Tan hoang Lộc Vĩnh
Mãi đến 8 giờ sáng nay 15.10, sau một đêm cố thủ trong nhà và cơ quan công sở, lực lượng chức trách cùng một số ít người dân ở xã Lộc Vĩnh, H.Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) mới có thể ra đường và chứng kiến bão số 11 tàn phá một phần vùng đất này.
Là vùng đất ven biển, gần với TP.Đà Nẵng nên Lộc Vĩnh cũng không nằm ngoài sự tàn phá của cơn bão số 11.
Hàng trăm cây tràm, xà cừ đổ ngã nằm chắn ngang đường liên thôn liên xóm.
Đặc biệt, tại thôn Bình An 2, vùng đất nằm sát biển vốn đã từng tang hoang sau cơn bão Xangsane năm 2006, nay lại hứng chịu cơn bão số 11 tàn phá dữ dội.
Theo thống kê sơ bộ từ UBND xã Lộc Vĩnh, toàn xã đã có trên 50 ngôinhà bị tốc mái từ 30-60%. Đã có 3 ngôi nhà dân bị sụp đổ, trong đó có hai ngôi nhà tạm và một ngôi nhà kiên cố ở thôn Cảnh Dương. Có một người dân bị thương nhẹ lúc rạng sáng 15.10 do bị tôn bay va vào người.
PV Thanh Niên Online có mặt tại khu vực nói trên khi chưa có lực lượng chức năng đến thống kê con số thiệt hại cụ thể.
Ghi nhận ban đầu cho thấy ít nhất 30 ngôi nhà dân ở thôn Bình An 2 bị tốc mái với mức độ thiệt hại từ 40-60%.
“Theo lệnh, tối qua cả thôn chúng tôi đều đi sơ tán tránh bão, sáng nay về thì cảnh tượng như rứa đó”, bà Trần Thị Duyên (62 tuổi, thôn Bình An 2) nhìn ngôi nhà trên lẫn nhà dưới của mình tốc mái đến 60%, lau nước mắt.
Bà Duyên cùng với rất nhiều người dân khác ngay sau khi cơn bão số 11 suy yếu đã tức tốc từ chỗ trú ẩn trở về nhà và chứng kiến ngôi nhà của mình bị bão hất tung mái lợp.
Hầu hết đồ đạc trong nhà ướt sũng. Ngay cả những ngôi nhà tưởng chừng như kiên cố cũng bị tốc mái hiên, hay bị hất vài chục viên ngói.
“Trước khi đi cha con chúng tôi đã chằng néo nhà kỹ, thế mà nó vẫn không chịu nổi. Chừ thì bố mẹ tui vẫn còn trú ẩn chưa dám về vì gió còn to. Cả nhà 7 người không biết chừ phải lợp lại để ở làm răng đây”, người con trai trưởng của ông Trần Dũng (ngoài 60 tuổi, ở thôn Bình An 2) than thở.
Ngôi nhà của ông Trần Dũng (thôn Bình An 2, xã Lộc Vĩnh, H.Phú Lộc) bị tốc mái một nửa trong khi cả nhà đi trú bão chưa về
Video đang HOT
Tan hoang sau bão
Mái lợp bị hất văng
Nhiều ngôi nhà không thể ở được chỉ sau một đêm
Nhà tốc mái, cửa tan hoang
Cây xanh ngã đổ sau bão
Hàng cây phi lao chắn bão ven biển Chân Mây đổ rạp
Nhiều con đường liên thôn liên xóm ở xã Lộc Vĩnh chưa thể đi lại do cây xanh ngã đổ chắn ngang
Chủ ngôi nhà này vẫn còn đi trú bão chưa về
Một người dân cố hạn chế thiệt hại ngôi nhà sau khi mái lợp đã bị hất một phần
Theo TNO
Bão số 11: Quảng Trị chuyển từ chống bão sang phòng lũ
Sáng nay 15.10, PV Thanh Niên Online đã có mặt tại hai huyện vùng cao Đắk Rông và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị. Hiện tỉnh này đang phải nhanh chóng chuyển từ kế hoạch chống bão số 11 sang phòng lũ.
Nước dâng cao trên cầu tràn ở sông Đắk Rông (xã Ba Lòng) đã vượt mặt đường 3 m
Mặc dù bão số 11 đã suy yếu thành ấp thấp nhiệt đới, nhưng mưa, gió vẫn đang rất mạnh ở Quảng Trị. Lúc 7 giờ sáng nay, sức gió ở Khe Sanh là cấp 10, đảo Cồn Cỏ là cấp 9. Tình hình lũ sau bão có thể rất phức tạp, nhất là với các huyện vùng cao như Đắk Rông, Hướng Hóa.
Ghi nhận trực tiếp của PV Thanh Niên Online, thời điểm 9 giờ 30 sáng 15.10, mưa vẫn trắng trời tại xã Ba Lòng (H.Đắk Rông, Quảng Trị).
Nước dâng cao trên cầu tràn ở sông Đắk Rông (xã Ba Lòng) đã vượt mặt đường 3 m khiến giao thông hoàn toàn bị tê liệt, chia cắt. Đây là con đường huyết mạch dẫn vào xã Ba Lòng. Hồi năm 2009, lũ cũng đã từng chia cắt, cô lập xã Ba Lòng suốt một tuần.
Ông Nguyễn Minh Hiếu, Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự xã Ba Lòng cho biết: "Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, nhân lực, phương án để trong trường hợp khẩn cấp có thể di dời dân".
Ông Hoàng Nam, Chủ tịch UBND H.Đắk Rông, cho biết địa hương đang phải chuyển từ phương án chống bão sang phương án chống lũ. Trước mắt, Đắk Rông sẽ phải di dời ngay 1.200 hộ dân ở các vùng trọng yếu, có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề nếu xảy ra lũ, như khu vực hạ lưu thủy điện Đắk Rông 3, xã Ba Lòng...
Có mặt tại hiện trường, ông Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết do tình hình mưa bão phức tạp hiện nay, địa phương Quảng Trị đã yêu cầu các hồ thủy lợi, thủy điện tập trung xả tràn. Quảng Trị cũng yêu cầu các đơn vị quản lý hồ, đập này phải chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn ở vùng hạ lưu khi xả tràn, đồng thời phải thành lập các tiểu ban PCLB ngay tại hiện trường để kịp thời khắc phục, báo cáo nếu có sự cố xảy ra.
Lực lượng chức năng dùng xuống để di dời và kiểm tra tình hình bão lũ tại đây
Nước dâng cao trên cầu tràn ở sông Đắk Rông (xã Ba Lòng) đã vượt mặt đường 3 m
Lực lượng chức năng PCLB Quảng Trị đang tác chiến chống bão, lũ ngoài hiện trường
Theo TNO
Đà Nẵng tan hoang sau bão dữ Bão số 11 quét qua TP.Đà Nẵng, để lại quang cảnh ngổn ngang, xơ xác. Những hàng quán đổ sập, những gốc cây bật rễ, những tấm tôn vương vãi... TP.Đà Nẵng 10 giờ 30 sáng 15.10, mưa đã ngớt, gió đã giảm, nhưng từng cơn gió rít vẫn còn. Trên những tuyến đường ven biển, những hàng quán dọc theo đường Hoàng...