Tân Hoàng Minh vay nghìn tỷ: Cầm cố từ xe trộn bê tông, máy xúc đến dự án bất động sản
Tân Hoàng Minh thế chấp cả máy xúc để vay tiền. Cùng với đó, quyền tài sản liên quan đến các dự án bất động lớn cũng được dùng để đảm bảo cho nhiều khoản vay hàng trăm tỷ đồng.
Theo thông tin trên website chính thức của Tân Hoàng Minh Group, tập đoàn này có 7 đơn vị thành viên là: Công ty CP Đầu tư & Dịch vụ Khách sạn Soleil; Công Ty CP Cung điện Mùa Đông; Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt; Công ty CP Quản lý Bất động sản ALG; Công ty Cổ phần THM Green; Công ty CP sản xuất và thương mại THM – Concrete; Công ty CP Nhà D Land.
Tìm hiểu của PV. VietNamNet cho thấy, 5/7 công ty con của tập đoàn đã vay nợ hàng nghìn tỷ đồng thông qua việc sử dụng các tài sản đảm bảo. Trong đó, năm 2013, Công ty Cổ phần Đầu tư & Dịch vụ Khách sạn Soleil (Công ty Soleil) đã vay tới 1.250 tỷ đồng để hoạt động kinh doanh.
Ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh – tại buổi đấu giá đất Thủ Thiêm ngày 10/12/2021
Một thành viên khác của Tân Hoàng Minh là Công ty CP Cung điện Mùa Đông cũng đã được cấp tín dụng trị giá gần 650 tỷ vào ngày 17/12/2020. Tài sản đảm bảo cho khoản vay lớn trên là quyền tài sản đối với toàn bộ phần diện tích thương mại thuộc Dự án Công trình hỗn hợp dịch vụ công cộng, thương mại, nhà trẻ và căn hộ chung cư tại số 2 Đặng Thai Mai (quận Tây Hồ, TP.Hà Nội).
Mới đây, ngày 22/11/2021, Công ty Tài chính CP Điện lực cũng cho Công ty Cổ phần Cung điện Mùa Đông vay 254 tỷ. Tài sản thế chấp là toàn bộ quyền tài sản hình thành từ hợp đồng của công ty con Tân Hoàng Minh vào dự án khách sạn, căn hộ nghỉ dưỡng tại Dự án Khu Du lịch phức hợp Hoàng Hải (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).
Chưa dừng lại, DN nổi tiếng trong vụ “hét giá tỷ đô rồi bỏ cọc” tại Thủ Thiêm là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt cũng vay ngân hàng số tiền lớn vào cuối năm 2021. Tài sản đảm bảo ước tính khoảng 600 tỷ đồng. Cụ thể, tài sản là hơn 3 triệu cổ phần của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và thương mại Việt Tiến do Công ty Ngôi Sao Việt nắm giữ. Ngoài ra, ông Đỗ Hoàng Minh và ông Đỗ Hoàng Việt (hai con của ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch Tân Hoàng Minh) cũng thế chấp khoảng số cổ phần giá trị gần 300 tỷ.
Video đang HOT
Trước đó, một thành viên khác của Tân Hoàng Minh là Công ty Cổ phần THM Green đã thực hiện vay vốn hàng trăm tỷ bằng việc thế chấp cho ngân hàng toàn bộ các quyền tài sản và lợi ích liên quan tới việc mua bán 45 căn hộ chung cư thuộc Dự án D’Palais De Louis (quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội). Đây được coi như nơi quy tụ các “căn hộ đế vương” của Tân Hoàng Minh.
Không chỉ thế chấp nhiều dự án BĐS để vay hàng trăm tỷ, một công ty con khác là Công ty CP sản xuất và thương mại THM – Concrete lại đứng pháp lý, vay những khoản tín dụng nhỏ.
Đơn cử, với khoản vay vào giữa năm 2020, Công ty Concrete thế chấp trạm trộn; công trình biến áp; máy phát điện; hệ thống thiết bị làm mát nước; máy đào để vay 13,3 tỷ đồng. Thậm chí, thành viên trong hệ sinh thái Tân Hoàng Minh tiếp tục thế chấp 30 xe trộn bê tông để vay gần 30 tỷ đồng và 2 máy xúc để vay 1,3 tỷ đồng.
Ông Đỗ Anh Dũng - tổng giám đốc Tân Hoàng Minh mới bị khởi tố, bắt tạm giam là ai?
Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Tân Hoàng Minh Group mới đây bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam.
Ông Đỗ Anh Dũng (SN 1961) là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Tân Hoàng Minh Group từ năm 1993 đến nay.
Trước đó, từ năm 1984 - 1986, ông Dũng làm việc tại Ủy ban Khoa học kỹ thuật nhà nước Hà Nội.
Sau đó, ông Đỗ Anh Dũng được chuyển đến công tác tại Ủy ban Khoa học kỹ thuật nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh và làm việc tại đây 3 năm.
Từ năm 1989 - 1993, ông công tác tại Liên hiệp xuất khẩu điện tử quang học ELOPI với chức danh Phó Tổng giám đốc.
Năm 1995, ông Dũng bắt đầu xây dựng và kinh doanh vận tải hành khách công cộng với hệ thống Taxi V20.
Thương hiệu Taxi V20 từng rất nổi tiếng trong những năm 2000, chiếm 20-25% thị phần vận tải hành khách công cộng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nha Trang....
Ngày 14/06/1993, ông Đỗ Anh Dũng thành lập Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (nay là Tập đoàn Tân Hoàng Minh).
Thời gian đầu khi mới thành lập, Tân Hoàng Minh hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: sản xuất và xuất khẩu mây tre đan, kinh doanh vận tải hành khách công cộng, xây dựng....
Đến năm 1998, ông Dũng thành lập nhà máy sản xuất mây tre đan thủ công mỹ nghệ với thương hiệu RATEX.
Những sản phẩm mây tre đan này được xuất khẩu sang các nước châu Âu như: Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Ý,... và mang lại nguồn lợi nhuận từ 35 triệu USD mỗi năm cho Tân Hoàng Minh.
Liều lĩnh chuyển đổi một cách có hiệu quả giúp Tân Hoàng Minh định vị thương hiệu trên thị trường bất động sản. Ngoài ra, ông Dũng giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Minh Việt (từ năm 2015 đến nay).
Năm 2006, ông Dũng quyết định hướng Tập đoàn Tân Hoàng Minh vào thị trường bất động sản cao cấp, tạo sự khác biệt trong các sản phẩm và dịch vụ với các dự án nghìn tỷ như D'. Palais Louis - Nguyễn Văn Huyên, D'. Le Roi Soleil - Quảng An, D'. Le Pont D'or - Hoàng Cầu, D'. El Dorado - Phú Thanh, Phú Thượng, D'. Capitale - Trần Duy Hưng....
Tân Hoàng Minh Group có vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng, cá nhân ông Đỗ Anh Dũng sở hữu 51,48% cổ phần, tương ứng số tiền 5.148 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2020 tổng tài sản của Tân Hoàng Minh đang là 20.051 tỷ đồng, tuy nhiên báo cáo tài chính của Tân Hoàng Minh cho thấy, giai đoạn 2016 - 2020 thu về gần 4.200 tỷ đồng, song thua lỗ hơn 1.800 tỷ đồng.
Thua lỗ của Tân Hoàng Minh ghi nhận lần lượt qua các năm 2016, 2017 và 2020 Tân Hoàng Minh lần lượt lỗ 16,35 tỷ đồng, 531 tỷ đồng và 2.480 tỷ đồng.
Tính riêng năm 2018 và 2019 Tân Hoàng Minh mới ghi nhận số lãi mang về cũng chỉ đạt 103,6 tỷ đồng và 22,8 tỷ đồng. Trong khi đó, về doanh thu, năm đạt đỉnh nhất về doanh thu của Tân Hoàng Minh là năm 2018 với 2.080 tỷ đồng.
Vào cuối năm 2020, Tân Hoàng Min âm 300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối dẫn tới vốn chủ sở hữu âm 264 tỷ đồng. Các khoản nợ ngắn hạn của Tân Hoàng Minh đã vượt qua tổng tài sản là 264 tỷ đồng.
Vào cuối năm 2021, thị trường bất động sản choáng váng trước mức giá 24.500 tỉ đồng mà Công ty TNHH đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (thành viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh) chấp nhận bỏ ra để sở hữu lô đất vàng tại Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh).
Đây có thể xem là mức giá kỷ lục cho một mét vuông đất tại Việt Nam hiện nay.
Không lâu sau đó, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Công ty Tân Hoàng Minh, có tâm thư về việc xin bỏ cọc lô đất trúng đấu giá 24.500 tỷ ở Thủ Thiêm, sẵn sàng chấp nhận chế tài khi đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất ở bán đảo này và bỏ cọc 588,4 tỉ đồng.
Hành trình từ "chạy" taxi đến bất động sản xa xỉ của Chủ tịch Tân Hoàng Minh và lời hứa không bao giờ "mua danh ba vạn, bán danh ba đồng" "Tân Hoàng Minh là một doanh nghiệp lớn, không bao giờ "mua danh ba vạn, bán danh ba đồng" một cách thô thiển như vậy! - Chủ tịch Tân Hoàng Minh nói trước khi xảy ra sự kiện Thủ Thiêm chấn động. Mới đây, thông tin về việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 181/QĐ-UBCK hủy bỏ...