Tan hoang trên bãi giữa sông Hồng
Sau khi nước lũ rút, dòng chảy bắt đầu êm đềm, bãi giữa sông Hồng và khu dân cư gần chân cầu Long Biên và Chương Dương ( Hà Nội) hiện lên ngập rác thải.
Sáng 15/9, bãi giữa sông Hồng đoạn bên chân hai cây cầu Long Biên và Chương Dương (Hà Nội) đã nhô lên hoàn toàn nhưng ở các vị trí trũng vẫn đọng nước và bùn lầy.
“Xóm liều” cạnh chợ Long Biên tiều tụy khi xung quanh ngập rác thải và các đồ vật bị trôi về đọng lại sau khi nước rút.
Tại các cột thủy chí, mực nước được ghi nhận ở mức 7 (con số đo khoảng cách từ đáy dầm cầu đến mặt nước, giúp tàu thuyền xác định mực nước cao hay thấp để đi qua), giảm đáng kể so với 3-4 ngày trước.
Rác thải từ đầu nguồn trôi dạt về, chất đầy trên các mô đất ở bãi giữa.
Những cành cây mắc kẹt bên những trụ sắt dưới chân cầu.
|
Tại các mố trụ chống va đập cạnh cầu Long Biên, xuất hiện những thân cây lớn mắc kẹt, đọng lại sau khi dòng chảy đã giảm mạnh so với mấy ngày trước.
Khu vực gần bờ bên phía phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, dưới chân cầu Chương Dương có nhiều mảng màu xanh hơn, tuy nhiên cây cối bị ngã rạp cũng khá nhiều.
Video đang HOT
Tại khu dân cư sát bờ sông thuộc phường Phúc Tân, dấu vết ngập lụt vẫn còn nguyên
Một thiết bị tập thể dục còn bùn đất đọng ở tay nắm, cao hơn mặt đất 1,5m.
Bà Cao Thị Thơ lúi húi tìm kiếm những đồ dùng còn có thể sử dụng được. Bà cho biết, mấy ngày trước nơi đây ngập sâu hơn hiện tại khoảng 6m. Nhà bà ở trên cao, hôm đó không phải đi lánh nạn nhưng vẫn bị ảnh hưởng, nước đã cuốn nhiều vật dụng trong nhà và bếp ra sông, thiệt hại ước tính khoảng vài triệu đồng.
Rìa sông, khu vực bãi Phúc Tân là nơi tập trung nhiều dân lao động. Họ làm các nghề như đạp xích lô, xe ôm, cửu vạn, buôn bán nhỏ, nhặt phế liệu. Sáng 15/9, khu vực này vẫn còn nguyên khoảng chục dụng cụ “kiếm cơm kiếm gạo” của người dân. Chúng được cột chặt bằng dây, nước không thể cuốn đi.
Hàng rào ngăn giữa khu bãi trồng rau với nhà dân bị nước lũ đánh xiêu vẹo.
Sân chơi trẻ em ngay gần gầm cầu Long Biên vẫn đang bị bùn đất dày hàng chục centimet phủ trên mặt sàn.
Người dân khu bãi Phúc Tân và lực lượng chức năng miệt mài dọn dẹp đã 3 ngày nay từ khi nước rút. Người phụ nữ trong ảnh cho biết, một chiếc đệm bị người dân vứt ra khu vực tập kết rác khiến chị phải thu dọn.
Từ 15h ngày 13/9, cầu Long Biên đã được lưu thông bình thường trở lại. Người đi qua đây thường dừng lại ngó nghiêng quan sát mực nước sông Hồng.
Đưa trẻ nhỏ, người già ở ven đê Hà Nội chạy lụt, nhiều người về quê tránh lũ
Gia đình chị Hoa phải dùng chậu để đưa con nhỏ ra ngoài đường lớn, về nhà bà ngoại ở quận Hà Đông để tránh ngập.
Người dân Hà Nội ở khu vực ngoài đê khẩn cấp chạy lụt, di chuyển tới nơi an toàn.
|
Trưa 11/9, hàng loạt con ngõ tại phố Phúc Tân (Hoàn Kiếm) ngập sâu, lượng mưa lớn khiến nước nhanh chóng dâng cao. Mức lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đang trên báo động 2, sẽ đạt đỉnh vào trưa nay. Người dân Hà Nội ở khu vực ngoài đê khẩn cấp chạy lụt, di chuyển tới nơi an toàn.
Đến 12h, nhiều nơi đã ngập hơn 1m. Nước tràn vào nhà, ngập nhiều xe cộ.
Gia đình chị Hoa phải dùng chậu để đưa con nhỏ ra ngoài đường lớn, về nhà bà ngoại ở quận Hà Đông để tránh ngập. "Nước tràn hết vào nhà rồi, sợ chút nữa nước dâng cao hơn sẽ không thể di chuyển", chị Hoa nói.
Nhiều ghe thuyền được người dân sử dụng vào cách ngách ngập sâu khu vực giáp sông Hồng để giúp người dân di chuyển đồ đạc có giá trị.
|
Các vật dụng dễ ướt liên tục được người dân di chuyển đến nơi cao hơn tránh ngập nước.
Các em nhỏ được phụ huynh cõng qua đoạn ngập, di chuyển tới nơi an toàn.
Yến và Thơm quyết định rời phòng trọ để về quê tránh lụt. "Sáng nay ngủ dậy thấy mưa lớn, nước lên rất nhanh", Yến nói.
Bà Phan Thị Chiến (45 tuổi) sử dụng đèn tích điện để nấu bữa trưa. Bà cho biết được thông báo cắt điện từ 20h tối qua nên đã có sự chuẩn bị trước. Lần ngập gần nhất là năm 2000, nhưng năm nay nước lên nhanh quá.
Ông Cao Thắng lội nước ra mua mì tôm và đồ ăn trưa để chuẩn bị cho tình huống nước ngập cao hơn.
Phích nước, đèn tích điện là vật dụng được người dân chuẩn bị sẵn cho việc mưa ngập bị cắt điện.
Tại hàng loạt các khu phố dọc sông Hồng dưới chân cầu Long Biên, cầu Chương Dương, người dân cũng thực hiện di tản từ sáng 11/9.
Cặp "chồng điếc, vợ lòa" trên chiếc bè nổi dưới sông Hồng ngày rét buốt Chiếc bè được dựng sát mép bên bờ sông Hồng là "địa chỉ thường trú" của đôi vợ chồng già. Họ đã nương tựa vào nhau để vượt qua mừa đông rét buốt. Cách trung tâm thành phố khoảng 4km, men theo con đường nhỏ, vượt dốc sâu hun hút rồi đi thêm khoảng 500 mét nữa đến ven bờ sông Hồng, ngay...