Tàn khốc hình phạt dành cho nữ phạm nhân thời cổ đại
Kẹp ngón tay, đánh sa tử cung hay đầy ra biên cương lao động khổ sai đều là những hình phạt tàn khốc thời cổ đại với nữ phạm nhân
Ngồi lừa gỗ. Đây được coi là một hình phạt rất dã man thời cổ đại dành cho nữ phạm. Dụng cụ tra tấn là dùng gỗ làm thành hình chiếc yên như yên lừa hoặc yên ngựa, ở giữa có một đoạn gỗ nhô lên tròn thô gần tương tự như “của quý” của ngựa có trục chạy ở giữa, thậm chí có một số cái còn được đóng đinh xung quanh, dụng cụ này được gắn trục bánh xe để di chuyển.
Khi nữ phạm mắc tội hoang dâm sẽ phải chịu hình phạt này, phải cởi bỏ quần và bị giữ chặt trên yên lừa. Mỗi lần trục bánh xe di chuyển, đoạn gỗ sẽ thò lên thụt xuống hoặc di chuyển đâm liên tiếp vào phần kín của nữ phạm, gây chảy máu xối xả, đau đớn vô cùng. Phần lớn các nữ phạm đều chết khi bị nhận hình phạt này.
Phạt giã gạo. Sau khi định tội bị thích chữ vào mặt hoặc cắt mũi, nữ phạm nhân sẽ bị đưa đến quan phủ hoặc doanh trại quân đội ở biên cương để phơi thóc giã gạo. Đây là một trong những hình thức hay được dùng thời cổ đại.
Kẹp ngón tay. Thời cổ đại còn gọi đây là tán hình, nghĩa là dùng dụng cụ chuyên dụng kẹp đầu ngón tay của nữ phạm. Đây cũng là hình phạt tàn khốc mà quan phủ triều Đường, Tống, Minh, Thanh hay dùng khi bức cung nữ phạm.
Trượng hình (dùng gậy đánh). Trượng hình là một trong ngũ hình của triều Tùy Đường, đến triều Tống, Minh, Thanh quy định khi phụ nữ phạm vào tội thông dâm sẽ phải trút bỏ xiêm y và nhận hình phạt này. Ngoài việc đau đớn bầm dập về thể xác, đây là hình thức làm nhục người phụ nữ.
Video đang HOT
Tứ tử (ban cho cái chết). Những phạm nhân có thân phận tương đối đặc biệt thường được áp dụng hình phạt này. Thông thường phạm nhân sẽ được ban rượu độc, gươm độc, vải lĩnh hay dây thừng để tự mình kết liễu. Phụ nữ thường hay được ban một đoạn lĩnh (một loại lụa) và treo cổ tự vẫn.
Cung hình. Đây cũng là một hình phạt rất tàn bạo dành cho nữ phạm. Hình phạt này được bắt đầu sử dụng từ thời Tần Hán. Khi phụ nữ mắc tội dâm loạn sẽ bị trói chặt và dùng gậy gỗ đánh vào phần bụng cho sa tử cung ra ngoài.
Theo Kiến Thức
Theo Dantri
Chiêm ngưỡng chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc bên dòng thác nổi tiếng
Ngày 15/12, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và UBND tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức đại lễ Khánh thành chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc - ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.
Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt trên diện tích 3 ha do UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt. Được khởi công từ tháng 6/2013, chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc gồm các hạng mục chính: Cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống, bia đá và tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, đền thờ các anh hùng dân tộc, Nam Việt Triệu Tổ Hùng Vương các đời, nhà khách cùng các hạng mục cảnh quan phụ trợ.
Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt.
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam - Trụ trì chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc cho biết: Kinh phí để xây dựng ngôi chùa tính tới thời điểm công trình hoàn thành là khoảng gần 38 tỷ đồng. Nguồn kinh phí chủ yếu từ nguồn xã hội hóa do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam huy động, các Tập đoàn và các Nhà hảo tâm đóng góp và tài trợ.
Đây là ngôi chùa đầu tiên nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc.
Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc được xây dựng nguy nga và khang trang trên ngọn núi Phia Nhằm, thuộc bản Giốc, xã Đàm Thủy, cách thác Bản Giốc khoảng 500m. Từ trên chùa có thể nhìn bao quát được toàn bộ Thác Bản Giốc và một vùng không gian rộng lớn phía dưới.
Từ trên Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc có thể quan sát được toàn bộ thác Bản Giốc.
Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc là công trình thiết thực, phục vụ nhu cầu tôn giáo tâm linh và có tầm quan trọng trong việc phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc thành Khu du lịch trọng điểm Quốc gia.
Ngôi chùa được xây dựng và tựa lưng vào ngọn núi Phia Nhằm.
Hầu hết các hạng mục của công trình đều đã hoàn thành đúng tiến độ để phục vụ đại lễ khánh thành vào ngày 15/12 tới.
Những hạng mục bậc thang và hành lang của chùa đều được làm bằng đá.
Chuông đồng có khắc tên chùa Trúc lâm Bản Giốc.
Việc khánh thành ngôi chùa tại nơi biên cương sẽ là điểm đến du lịch tâm linh và đẩy mạnh phát triển du lịch của địa phương.
Xuân Thái
Theo Dantri
Bé trai bỏng nặng sau hình phạt của người cha Cho rằng đứa con trai ngỗ ngược, lấy trộm gói mì tôm của bà nội nên người bố mang rơm đốt. Lửa bùng phát mạnh khiến đứa trẻ 7 tuổi bị bỏng nặng ở hai chân, bộ phận sinh dục, diện bỏng sâu 25%. Chiều 24/11 bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, đang tích cực điều trị vết bỏng...