lái A160 là điều khá dễ hiểu. Thiết kế của A160 cũng được tích hợp nhiều công nghệ hàng không tiên tiến nhất chưa từng được sử dụng ở bất kỳ mẫu máy bay trực thăng nào, cho phép nó có khả năng hoạt động bền bỉ hơn các mẫu trực thăng có người lái truyền thống.
A160 Hummingbird được trang bị một động cơ Pratt & Whitney Canada PW207D có công suất 550 mã lực và có tổng trọng lượng gần 3 tấn. Nó có tốc độ bay tối đa là 258km/h với thời gian hoạt động liên tục trên không lớn hơn 20 giờ. Sự xuất hiện của A160 được xem như mở ra một kỷ nguyên mới cho nghành sản xuất chế tạo trực thăng trên thế giới và có tính thúc đẩy các dự án chế tạo các mẫu trực thăng không người lái tương tự trong tương lai.
Theo_Kiến Thức
Nga tiến tới xuất khẩu 300 trực thăng quân sự vào năm 2018
Nga có kế hoạch xuất khẩu 300 trực thăng quân sự cho các khách hàng nước ngoài vào năm 2018, người đại diện của Rosoboronexport phát biểu tại triển lãm quốc phòng HeliRussia 2014.
"Nga đã kí được hợp đồng xuất khẩu 200 chiếc trực thăng các loại đến 12 quốc gia khác nhau trong khoảng thời gian từ năm 2015 - 2017", Vladislav Kuzmichev, người đại diện của cơ quan xuất nhập khẩu quốc phòng Rosoboronexport thông tin trước buổi khai mạc triển lãm quân sự HeliRussia 2014 ở Moscow.
Máy bay trực thăng tấn công Mi-28N Night Hunter
Năm nay, xuất khẩu máy bay trực thăng của Nga sẽ đạt mức 140 chiếc, bằng với năm ngoái. Nga có triển vọng tốt ở các thị trường như Đông Nam Á hoặc Trung Đông. Ngoài ra, những nước nằm trong Liên Bang Xô-viết cũ cũng rất muốn mua trực thăng của Nga, ông Kuzmichev cho biết.
Rosoboronexport có kế hoạch xuất khẩu các loại trực thăng đa dụng như Mi-17B-5 và Mi-171Sh, trực thăng vận chuyển Mi-35M và trực thăng tấn công Mi-28NE Night Hunter đến 9 quốc gia trong năm nay. Trong đó, trực thăng Mi-28NE lần đầu tiên đã được chuyển tới Iraq.
Triển lãm HeliRussia là nơi duy nhất ở Nga, các công ty nước ngoài và quốc nội trưng bày các thành công đạt được và nhữnt mẫu máy bay trực thăng mới nhất trên thế giới - từ thiết kế đến dây chuyền sản xuất và khả năng hoạt động. Cuộc triển lãm, lần đầu tiên diễn ra vào năm 2008, được tổ chức bởi bộ Công nghiệp và Thương mại Nga.
Theo ANTD
Xem mặt sức mạnh "cơ bắp" nhất của quân đội Mỹ Trực thăng vận tải CH-53E luôn chiếm một vị trí quan trọng trong kho vũ khí của Mỹ. Đây là loại trực thăng vận tải hạng nặng nhất đang được trang bị cho lực lượng không quân Mỹ. Trực thăng CH-53E có chiều dài 30,2m, chiều cao 8,46m, đường kính cánh quạt 24 m, trọng lượng cất cánh tối đa 33,3 tấn. Ba...