Tận hưởng không gian trong lành và đầy thơ mộng ở thác Hiêu Pù Luông
Pù Luông là địa danh gắn liền với những thắng cảnh hoang sơ chốn đại ngàn cùng những nét đẹp trong truyền thống văn hóa xứ Thanh.
Trong đó, thác Hiêu – một trong những thác nước đẹp nhất tại nơi đây là điểm đến lý tưởng dành cho những ai muốn tận hưởng không gian thiên nhiên trong lành, đầy thơ mộng.
Thác Hiêu Pù Luông hay người dân địa phương thường hay gọi là thác Hiêu, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, thuộc xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây cách Hà Nội khoảng 180km. Thác nước này nằm ẩn mình trong không gian rộng lớn của những khu rừng già nguyên sinh cùng hệ thống núi đá cao với khí hậu mát mẻ quanh năm.
Xen giữa núi rừng bao la là những thửa ruộng bậc thang ngợp tầm mắt cùng những bản làng, những ngôi nhà sàn mộc mạc, đơn sơ khiến cho cảnh quan nơi đây càng thêm phần thơ mộng. Thác Hiêu được xem là một trong những thác nước đẹp nhất của xứ Thanh với nhiều tiềm năng nổi bật trong phát triển du lịch sinh thái.
Không chỉ thu hút khách du lịch bởi khung cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ, thác Hiêu còn là điểm đến được nhiều người lựa chọn bởi nơi đây gắn liền với nhiều câu chuyện hấp dẫn, ly kỳ, được kể lại bởi chính các mế già trong bản Hiêu.
Thác Hiêu Pù Luông thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, thuộc xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa.
Theo những câu chuyện được kể lại, thời xưa, có một chàng trai nghèo ở bản Leo đã đến bản Đốc dạo chơi và tìm vợ. Trong hành trình băng qua những khu rừng, anh chàng đã dừng chân nghỉ lại bên một dòng suối tĩnh lặng với không khí quang đãng, cỏ cây xanh mát.
Sau đó, chàng trai ấy cùng vợ đã quyết định chọn nơi đây làm nhà, ngay bên cạnh dòng suối. Trong ngày chàng đón cha mẹ và mời dân làng đến chào mừng ngôi nhà mới của mình, có một đàn hươu trắng đã xuất hiện ở suối và uống nước. Cha mẹ của chàng trai tin rằng, đó chính là điềm lành và họ quyết định đặt luôn tên con suối là “Suối Hươu”. Khi người dân đến nơi đó sinh sống ngày càng nhiều đã hình thành lên một ngôi làng, lấy tên là “Bản Hươu”. Về sau đó, người ta đã gọi lầm thành “Bản Hiêu” hoặc cái tên “Thác Hiêu” của ngày nay.
Thác Hiêu có một vẻ đẹp riêng độc đáo. Mỗi mùa trong năm, rừng núi nơi đây lại như khoác lên mình một tấm áo mới, một màu sắc mới, mê hoặc du khách vào không gian thiên nhiên trong lành. Vào mùa hè, nước thác Hiêu trong xanh, mát mẻ nhưng nó lại trở nên ấm áp lạ thường vào mùa đông.
Khi mùa mưa đến, nước đổ từ trên cao xuống, chuyển dần từ màu xanh nhạt sang màu trắng sữa, tựa như màu của nước gạo mới vo. Nước chuyển màu như vậy là do nước đã bào mòn núi đá vôi khiến đá non chảy ra và trồi lên. Ngược lại, trong những ngày không mưa bão, con suối trở nên hiền hòa, trong vắt, hòa cùng tiếng chim hót véo von khiến khung cảnh càng thêm phần hữu tình, thơ mộng. Chính vì vậy, để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của thác Hiêu, du khách nên ghé thăm nơi đây vào mùa hè, trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6.
Muốn đến được con thác thơ mộng này, trước hết, du khách cần phải tìm đường đến với Pù Luông. Nằm trên địa bàn của hai huyện Quan Hóa và Bá Thước, từ Hà Nội đi đến Pù Luông sẽ mất tầm 4 giờ đồng hồ nếu di chuyển bằng đường bộ. Du khách có thể lựa chọn các loại phương tiện như ô tô, xe khách hoặc xe máy cá nhân.
Video đang HOT
Khi đến với thác Hiêu Pù Luông, du khách sẽ được đắm chìm vào khung cảnh thiên nhiên trong lành, yên bình và tươi mát.
Từ Hà Nội, du khách có thể chạy dọc theo hướng đường quốc lộ 6 đi qua Mai Châu, Hòa Bình, rồi đi tiếp theo quốc lộ 15C để đến Co Lương, Đông Điển và cuối cùng là Pù Luông. Nếu đã ở Thanh Hóa, du khách hãy chạy xe theo hướng đường mòn Hồ Chí Minh lên phía Tây Bắc, đi đến thị trấn Cẩm Thủy rồi đi tiếp đến Cành Nàng. Từ đây, du khách đi qua cầu La Hán hướng về xã Cổ Lũng khoảng 25km nữa. Đi dọc theo những con đường mòn từ trung tâm xã Cổ Lũng đến Bản Hiêu.
Con đường vào thác Hiêu không quá xa nhưng cũng có phần khó di chuyển vì có nhiều bụi cùng đất đá nhấp nhô, lởm chởm trên đường. Để tránh bị lạc, du khách nên vừa đi, vừa hỏi đường. Bù lại việc quãng đường di chuyển có phần hơi “khó nhằn” thì quang cảnh ở hai bên đường vô cùng đẹp với những con nước độc đáo, những cánh đồng ruộng bậc thang bao la, bát ngát.
Khi đến với thác Hiêu Pù Luông, du khách sẽ được đắm chìm vào khung cảnh thiên nhiên trong lành, yên bình và tươi mát. Thác nước nơi đây có lưu lượng nước lớn, càng làm tăng thêm sự hùng vĩ của không gian. Bao quanh thác là màu xanh ngợp trời của những khu rừng, mang đến một gam màu mát mẻ và vô cùng sống động. Thác Hiêu chính là một điểm đến lý tưởng dành cho những ai yêu thiên nhiên và muốn tạm thời tránh xa khỏi sự ồn ào nơi đô thị tấp nập.
Con thác có chiều dài gần 800m, nước chảy từ trên núi đá xuống đến lưng chừng rồi tách thành hai nhánh đổ sang hai hướng khác nhau và hợp lại ở phía cuối dòng. Ở phía ngoài chân thác hình thành một hồ bơi tự nhiên với độ sâu hơn 1m. Du khách có thể bơi lội, tắm mình trong dòng nước xanh mát lạnh hay chơi đùa ở hồ nước ở phía sau con thác. Du khách cũng có thể ngồi nghỉ ngơi, thư giãn trên những tảng đá lớn và chiêm ngưỡng cảnh sắc thơ mộng, hùng vĩ của nơi đây. Ngoài ra, du khách còn được lắng nghe bản giao hưởng của thiên nhiên với tiếng nước chảy, tiếng gió rì rào cùng tiếng chim hót vang vọng trong không gian.
Con thác có chiều dài gần 800m, nước chảy từ trên núi đá xuống đến lưng chừng rồi tách thành hai nhánh đổ sang hai hướng khác nhau và hợp lại ở phía cuối dòng.
Chị Nguyễn Thị Bình, một du khách đến thác Hiêu du lịch chia sẻ: “Mình ở Hà Nội và thực sự để đến được thác Hiêu mình đã mất khá nhiều thời gian di chuyển. Đường đi vào trong thác là đường đất nên có khá nhiều bụi. Tuy nhiên, khi vào đến thác Hiêu mình cảm thấy tất cả mọi khó khăn khi di chuyển đều xứng đáng vì con thác này rất đẹp, không khí trong lành và đặc biệt là nước rất trong và mát”.
Với vẻ đẹp tuyệt mỹ như vậy, thác Hiêu Pù Luông chắc chắn sẽ là một background tuyệt vời cho những bức ảnh check in của du khách. Nếu có nhiều thời gian, du khách hãy nhớ đến thăm bản Hiêu để chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình yên, mộc mạc của nơi đây. Du khách có thể gặp gỡ, trò chuyện cùng người dân bản địa và tận mắt chứng kiến những nét đẹp trong phong tục, tập quán, lối sống sinh hoạt của họ.
Ngoài ra, du khách cũng có thể trải nghiệm những công việc thường ngày của người dân như hái rau, đi chợ, chăn nuôi,… Đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để trải nghiệm và học hỏi cuộc sống của cộng đồng người dân miền núi ở nước ta.
Đến với thác Hiêu không chỉ để chiêm ngưỡng cảnh sắc hay vui chơi mà còn là dịp để thưởng thức những món đặc sản trứ danh tại nơi đây. Những món ăn tuy dân dã nhưng mang đậm bản sắc địa phương. Một món đặc sản mà du khách nhất định phải thử khi đến với thác Hiêu chính là món vịt Cổ Lũng. Những con vịt được nuôi thả cạnh những cánh đồng, con suối nên thịt rất chắc, nhiều nạc, khi chế biến sẽ có mùi thơm nức mũi.
Bên cạnh đó, Pù Luông cũng còn rất nhiều món đặc sản khác để tiếp đãi du khách như: món canh măng ngọt, thịt lợn nướng, gà đồi hay cơm lam,…
Pù Luông là địa danh có nhiều điểm du lịch, tham quan. Vì vậy, sau khi khám phá thác Hiêu Pù Luông, du khách có thể ghé thăm và tiếp tục vui chơi ở những địa điểm khác. Nếu là một tín đồ thích mua sắm, du khách có thể đến Chợ phiên Phố Đoàn, phiên chợ vùng cao khá nổi tiếng của người Bá Thước.
Pù Luông là địa danh có nhiều điểm du lịch và tham quan. Vì vậy, sau khi khám phá thác Hiêu Pù Luông, du khách có thể ghé thăm và tiếp tục vui chơi ở những địa điểm khác. Nếu là một tín đồ thích mua sắm, du khách có thể đến Chợ phiên Phố Đoàn, phiên chợ vùng cao khá nổi tiếng của người Bá Thước. Tuy nhiên, chợ chỉ họp vào sáng thứ 5 và ngày Chủ nhật hàng tuần. Khu chợ bán rất nhiều sản vật từ núi rừng để du khách có thể mang về làm quà như: mật ong, măng rừng, cua, ốc đá,…
Anh Nguyễn Đức Huy, một du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: “Tôi đến thác Hiêu du lịch cùng gia đình dịp cuối tuần. Tôi và con trai đã xuống thác để tắm và chơi. Nước rất sạch và mát, tôi rất hài lòng. Gia đình tôi còn có dịp thưởng thức món đặc sản vịt Cổ Lũng của nơi đây, thịt rất chắc và thơm”.
Trong hành trình thám hiểm mảnh đất xứ Thanh, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá thác Hiêu Pù Luông, nơi mà ta có thể hòa mình vào không gian trong lành, đắm chìm trong dòng nước mát lạnh và thưởng thức hàng loạt món đặc sản hấp dẫn. Đến nơi đây du lịch đích thực là một lựa chọn tuyệt vời để thư giãn và tận hưởng cuộc sống.
10 ngôi chùa được nhiều người tìm đến cầu bình an dịp đầu năm
Phong tục đi chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam để cầu mong mọi việc tốt lành,gia đạo bình an, sức khỏe như ý...
Hội chùa Hương diễn ra từ ngày mùng 6 tháng Giêng kéo dài đến tháng 3 âm lịch. Đến chùa Hương trong những ngày đầu năm, du khách sẽ được lênh đênh trên dòng suối Yến thơ mộng, ngắm nhìn cảnh núi non trùng điệp.
Thời điểm tốt nhất nên đi lễ đền Bà Chúa Kho là từ sau Rằm tháng Giêng. Người dân quan niệm, "đầu năm đến vay Bà, cuối năm trả nợ" sẽ giúp việc kinh doanh, buôn bán thuận lợi.
Chùa Bái Đính là quần thể chùa nằm trên núi Bái Đính ở Gia Viễn - Ninh Bình. Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều mùng 1 Tết, khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Chùa Tây Thiên nằm trên vùng đất thiêng thuộc dãy Tam Đảo - Vĩnh Phúc. Đây là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam. Cảnh sắc thiên nhiên ở chùa Tây Thiên cũng kỳ thú, thanh bình và ngoạn mục.
Chùa Một Cột còn có tên gọi khác là Diên Hựu tự, như một đóa sen đang nở trên mặt hồ thơ mộng. Nhiều người đến chùa ngoài mong muốn cầu sức khỏe, bình an còn có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp cổ kính thanh thoát tưởng như lạc bước cõi Phật.
Chùa Ngọc Hoàng, hay còn gọi là Điện Ngọc Hoàng (Phước Hải Tự) tọa lạc tại số 73, đường Mai Thị Lựu, Quận 1, TPHCM. Khi đến chùa Ngọc Hoàng, bạn có thể hướng tâm cầu con, cầu bình an cho gia đình.
Thời điểm thích hợp nhất để du lịch núi Bà Đen là trong khoảng tháng 1 đến tháng 6. Hội Xuân Núi Bà Đen Tây Ninh (tổ chức từ mùng 4 Tết Nguyên đán) và Lễ Vía Bà diễn ra vào mùng 4,5,6 tháng 5 âm lịch.
C hùa Yên Tử trở thành địa chỉ hành hương của nhiều Phật tử và những người theo tín ngưỡng đạo Phật. Dịp đầu Xuân năm mới du khách về đây để vãn cảnh và cầu may.Thời gian diễn ra lễ hội từ 10 tháng Giêng - tháng 3 âm lịch.
Lễ hội chính của Đền Hùng (nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ) là ngày 10/3 âm lịch nhưng người dân đã đi lễ từ những ngày đầu năm mới.
Phủ Tây Hồ chính là địa chỉ nhiều người dân thủ đô tìm về vào những dịp đầu tháng hoặc ngày Rằm, đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới. Phủ thờ Bà Chúa Liễu Hạnh - vị chúa Mẫu quyền năng trong Tứ Bất Tử Việt Nam.
Đà Nẵng đẹp huyền ảo nhìn từ đỉnh Bàn Cờ Từ trên đỉnh Bàn Cờ nhìn xuống, thành phố biển Đà Nẵng dịu dàng nằm uốn mình dọc theo cung đường biển thơ mộng, quyến rũ, nghiêng mình thư thái như một nàng tiên đang say giấc nồng giữa biển trời bao la, trầm mặc. Đỉnh Bàn Cờ nằm trên bán đảo Sơn Trà, có độ cao gần 700 mét so với mực...