Tản mạn chuyện các bình luận viên
Các trận bóng không thể thiếu sự khuấy động không khí và cung cấp thông tin từ các bình luận viên, nó sẽ không thể trọn vẹn với khán giả truyền hình.Tuy nhiên, cái công việc tưởng như đơn giản là ngồi bình phẩm trong 90 phút ấy đã khiến rất nhiều BLV trẻ phải nhận chỉ trích vì không làm tròn nhiệm vụ của một “thức uống ngon” trong bữa tiệc bóng đá.
Những điểm yếu cố hữu của các BLV
Nghề của BLV là nói, nhưng không có nghĩa là họ cứ tha hồ nói. Giống như nghề của ca sĩ là hát, người nghe đòi hỏi họ hát hay, hát truyền cảm, và hát phù hợp với mỗi chương trình. Khi xem bóng đá, những người khó tính sẽ rất mất thiện cảm với các BLV kể lể quá nhiều các tiểu tiết ngoài sân cỏ, đưa ra những phân tích dài dòng, thiếu chiều sâu, hoặc không phù hợp với không khí trận đấu.
Một hiện tượng cũng rất phổ biến, đó là quá mải mê nói, tình huống trôi qua lâu rồi vẫn không biết đó là ném biên hay đá phạt, bóng vào lưới rồi vẫn đang nói dở câu. Khán giả luôn thích thú với những mẩu tin mới, nhưng nó cần được đưa ra đúng lúc và dừng lại khi cần. Sự phân tích cũng vậy, nó chẳng cần dài, mà cần tinh. Nhiều BLV để mạch văn của mình tuôn trào mà quên bẵng diễn biến trên sân, họ cũng để cảm tính cá nhân chi phối, khi tung hô hết lời một đội, còn khi đội kia ghi bàn thì lại hưởng ứng một cách uể oải.
BLV Tạ Biên Cương
BLV hay được nhắc đến nhất gần đây là Tạ Biên Cương. Anh có vẻ ngoài, ngữ điệu và cả văn phong giống như một thầy giáo trẻ đang hăng hái với các tác phẩm trên giảng đường vậy. Tuy thế, ở Tạ Biên Cương vẫn có chất riêng để người ta nhận ra, với một số khán giả, sự say mê và thú vị của anh khiến họ hài lòng. Với những nỗ lực đi lên, luyện giọng để khắc phục tiếng địa phương, sự bền bỉ qua nhiều giải đấu mà không bao giờ cạn ý tưởng trong phát ngôn, chí ít anh vẫn là một BLV yêu nghề, yêu bóng đá thực thụ.
Video đang HOT
Ai đó ước rằng BLV hãy chỉ đọc tên cầu thủ, đọc diễn biến, và hét lên khi có đội ghi bàn, vậy còn hơn nói quá nhiều, lan man khỏi trận đấu. Nhưng, nếu sự hào hứng thái quá thiếu chắt lọc có thể gây khó chịu, thì sự đều đều, sáo rỗng còn tai hại hơn, nó khiến khán giả ngủ gục trong những trận bóng phát lúc nửa đêm. Thói quen dùng những cụm từ, câu nói dập khuôn là một căn bệnh của những BLV thiếu sáng tạo trong công việc, họ bình luận bóng đá theo phong cách của một phóng sự chính thống, không hề có cảm xúc.
Có người lúc nào cũng bê nguyên câu “Rất có thể hiệp một sẽ khép lại với tỷ số xyz” vào tất cả các trận đấu, dự đoán này thường được đưa ra cuối hiệp, khi thế trận đã quá rõ ràng, hai đội chơi chậm lại đợi vào giờ nghỉ. Có nhiều tình huống khác nhau, nhưng họ sẽ lặp đi lặp lại những gì hay nghe từ các đàn anh đi trước, hoặc tự học nhau. Ví dụ như câu “Đây là sự thay đổi người mang tính chiến thuật” được dùng ám chỉ việc kéo dài thời gian, song chính xác thì sự thay đổi người nào cũng mang tính chiến thuật cả.
Thừa kiến thức, thiếu thực tế
Kiến thức ở đây thực chất là thông tin, là những số liệu thống kê hoặc những bài báo các BLV sưu tầm được. Hầu hết trong số đó khán giả có thể tự tra cứu trên mạng, nhưng rất hay bị dùng tràn lan ăn đè lên các pha bóng đáng lẽ cần được theo sát. Thông tin chuẩn bị thì dư thừa, nhưng một trong những yếu tố có nhiều ý nghĩa với nghề bình luận thì họ lại thiếu, đó là hiểu biết ngoài đời thực về việc chơi bóng.
BLV Quang Huy vẫn là hình mẫu về tài năng và sự chuyên nghiệp
Với những khán giả yêu bóng đá và biết đá bóng, họ sẽ rất muốn nghe những nhận xét ngắn nhưng tinh tế về động tác xử lý, về bản chất kỹ năng của từng cầu thủ, hay kiến thức về loại chấn thương xảy ra, về thói quen với bóng của cầu thủ khi thi đấu. Cảm giác thiếu trải nghiệm thực tế với trái bóng, chỉ tận dụng khả năng văn chương và câu chữ của những người có kinh nghiệm biên tập và dẫn chương trình.
Lỗi nhận định do quan sát kém cũng gây khó chịu khi diễn ra thường xuyên ở những BLV đã quen mặt trên sóng truyền hình. Nhiều lúc khán giả đã biết rõ chuyện gì vừa diễn ra, nhưng BLV vẫn ngơ ngác, vô tư tường thuật theo một hướng sai lầm. Bóng đá là một bộ môn phức tạp, một BLV giỏi không chỉ biết nhìn, anh ta còn biết suy luận, có trực giác tốt với những phản ứng trên sân, qua đó nắm rõ từng tình huống. Lắm khi, nó đòi hỏi người làm bình luận phải có một tâm hồn rộng mở, vốn hiểu biết đến tận gốc chứ không chỉ là đọc đó đọc đây, họ cũng phải tâm lý, sâu sắc để đánh giá một vấn đề từ nhiều góc, không chỉ phớt qua cái vỏ mà ai cũng thấy rành rành. Đương nhiên, được như vậy là rất khó.
Các khán giả có thể bị coi là quá khó tính và soi mói, nhưng họ không vô lý khi mong muốn được thấy chất lượng hàng đầu từ các kênh sóng của đài truyền hình quốc gia, từ những đội ngũ được cho là chuyên nghiệp nhất nước trong lĩnh vực bình luận thể thao. Truyền hình là nghề làm dâu trăm họ, làm truyền hình về bóng đá, nơi người xem rất đa dạng về sở thích, nhu cầu, lại biết nhiều chẳng kém các BLV, thì lại càng khó nữa. Hy vọng, những BLV tâm huyết với bóng đá sẽ trau dồi nhiều hơn, lắng nghe phản hồi nhiều hơn, và giữ được sức khỏe để phục vụ khán giả lâu dài. Họ vẫn luôn là một phần rất quan trọng để làm trọn vẹn bầu không khí mỗi lần bóng lăn.
Theo VNE
Đi tìm thế hệ BLV mới cho bóng đá Việt
Vài năm qua, làng truyền hình Việt Nam ghi nhận sự bùng nổ của các chương trình thể thao, đặc biệt là bóng đá. Song hành với đó, đội ngũ BLV mới đã xuất hiện với những những phong cách, cá tính rất riêng và góp phần tạo nên sắc thái đặc biệt cho các chương trình bóng đá.
Có lần, BLV lão làng Đình Khải tâm sự với người viết: "Nếu coi các BLV là các cầu thủ thì tập hợp họ lại sẽ thành một đội bóng. Đội bóng ấy ngày càng phải đá nhiều sân hơn. Nghĩa là cần phải có nhiều cầu thủ hơn để chuyển giao thế hệ nhằm thực hiện những tham vọng lớn."
Cùng với ý này, BLV nổi tiếng Anh Ngọc cho biết: "Bây giờ, giới mộ điệu thực sự được đắm chìm trong bầu sôi động đến bất tận của bóng đá. Bất cứ lúc nào, cứ mở tivi ra là thấy bóng đá. Các chương trình bóng đá luôn chiếm thời lượng đáng kể của mỗi nhà cung cấp dịch vụ truyền hình. Cũng vì điều này mà nhu cầu các BLV ngày càng nhiều hơn."
Chương trình nhiều, áp lực cao nhưng có một thực tế là những thương hiệu một thời của làng BLV Việt Nam đang lui dần vào hậu trường theo đúng quy luật của cuộc sống. Người thì nhận quyết đinh về hưu và giờ hài lòng với vai trò khách mời các chương trình bóng đá. Một số BLV vẫn còn đó đầy ắp niềm đam mê, nhưng cũng tạm nén lại để theo đuổi sự nghiệp chính trị, dành phần lớn thời gian cho công tác quản lý.
Thật mừng là "đội bóng mang tên BLV Việt Nam" đã có cuộc chuyển giao thế hệ "cầu thủ" vô cùng êm thấm. Những khoảng trống do lớp đàn anh để lại đã khỏa lấp bằng những BLV trẻ nhiệt thành và sung sức. Đặc biệt với K , trong một năm qua, họ đã trình làng một lứa BLV mới trẻ trung vốn được phát hiện và đào tạo trong chương trình "Người truyền lửa" mùa thứ nhất.
K đã trình làng một lứa BLV mới trẻ trung, tài năng qua chương trình "Người truyền lửa" mùa thứ nhất.
Đó là Hoàng Nam, Anh Quân, Xuân Tín, Bá Phú, Việt Phương,... những gương mặt trẻ măng nhưng đã trở thành quen thuộc đối với khán giả của các chương trình bóng đá trên kênh K . Họ tỏ ra tự tin, nhạy bén và rất có chuyên môn trong cabin bình luận cũng như ở trường quay. Thậm chí, ngay cả những chương trình lớn vốn đồng hành cùng các trận đấu kinh điển cũng được thế hệ BLV mới này đảm trách. Nhiều chuyên gia cho rằng, chính sự mới mẻ, cá tính, thậm chí phá cách từ những người trẻ đã mang đến sắc thái đặc biệt, hấp dẫn trong chương trình của K .
Hoàng Nam, một BLV được phát hiện và phát triển trong chương trình Người truyền lửa cho biết: "Trước đây, tôi từng tham gia cộng tác ở một số đơn vị truyền hình. Thế nhưng, khi tham gia vào chương trình Người truyền lửa tôi thấy có một xúc cảm đặc biệt. Hồi hộp, thậm chí áp lực hơn bao giờ hết. Rất mừng là tôi và một số bạn khác đã vượt qua cửa ải quan trọng để bây giờ, được là người của K và sống với niềm đam mê, hoài bão của mình."
Nói về sự tiến bộ của mình, Hoàng Nam cho biết: "Tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiều về chuyên môn từ các chuyên gia, các BLV hàng đầu trong và ngoài nước, giúp tôi định hình phong cách bình luận của mình. Tôi cũng hy vọng rằng, trong thời gian tới, sẽ có nhiều bạn trẻ khác sẽ tìm thấy cho mình chìa khóa mở ra cánh cửa đến với tương lai thông qua chương trình Người truyền lửa mùa thứ 2."
Người Truyền Lửa là chương trình truyền hình thực phát hiện và đào tạo Bình Luận viên tài năng do truyền hình số vệ tinh K tổ chức. Sau thành công của năm 2012, mùa thứ hai sẽ được thực hiện với quy toàn quốc. Đối tượng tham dự gồm các bạn trẻ nam/nữ, tuổi từ 20 - 40, có chất giọng tốt, đam mê và hiểu biết thể thao.
Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký từ 15/3/2014 đến 20/4/2014. Thí sinh đăng ký gửi hồ sơ qua email: nguoitruyenlua@vstv.vn hoặc theo đường bưu điện đến công ty TNHH Truyền hình số Vệ tinh Việt Nam (VSTV), địa chỉ tại Tầng 15, tháp A, tòa nhà Handi Resco, 521 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Thông tin chi tiết xem thêm tại địa chỉ: www.kplus.vn
Theo VNE
Bình luận viên nổi tiếng sau chiến thắng lịch sử của Man United trước Bayern Munich Sau trận chung kết Champions League năm 1999, bình luận viên Clive Tyldesley của ITV bỗng trở nên rất nổi tiếng. Câu nói của ông: "Liệu Man United có thể ghi bàn? Họ luôn ghi được bàn" đã đi vào lịch sử của "Quỷ đỏ". Clive Tyldesley sinh ngày 25/4/1954 ở Anh. Ông là một bình luận viên bóng đá nổi tiếng, từng...