Tản mạn về Game Java: Liệu chừng đã hết thời?
Quay lại vài năm trước đây, khi mà nền tảng Symbian của Nokia chiếm thị phần rất lớn ở Việt Nam và khái niệm smartphone chỉ xoay quanh một số mẫu điện thoại chạy Windows Mobile với giá trên trời. Vào thời điểm đó các nhà phát triển không mặn mà lắm khi phát triển các tựa game đỉnh vì nhiều lí do khách quan và chủ quan như phần cứng không phát triển. Cứu cánh duy nhất của những game thủ lúc bấy giờ là giả lập GBA trên những chiếc điện thoại Symbian ( Huyền thoại N-Gage không thể không được nhắc đến ở đây) và các tựa game Java.
Lúc Internet chưa đạt tốc độ cao và chúng ta cũng không có sẵn các App Store, Google Play phục vụ… tận răng như hiện giờ, việc tìm các trò chơi chất lượng và dung lượng cao khá khó khăn. Game Java là một ngôi sao sáng lúc bấy giờ với dung lượng cực kì nhẹ nhàng và tương thích tốt với gần như các features phone. Game Java có thể tải về dễ dàng thông qua kết nối GPRS hoặc đơn giản hơn cho nhiều người là đem máy ra tiệm cài với cái giá 10 đến 15 nghìn Đồng mỗi game.
Một điều chắc chắn là số lượng game thủ lúc bấy giờ không nhiều, chỉ tập trung một cộng đồng nhỏ trên các diễn đàn nổi tiếng, và việc tìm ra một anh chàng ngồi quán café cặm cụi chơi game có phần hiếm hoi. Đã gần cuối năm 2012 (nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa là trái đất sẽ diệt vong!!!) , liệu có mấy ai còn để ý đến các tựa game Java huyền thoại như Sky Force một thời? Liệu có phải game Java đã tuyệt chủng?
Qua một khảo sát nhỏ trên các diễn đàn công nghệ nổi tiếng và lâu đời, GameK đã có kết quả rất bất ngờ khi game Java ở Việt Nam vẫn chiếm thị phần rất lớn: khoảng 70%, một con số khó tin. Chỉ tính riêng ở Việt Nam các nhà sản xuất game đã thu về lợi nhuận rất lớn từ game Java, chiếm một phần chủ đạo trong các báo cáo tài chính hàng năm. Vậy nguyên do từ đâu khi game Java đang lạc lõng và gần như chúng ta không cảm nhận được sự tồn tại của chúng lại có những con số ngạc nhiên như vậy?
Tivi vẫn hàng ngày ra rả các quảng cáo GPRS với các game Java có phần đẹp mắt và hấp dẫn. Nhưng những gì chúng ta nhận về lại là những phiên bản rút gọn và đồ họa kệch cỡm hoàn toàn không đúng mô tả. Đó chắc chắn không phải là nguồn thu chính khi người sử dụng một lần bị lừa là quá đủ. Thêm nữa, với sự phát triển của Internet, chỉ vài cái click chuột là chúng ta đã có thể tải game về rất nhanh, hoặc chỉ vài bước ra tiệm điện thoại với giá khá rẻ.
Đừng nhìn ngoài đường khi những iPhone, HTC, Samsung, Sony xuất hiện quá nhiều mà quên đi sự hiện hữu của một phần lớn các Nokia hay những chiếc máy chạy Symbian. Ở Việt Nam, đây chính là nhân tố chính để các nhà phát triển lớn như Gameloft đầu tư vào. Hầu như các tựa game nổi tiếng như Avatar, Asphalt, thậm chí cả Fruit Ninja (Không phải của HalfBrick) đều xuất hiện trên các feature phone này. Bằng cách móc ngoặc với nhà mạng hoặc đưa lên Ovi Store(Nokia) với giá khá rẻ, họ đã nhận về một phần lớn lợi nhuận.Nhưng đây vẫn chưa phải yếu tố chính.
MMO chính là cứu cánh của các nhà phát triển tại Việt Nam. Dạo gần đây, đã có rất nhiều các tựa game MMO thuần việt trên nền Java như Minh Châu, Túy Giang Hồ của MC Corp, Phong Thầncủa FPT , Kỳ Tiên Online của PlayPark. Những tựa game nói trên đều thu hút một số lượng lớn các game thủ sử dụng feature phone, do tính chất MMO, nhiều game thủ sẵn sàng nạp tiền vào để sở hữu đồ khủng hoặc thứ hạng cao. Các MMO java nổi tiếng này đều được đầu tư trang chủ hoành tráng không kém gì một game MMO trên PC thứ thiệt, thậm chí có cả hệ thống hỗ trợ riêng và hệ thổng Event cập nhật liên tục.
Một nghịch lý trớ trêu, các game thủ sỡ hữu smartphone iOS, Android thường rất ít khi bỏ tiền vào gamevì các lý do như không có thẻ tín dụng hoặc tâm lí… ăn chùa.Trong khi đó, các tựa game MMO Java tại Việt Nam lại được bổ sung sẵn hệ thống IAP ngay trong game cực kì dễ dàng, chỉ cần nhập số thẻhoặc sử dụng ngay chính tài khoản điện thoại của người chơi là có thể nạp tiền nhanh chóng. Về lâu dài, đây là cách làm cực kì thông minh và có lợi của nhà sản xuất khi tận dụng được môi trường và tâm lý của chính người Việt Nam
Video đang HOT
Ít ra cho đến thời điểm này, những game thủ sở hữu các feature phone vẫn có thể mỉm cười: Game Java chưa chết. Nhưng trong vài năm tới đây, nếu chúng ta qua được năm diệt vong 2012, khi Android, iOS và Windows Phone 8 độc tôn, liệu game java có còn xuất hiện?Ngay cả Nokia, một hãng có số lượng feature phone áp đảo tại Việt Nam đã có động thái tập trung vào Windows Phone 8 và các điện thoại giá rẻ, dễ dàng thấy các điện thoại chạy Symbian đang dần dần biến mất và ra mắt rất hạn chế.
Có thể hai hay vài năm nữa thôi, các tựa game Java chỉ còn là dĩ vãng và nằm ở một góc nào đó trong viện bảo tàng như tiền thân của những siêu phẩm đồ họa mà chúng ta được thưởng thức ngày nay cũng như trong tương lai.
Theo GameK
10 hệ máy "ăn theo" trơ trẽn nhất trong lịch sử
Có một thị trường "chìm" khá sôi nổi dành cho các hệ máy "ăn theo". Thông thường, chúng đến từ các thị trường thứ ba như Trung Quốc hay Nam Mỹ.
Hàng năm, có hàng trăm loại console nhái như vậy được làm mới và xuất khẩu đi mọi nơi. Nếu như thực sự "may mắn", có thể bạn đã từng được gặp những chiếc máy cầm tay có hình dáng giống như Gameboy Advance nhưng thực chất chỉ chơi được những game ở thế hệ... trước máy bốn nút, hoặc đơn giản nhất là những chiếc máy NES với vỏ giống hệt như Playstation ở Việt Nam.
Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, còn có nhiều "thiết bị" cổ quái hơn nhiều, độc chiêu nhất có lẽ phải kể đến những cái tên sau đây:
Số 1: Delightfully Small (DS) Gaming Entertainment System
Chiếc máy với cái tên làm người dùng nhầm lẫn với Nintendo DS này về thực chất là một chiếc Gameboy Advance (!) với giao diện của các hệ máy Sony (!). Trong những hệ máy được nêu tên ra trong danh sách này, số 1 có vẻ là chiếc đỡ vô dụng nhất với khả năng chơi được game bốn nút, đĩa mềm, GBA, SEGA 6 nút, máy điện tử xèng, nghe nhạc và xem phim. Tuy nhiên, đừng quá trông đợi vào chất lượng hay độ bền của nó...
Số 2: Game Theory Admiral
Máy này được làm với hình dạng của một chiếc Gameboy Advance, tuy nhiên, xin đừng vội mừng, bởi vì nó chỉ chơi được một vài tựa game bốn nút - với số lượng rất hạn hẹp. Tuy nhiên, để bù lại, bạn có thể cắm.. ăng ten vào máy mà dùng nó như một chiếc TV siêu nhỏ. Kì khôi hơn nữa, mặc dù có hình dạng một chiếc tay cầm, bạn vẫn có thể cắm thêm một chiếc tay cầm nữa vào trong trường hợp cần để màn hình ở xa.
Số 3: Kontorland KT-103
Ngoài cái tên hầm hố, siêu phẩm đến từ Thổ Nhĩ Kì này còn được trang trí với dòng chữ hùng hồn "Hệ thống trò chơi điện tử vĩ đại nhất" và tiểu quái Sonic đứng mời chào. Chiếc máy trong hộp trông cũng khá đẹp, nhưng về cơ bản là một chiếc máy bốn nút với tay cầm có cùng cơ chế của máy Playstation. Không thành vấn đề! Trong trường hợp bạn chưa biết, phần lớn người chơi giả lập NES trên máy tính đều dùng tay cầm Xbox 360 vì tính tương thích cao!
Số 4: PXP - 2000
Đây là một chiếc PSP GO được đặc chế để chơi game Playstation 1 (PSX). Ngoài việc hỗ trợ hẳn một đầu đọc thẻ SD, chiếc máy kì diệu này còn có khả năng xuất hình ra TV, vượt ngoài mong đợi đối với một thiết bị đến từ xứ sở Hoa Ngữ.
Số 5:Mini Polystation 3
Trông giống hệt như một chiếc Playstation 3, ngoài việc nó có giá chưa đến 20 USD! Cái thứ mà có lẽ bạn đọc đang nghĩ là khe đĩa kia thực chất là màn hình của máy. Cục nhựa rẻ tiền này có thể chơi được 4 (BỐN) trò chơi có lẽ được sản xuất từ 20 năm trước.
Số 6: TV GAME
Chiếc máy xinh đẹp này được đóng trong một chiếc hộp cũng xinh đẹp không kém, trên nhãn có ghi "999,999,999,999 trò chơi trong 1 băng" (Đó là 12 số 9 trong trường hợp bạn bị rối mắt). Về cơ bản, đây là một chiếc máy bốn nút với Bắn vịt, Bắn ruồi và Xe tăng, mỗi trò được nhân lên 333,333,333,333 lần.
Số 7: Super MegaSon IV
Trông rất giống như máy Playstation 1. Như đã đề cập ở đầu bài trên, đây là một trong những chiếc máy bốn nút có hình dạng giống như PSX, có điều không có súng. Tuy nhiên bạn cũng chẳng cần súng, vì chiếc máy này thậm chí không thể lắp băng vào mà chỉ có thể chơi những trò đã được cài sẵn trong hệ thống. Chúng lần lượt được gọi là Excite Bike 35235 và Javelin Throw 403...
Số 8: Neo Double Game
Trông giống như máy Nintendo DS, với hai tay cầm. Bạn có thể chơi hai trò chơi lỗi tung tóe được gọi là Soccer và Street Fighter với một linh hồn xấu số khác. Nhân tiện, Street Fighter chơi giống hệ như Soccer!
Số 9: WiNi
Trông giống như máy Wii, với tay cầm giống như Wii Remote. Nếu bạn nói tiếng Anh, cái tên này tạo cảm giác gần giống như cách bố mẹ gọi yêu "thằng bé" của con trai nhỏ, nói chung là rất tồi tệ. Rất ít người có cơ hội được thử chơi máy này mà còn đủ tỉnh táo để kể lại trái nghiệm về nó.
Số 10: PCP Value Pack
Được tạo hình giống như máy PCP. Một lần nữa, lại các tựa game không-thể-chơi-nổi dựa trên công nghệ bóng hình, với hình nền của Mario World... Đừng để bị lừa với logo earphone - chiếc máy này được đóng gói kèm với một giắc cắm tai nghe không dùng được.
Theo diễn đàn Game8
Gangstar: Miami Vindication - Phong cách Grand Theft Auto tới từ Gameloft Thật ngạc nhiên là trong bối cảnh game Java đang thoái trào như hiện nay mà vẫn còn những NPH nhiệt tâm như Gameloft khi đều đặn cho ra lò những tựa game hấp dẫn. Với tiêu điểm là Gangstar: Miami Vindication, đây là sản phẩm sequel tiếp theo dòng game sandbox ăn khách mà Gameloft dành cho di động. Một điều dễ...