Tản mạn về đồng lương “thanh cao” và những nghề tay trái của giáo viên
Giáo viên làm thêm mà không phạm pháp, làm thêm để sau những buổi lên lớp không phải lo chuyện cơm áo, gạo tiền là điều đáng trân quý.
Khi kinh tế đất nước phát triển, nhu cầu cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình ngày càng cao và Nhà nước đang khuyến khích mọi cá nhân, tập thể làm giàu thì giáo viên không phải là một trường hợp ngoại lệ khi tìm kiếm nghề tay trái.
Giáo viên chưa sống được bằng lương của mình thì họ phải làm thêm nhằm kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, để lo lắng cho con em mình bằng bạn, bằng bè vì họ có thể sống thanh cao nhưng con họ đi học thì luôn luôn cần tiền.
Họ cũng cần có một mái nhà- dù to, dù nhỏ để lấy chỗ chui ra chui vào, họ cũng cần có phương tiện đi lại, họ cũng cần những bộ trang phục sạch sẽ khi đứng trước học trò trên bục giảng.
Giáo viên làm thêm mà không phạm pháp, làm thêm để sau những buổi lên lớp không phải lo chuyện cơm áo, gạo tiền là điều đáng trân quý. Hơn nữa, giáo viên bây giờ mấy người không làm thêm, nhất là những giáo viên có thâm niên ít, nếu không làm thêm thì họ lấy gì mà sống đây?
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: Lã Tiến/ GDVN
Hãy nhìn vào đồng lương giáo viên và thực tế sống để đánh giá về người thầy
Với yêu cầu trình độ như hiện nay, giáo viên mầm non có chuẩn trình độ thấp nhất cũng là cao đẳng, giáo viên phổ thông thấp nhất cũng là đại học. Điều này, cũng đồng nghĩa là họ đã được cha mẹ nuôi nấng học tập ít nhất là 15 năm trời giống như nhiều ngành nghề khác và đương nhiên họ là những trí thức.
Ra trường, nếu như trước đây còn được phân công công việc, không phải công tác xa, hoặc xa nhà cũng còn có cơ hội chuyển về gần nhà.
Khoảng hơn chục năm nay, có mấy sinh viên sư phạm học xong được về công tác gần nhà. Nhiều giáo viên đang công tác xa quê hàng ngàn cây số.
Cứ nhìn vào đội ngũ giáo viên ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ hiện nay sẽ thấy giáo viên chủ yếu là từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc vào đây công tác để hiểu nỗi truân chuyên trong việc tìm kiếm cơ hội đứng lớp.
Xa quê, mọi thứ bắt đầu từ số 0 tròn trĩnh, họ phải bắt đầu tìm kiếm việc làm. Người nào hên thì không phải chi phí xin việc, nhiều người phải mất 1-2 năm lương để xin việc.
Video đang HOT
Rồi họ lấy vợ, lấy chồng, sinh con, con đi học, con ốm đau….mọi thứ đều rất cần tiền. Họ cũng cần có một mái nhà, một nơi ở. Nhưng, đồng lương giáo viên hiện nay liệu có giúp họ làm được những việc đó không?
Với hệ số lương 2,34 như hiện nay, năm đầu thử việc hưởng 85% thì lương bậc 1 mới được trên 3 triệu đồng. Sau 4 năm vào nghề thì lên bậc 2, cứ 3 năm lên 1 bậc lương…
Vì thế, giáo viên công tác 15 năm thì hiện nay đang hưởng lương bậc 5, hệ số 3,66 khoảng gần 7 triệu đồng. Số lương này nếu công tác gần nhà, hoặc ở vùng nông thôn thì còn đỡ, nếu công tác xa nhà, sáng đi-tối về thì mất khoảng gần 1/3 lương để chi cho xăng xe, ăn uống dọc đường…
Số tiền còn lại được chia nhỏ ra để lo cho con em mình học hành, chi phí sinh hoạt hàng ngày. Phải tiết kiệm tối đa, phải tằn tiện lắm mới có thể sống ở mức tối thiểu. Nếu tháng nào mà đơn vị có một vài đám hiếu, hỷ thì xem như những ngày cuối tháng vất vả vô cùng.
Vậy, họ lấy tiền đâu mua nhà, mua đất, xây nhà và lo lúc ốm đau, bệnh tật? Nếu không làm thêm họ có trụ nổi với nghề “cao quý” mà mình đang theo đuổi hay không?
Giữa thời buổi kinh tế thị trường như thế này, từ “cao quý” không giúp cho phần lớn nhà giáo sống được, mà “đói” thì đầu gối cũng phải bò. Ai muốn làm thêm làm gì cho mệt nhưng không làm thêm thì họ có thanh thản để gắn bó với nghề hay không?
Chỉ khi nào cuộc sống giáo viên sống được bằng lương, không còn phải lo toan, không còn phải suy nghĩ về tiền bạc thì khi họ lên lớp mới có thể “cháy hết mình” cùng học trò được.
Giáo viên làm thêm chân chính là điều đáng biểu dương
Giáo viên làm thêm hiện nay có rất nhiều nghề, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng vùng, từng địa phương nơi họ công tác và tùy vào mối quan hệ, khả năng, cách tiếp cận của mỗi người thầy.
Việc phổ biến của một bộ phận giáo viên hiện nay là dạy thêm nhưng dạy thêm thì ở tiểu học cũng chỉ có giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tiếng Anh mới có học trò học thêm.
Cấp trung học cơ sở cũng chỉ tập trung được một số môn được xem là môn chính, hoặc lúc cuối cấp thì học sinh mới học thêm một số môn thi tuyển sinh 10.
Cấp trung học phổ thông dạy thêm nhiều môn hơn nhưng số lượng giáo viên cấp học này ít hơn các cấp học ở dưới.
Hơn nữa, học thêm chủ yếu là ở thành thị, khu vực có điều kiện nên giáo viên vùng khó khăn muốn dạy thêm cũng không dễ gì có học trò, thậm chí dạy phụ đạo miễn phí mà học trò còn không muốn học thì nói gì đến chuyện dạy thêm.
Vì vậy, chỉ có một số ít giáo viên mới có cơ hội làm thêm bằng nghề dạy học của mình.
Không làm thêm bằng nghề của mình thì giáo viên có thể làm thêm bằng một số nghề khác. Nhiều đồng nghiệp của chúng tôi làm ruộng, làm rẫy, chăn nuôi, bán hàng online, mở cửa hàng tạp hóa, quét dọn trong bệnh viện, đi vẽ cho các quán cà phê, đi hát đám cưới…
Và, những đồng tiền của họ kiếm được là phải đổi bằng mồ hôi, công sức, sự vất vả và tất nhiên họ phải cố gắng nhiều hơn để đảm bảo được công việc đứng lớp hàng ngày.
Trong số họ, có người kiếm thêm thu nhập cho bản thân để trang trải thêm cuộc sống nhưng cũng có nhiều thầy cô còn bị lừa đảo với vô số nghề được quảng cáo trên mạng xã hội.
Bao giờ giáo viên sống thanh thản bằng đồng lương của mình-nhất là những giáo viên trẻ, giáo viên công tác xa quê vẫn là câu hỏi khó trả lời nhất trong hàng chục năm qua.
Một khi chưa có đáp án cho câu hỏi này, một khi mà cuộc sống của giáo viên còn chật vật thì việc làm thêm là điều tất yếu. Nhiều người làm thêm để kiếm thêm thu nhập, để tiếp tục trụ lại với nghề dạy học của mình.
Giáo viên làm thêm để “thoát nghèo”, may mắn thì làm thêm để làm giàu cho gia đình, xã hội chẳng lẽ không chính đáng hay sao? Đồng tiền kiếm được bằng mồ hôi, công sức, không vi phạm pháp luật thì chẳng có gì phải chê trách cả.
Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp: Đâu chỉ riêng cho GV
Tất cả viên chức (bao gồm cả giáo viên) phải thực hiện bồi dưỡng và có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Trong giờ học tại Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội). Ảnh minh họa: Thế Đại
Quy định chung với viên chức
Dư luận đang có ý kiến băn khoăn về việc giáo viên phải thực hiện bồi dưỡng và có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Có thầy cô đặt câu hỏi: Liệu có nhất thiết phải đi học để lấy chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hay không?
Trước những băn khoăn này, đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết: Luật Viên chức 2010 quy định người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó (Điểm b Khoản 1 Điều 31). Viên chức phải thực hiện chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm hạng (Điểm b Khoản 3 Điều 33).
Nghị định số101/2017 NĐ-CP ngày 1/9/2017 của Chính phủ quy định: Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng; xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề (Điểm a Khoản 3 Điều 26).
Như vậy, việc quy định có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là quy định chung với viên chức tất cả ngành, lĩnh vực, không riêng gì ngành Giáo dục.
Muốn bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên cần phải sửa các quy định này tại Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.
Việc ban hành các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập phải phù hợp, không được trái với quy định của hệ thống pháp luật, không được vượt ra ngoài phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
Do đó, nội dung quy định giáo viên mầm non, phổ thông công lập có chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN trong các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 2/2/2021 của Bộ GD&ĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập (và tại các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGĐT-BNV trước đây) là thực hiện quy định của Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.
Vì vậy, muốn bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên thì cần thiết phải xem xét, sửa các quy định này tại Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017 NĐ-CP theo hướng mở rộng quy định tại Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP là có thể sử dụng chứng chỉ của chuyên ngành thay thế.
Chưa thể bỏ quy định chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. Ảnh minh họa
Sẽ có hướng dẫn cụ thể
Liên quan đến nội dung này, ông Đặng Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình cho biết: Luật Viên chức năm 2010 quy định "Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó". Do đó, giáo viên được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV phải bảo đảm đủ các tiêu chuẩn theo quy định; trong đó có tiêu chuẩn về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng đã được bổ nhiệm. Trừ hạng thấp nhất của các cấp học (hạng IV với cấp mầm non, tiểu học; hạng III với cấp THCS, THPT), vì trong các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV không yêu cầu.
Cũng theo ông Đặng Ngọc Tuấn, trong các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 2/2/2021 của Bộ GD&ĐT, giáo viên THCS hạng III, giáo viên THPT hạng III được tuyển dụng vào ngành trước ngày các Thông tư này có hiệu lực (20/3/2021) không yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với giáo viên THCS và THPT hạng III chỉ áp dụng với giáo viên được tuyển dụng sau ngày 20/3 và cho phép hoàn thiện trong 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.
Với giáo viên mầm non hạng III và giáo viên tiểu học hạng III vào ngành trước ngày 20/3 vẫn phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định tại các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV. Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp quy định tại các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV được công nhận là tương đương với chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tại các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT.
"Việc bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập theo quy định tại Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT, Sở GD&ĐT Quảng Bình đang phối hợp với Sở Nội vụ để có hướng dẫn cụ thể sau khi các Thông tư có hiệu lực thi hành. Sở GD&ĐT đã yêu cầu các trưởng phòng GD&ĐT, thủ trưởng đơn vị trực thuộc thông tin, hướng dẫn kịp thời để giáo viên hiểu đúng, tránh hoang mang; đồng thời tạo điều kiện để thầy cô bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm trong thời gian qua" - Giám đốc Sở GD&ĐT Đặng Ngọc Tuấn thông tin.
Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú có quá tầm với của nhiều giáo viên? Chỉ nhìn vào tiêu chuẩn xét danh hiệu Nhà giáo Ưu tú thì chúng ta đã thấy khó khăn vô cùng bởi nếu là một giáo viên đứng lớp rất rất ít có cơ hội để đạt được. Việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú cho đội ngũ nhà giáo là một sự ghi nhận đáng trân...