Tận hưởng mùa xuân tại Nam Bán cầu
Khi gió thu châu Á bắt đầu se lạnh, hãy ghé Nam Bán cầu để hòa mình mùa xuân lộng lẫy ngàn hoa.
Đến với Nam Bán cầu trong tiết trời xuân vào tháng 9, 10 du khách sẽ đắm chìm trong bức tranh hoa chuyển màu, đổi sắc đầy quyến rũ. Với hàng loạt lựa chọn thú vị cho du khách như lễ hội hoa Floriade tại thủ đô Canberra, khám phá vẻ đẹp hoang dã của TP Perth (Australia) hay đắm chìm trong sắc xuân ở “xứ sở kiwi”,…
Canberra tưng bừng hội hoa xuân
Thủ đô Canberra tưng bừng chào đón mùa xuân với hàng triệu loài hoa khoe sắc rực rỡ trong lễ hội hoa Floriade lớn nhất vùng Nam Bán cầu.
Đó là màn “trình diễn” của các loài hoa tulip, dạ hương, diên vĩ, thủy tiên, mao lương, chuông xanh… đua nhau khoe sắc làm sáng bừng cả không gian của thủ đô Canberra tráng lệ, sẽ khiến bạn không khỏi ngỡ ngàng.
Không chỉ “mãn nhãn” việc ngắm hoa, đến với lễ hội Floriade bạn còn được chia sẻ về kinh nghiệm làm vườn cũng như nghệ thuật trồng hoa và cây xanh giúp tái tạo môi trường sinh thái.
Hàng triệu đóa hoa cùng bung cánh theo đúng ý tưởng thiết kế và phù hợp với chủ đề từng năm.
Video đang HOT
Chinh phục miền Viễn Tây nước Úc
Điểm đến tiếp theo chính là TP Perth, nằm ở miền Tây nước Úc. Dù “sinh sau đẻ muộn” với Sydney, Melbourne nhưng với sự phát triển vượt bậc của mình, Perth đã lọt tốp 10 TP đáng sống nhất thế giới. Điểm đến đầu tiên mà bất cứ du khách nào cũng muốn ghé thăm khi đến Perth bến cảng Elizabeth.
Tận hưởng sự yên bình với nắng vàng và gió biển tại TP Perth.
Cách Perth không xa, sa mạc Pinnacles là điểm đến đậm chất “hoang dã” của nước Úc mà bạn nên một lần ghé thăm. Đặc biệt ở đây là những ngọn tháp và đụn cát nhấp nhô trải dài khắp sa mạc. Đây chính là những “kỳ quan” được hình thành từ hàng ngàn năm trước, bên cạnh đó là những khóm hoa dại nở rộ tuyệt đẹp đón ánh mặt trời rực rỡ.
Sa mạc Pinnacles hoang dã tại miền Viễn Tây nước Úc.
Rong chơi dưới trời xuân New Zealand
Mùa xuân New Zealand đẹp lộng lẫy không bút mực nào tả xiết. Hãy dành chút thời gian ghé thăm Auckland, bạn sẽ thấy mùa xuân nơi đây thật quyến rũ với vô vàn loài hoa trồng trước hiên nhà đua nhau khoe sắc. Những ngôi nhà gỗ sơn trắng thấp thoáng sau những tán hoa rực rỡ đã làm cho diện mạo của Auckland vô cùng xinh đẹp.
Những hàng cây anh đào tươi thắm trồng dọc theo lối đi xen kẽ giữa những tán cổ thụ tỏa sức sống diệu kỳ, nhìn từ xa trông như một mái vòm màu hồng khổng lồ.
Ngoài ra, Auckland còn có các điểm đến hấp dẫn khách cũng đầy ắp các loại hoa đua nhau khoe sắc dưới trời xuân thanh bình như Công viên Hagley (Christchurch), Công viên hoang dã kiwi Rainbow Springs (Rotorua), hồ Tekapo (Mackenzie),…
THU TRINH
Theo plo.vn
Phim live action là gì?
Nếu bạn để ý khi đặt vé xem phim Lion King 2019 thì bên cạnh tiêu đề phim có cụm từ "live-action". Vậy phim live action là gì?
Ảnh minh họa
Phim live action là thể loại phim "người đóng". Một bộ phim được xếp vào thể loại live action buộc phải có một diễn viên thực sự bằng xương bằng thịt được quay phim trực tiếp và xuất hiện trên khung hình (gọi là một cảnh "frame to frame"), dù diễn viên đó là con người hay động vật.
Khi công nghệ đồ họa ngày càng phát triển và những nhân vật "ảo" được vẽ trên máy tính bắt đầu linh hoạt và chân thực đến nỗi có thể diễn chung với người thật trong một khung hình thì ranh giới để phân biệt chúng bắt đầu mờ nhạt, những nhân vật ảo bắt đầu trông như thật.
Tuy nhiên, điều người xem không khỏi thắc mắc là tại sao Lion King thuộc thể loại live action trong khi không có nhân vật người, hoặc ít nhất động vật thật trong phim. Hãng Disney công bố gần như 100% The Lion King được thực hiện trên máy tính, từ đồng cỏ châu Phi cho tới hình ảnh sư tử, chim muông giống thật đến nỗi khán giả khó phân biệt được đâu là thật, đâu là kỹ xảo.
Giám sát kỹ xảo của bộ phim là Rob Legato Legato cho biết ông không coi đây là một bộ phim hoạt hình mà giống với một tác phẩm phim người đóng hơn.
Có lẽ vì vậy mà Disney và những người làm phim Lion King khẳng định đây là phim live action, trong khi một số nguồn đánh giá phim tin cậy lại có cách gọi khác. Wikipedia mô tả Lion King 2019 là bộ phim "hoạt hình mô phỏng". Trang IDMB lại cho rằng Lion King là phim hoạt hình.
Sau khi ra rạp từ ngày 19/7 vừa qua, mặc dù nhận được nhiều lời chê hoặc tranh cãi từ các nhà phê bình phim, nhưng khán giả vẫn rần rần ủng hộ Lion King 2019, khen bộ phim thật như đang xem phim tư liệu về thế giới động vật trên kênh National Geographic.
Để làm được như vậy, các nhà làm phim đã cài đặt một hệ thống máy quay "bất khả xâm phạm" tại công viên hoang dã ở Mỹ nhằm ghi lại hành động của khoảng 75% loài động vật sẽ xuất hiện trong phim. Những hình ảnh thu được sau đó sẽ được sử dụng như một nguồn tư liệu tham khảo cho các họa sĩ tại MPC Film.
Trước đó, họ đã tới Kenya (châu Phi), nơi có cùng một quần thể động thực vật phong phú để thực tế. Nhiệm vụ của đoàn làm phim là phải giữ cho mọi thứ một cách thật tự nhiên - từ các loài sinh vật, màu sắc của các tảng đá, ánh nắng mặt trời lúc bình minh hay hoàng hôn, bầu trời khi màn đêm buông xuống và cả các loài thực vật phù hợp.
Dự án Lion King khởi động từ năm 2016, bắt đầu sản xuất từ năm 2017. Giám sát kỹ xảo Rob Legato cho hay bộ phim sử dụng công cụ thực tế ảo để quay. Giám sát sản xuất thực tế ảo - Girish Balakrishnan - bổ sung các nhà làm phim gần như đều sử dụng công nghệ ghi hình chuyển động thực tế ảo VR/AR (Virtual Reality/Augmented Reality).
Theo Vnreview
New Zealand tưởng niệm quốc gia cho các nạn nhân vụ xả súng Christchurch Sáng 29-3, lễ tưởng niệm quốc gia tưởng nhớ các nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố tại 2 thánh đường Hồi giáo ở thành phố Christchurch, New Zealand được tổ chức trang trọng tại công viên Hagley ở trung tâm thành phố với sự tham dự của hàng ngàn người. Nhiều người bật khóc khi tham dự buổi lễ tưởng niệm...