Tân Hoa Xã: “Tố chất của lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc cao hơn Mỹ”
Tố chất cá nhân lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc và các nước “khó phân cao thấp”, điều kiện tuyển dụng của Trung Quốc thậm chí “cao hơn Mỹ”…
Diễn tập quân sự liên hợp “Đột kích xanh-2012″ giữa Trung Quốc và Thái Lan.
Tân Hoa xã dẫn nguồn báo “Thanh niên Trung Quốc” cho biết, nửa đầu năm nay, lực lượng đặc nhiệm (đặc biệt) Trung Quốc đã lần lượt tổ chức diễn tập liên hợp “Đột kích xanh-2012″ và “Lưỡi sắc-2012″ với lực lượng lính thủy đánh bộ Thái Lan và lực lượng đặc nhiệm Indonesia.
Theo bài báo bày tuyên truyền, những năm gần đây, Trung Quốc đang ngày càng “minh bạch quân sự”, đã dần dần tổ chức thường xuyên các cuộc diễn tập và huấn luyện liên hợp giữa lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc với các nước. Hoạt động huấn luyện/diễn tập liên hợp đã góp phần tích cực nâng cao trình độ xây dựng tổng thể cho lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc.
So với lực lượng đặc nhiệm của các nước, Trung Quốc bắt tay vào xây dựng lực lượng đặc nhiệm một cách chậm chạp, mặc dù trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, Trung Quốc đều rất coi trọng sử dụng tác chiến đặc biệt, nhưng mãi đến năm 1988 Trung Quốc mới thành lập đại đội đặc nhiệm đầu tiên, lúc đó mới đánh dấu lực lượng đặc nhiệm hiện đại hóa của Trung Quốc chính thức thành lập.
Do lý do giữ bí mật, lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc luôn hành động âm thầm, các động thái giữ kín, không công khai với dư luận. Những năm gần đây, cùng với việc giao lưu quân sự với bên ngoài liên tục tăng lên, lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc ngày càng lộ mặt.
Báo Trung Quốc khoe rằng, năm 1998, Quân đội Trung Quốc lần đầu tiên nhận lời mời tham gia cuộc thi lực lượng trinh sát quốc tế do Estonia tổ chức, đã giành được danh hiệu “lực lượng biểu diễn nổi bật nhất”. Sau đó, trong nhiều cuộc tranh tài quốc tế tương tự, lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc biểu diễn đã thu hút sự chú ý.
Video đang HOT
Diễn tập quân sự “Lưỡi sắc-2012″ giữa Trung Quốc và Indonesia
Năm 2009, tại cuộc thi lực lượng đặc nhiệm quốc tế “Antropoid” thứ 14 của NATO, lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc lần đầu tiên tham gia cùng với lực lượng đặc nhiệm các nước như Anh, Mỹ, Israel, đã phá 6 kỷ lục, giành huy chương vàng.
Theo báo Trung Quốc, do đạt được nhiều thành tích trong các cuộc thi quốc tế, lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc “có sức chiến đấu không thua kém gì” với lực lượng đặc nhiệm nổi tiếng của các nước, chủ yếu trên một số phương diện:
Một là tinh thần chiến đấu “ngoan cường”. Hai là tố chất cá nhân, khó phân cao thấp, điều kiện tuyển dụng của lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc “giống như Mỹ”, thậm chí một số điều kiện còn cao hơn.
Báo Trung Quốc tiếp tục nhấn mạnh, về yêu cầu kỹ năng tác chiến, Quân đội Trung Quốc cũng không hề kém các nước. Chẳng hạn như lực lượng lính thủy đánh bộ, trong thời gian phục vụ, ngoài việc nắm chắc hàng trăm vũ khí của hải, lục, không quân và cảnh sát, lính đặc nhiệm còn phải nắm chắc các bản lĩnh như nhảy dù, bộc phá, lặn, leo trèo, trượt tuyết, điều khiển xe, tàu, truy bắt, phán đoán phương hướng, nhận biết bản đồ.
Ngoài ra, còn phải nắm chắc các thủ đoạn thu thập tin tức, tài liệu tình báo như trinh sát/do thám, bắt và thẩm vấn tù binh, chụp ảnh, ghi hình… và kỹ năng truyền tin tình báo các kênh như sử dụng liên lạc thông tin mật mã.
Báo Trung Quốc còn khoe khoang rằng, trang bị vũ khí của lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc cũng không thua kém nước ngoài. Giống như lực lượng đặc nhiệm các nước, đặc nhiệm Trung Quốc có quyền sử dụng ưu tiên vũ khí trang bị mới nhất và đủ loại, chẳng hạn kính nhìn đêm, thiết bị nhìn đêm ánh sáng nhạt, thiết bị đo khoảng cách laser, thiết bị định vị vệ tinh, truyền hình chiến trường, máy bay không người lái, thiết bị bay cánh tam giác động lực, súng kiểu 95.
Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc huấn luyện.
Tuy nhiên, so với các lực lượng đặc nhiệm nổi tiếng thế giới, lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc cũng có khoảng cách, chủ yếu ở chỗ: một là thiếu kinh nghiệm tác chiến thực tế, hai là trình độ thông tin hóa vũ khí trang bị chưa được nâng cao.
Ngoài ra, ở cấp vĩ mô, sự phát triển của lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc vẫn phải đi một con đường dài. Chủ yếu có 3 phương diện dưới đây:
Thứ nhất, nhận thức về xây dựng lực lượng đặc nhiệm phải nâng lên tầm cao chiến lược. Sau chiến tranh vùng Vịnh, rất nhiều nước phương Tây đã đề cao vai trò của lực lượng đặc nhiệm, vai trò này không còn giới hạn ở hộ tống, bảo vệ hành động của các chủ thể trên chiến trường, mà thực hiện nhiều hơn các hành động có ý nghĩa chiến lược, lực lượng đặc nhiệm được giao trách nhiệm nhiều hơn.
Việc xây dựng lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc vẫn bị chi phối bởi rất nhiều nhân tố, vẫn tập trung vào đáp ứng yêu cầu chiến dịch, hướng nhiệm vụ phần lớn là bảo đảm cho hành động tác chiến của chủ thể hoặc chiến trường chính diện của các chiến dịch tương lai, điều này không tương xứng với sự định vị lực lượng đặc nhiệm trong điều kiện hiện đại.
Thứ hai, làm tốt việc thiết kế “tầng trên” trong xây dựng lực lượng đặc nhiệm. Phải xây dựng lực lượng đặc nhiệm thành một lực lượng như thế nào, đây là vấn đề cần phải ưu tiên giải quyết trước tiên. Việc xây dựng lực lượng đặc nhiệm phải theo kịp thời đại, xác lập tư tưởng phát triển khoa học, hợp lý, phù hợp.
Thứ ba, xây dựng cơ quan chỉ huy thống nhất. Những năm gần đây, rất nhiều nước đều đã điều chỉnh hệ thống chỉ huy của lực lượng đặc nhiệm, đã xây dựng cơ quan chỉ huy thống nhất. Quân Mỹ đã đi đầu trên phương diện này, sau chiến tranh vùng Vịnh, quân Mỹ đã thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt.
Cách đây không lâu, quân Nga cũng đã thành lập Cục tác chiến đặc biệt của lực lượng đặc nhiệm chủ quản. Như vậy, xây dựng cơ quan chỉ huy lực lượng đặc nhiệm thống nhất đã trở thành xu thế lớn.
Binh sĩ lữ đoàn đặc nhiệm của Lính thủy đánh bộ Trung Quốc đang cảnh giới.
Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc diễn tập với Pakistan tháng 12/2006.
Lính đặc nhiệm Trung Quốc biểu diễn.
Diễn tập với Thái Lan
Theo GDVN
Đặc phái viên về Syria Kofi Annan từ chức: Các cường quốc đổ lỗi cho nhau
Việc ông Kofi Annan tuyên bố rút lui khỏi cương vị đặc phái viên chung của LHQ và Liên đoàn Arập về Syria khiến cho nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng Syria lâm vào bế tắc khi các cường quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau.
Nhiều người dân Syria phải bỏ nhà đi lánh nạn
Phát biểu tại buổi họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ) hôm 2-8, ông Annan cho biết, ông không nhận được sự ủng hộ như kỳ vọng, đồng thời lên tiếng chỉ trích "kiểu tiếp tục đổ lỗi trách nhiệm và bêu xấu nhau" trong Hội đồng Bảo an LHQ. Vị cựu Tổng thư ký LHQ dự đoán dù sớm hay muộn, Tổng thống Syria, Bashar al-Assad cũng phải ra đi và kêu gọi Mỹ - Nga cùng nỗ lực cứu Syria khỏi cuộc nội chiến thảm khốc.
Sau khi ông Annan tuyên bố rút lui, các cường quốc thế giới đã lên tiếng đổ lỗi cho nhau. Mỹ và Đức cho rằng quyết định rút lui của ông Annan một phần do Nga và Trung Quốc liên tiếp phản đối các biện pháp trừng phạt chống Syria. Nga và Trung Quốc thì lấy làm tiếc về quyết định của ông Annan, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục nỗ lực chấm dứt bạo lực tại Syria. Bộ Ngoại giao Nga ra thông cáo nhấn mạnh sự cấp thiết phải tìm một nhân vật thay thế ông Annan và duy trì sự hiện diện của LHQ tại Syria.
Trong khi đó, cuộc nội chiến ở Syria vẫn diễn ra hết sức ác liệt với điểm nóng là thành phố Aleppo. LHQ cho biết, cả lực lượng chính phủ và quân nổi dậy Syria đều sử dụng vũ khí hạng nặng trong các vụ giao tranh. Đài truyền hình Nhà nước Syria tuyên bố các binh sĩ nước này "có khả năng tiêu diệt những kẻ khủng bố và lính đánh thuê" ở Aleppo và đang truy quét chúng tại khu vực Salaheddine và các thị trấn phía tây thành phố. Các nhà phân tích lo ngại, cuộc nội chiến ở Syria có khả năng vượt khỏi tầm kiểm soát và Aleppo sẽ giống như một Bengazhi của Libya.
Cũng trong ngày 3-8, hãng Interfax của Nga dẫn lời một quan chức quốc phòng nước này giấu tên cho biết, 3 tàu đổ bộ của Nga chở 360 lính thủy đánh bộ đã được điều tới Syria và sẽ cập cảng Tartus trong vài ngày tới. Những tàu này sẽ cung cấp nước và thực phẩm cho các binh sĩ tại căn cứ hải quân Nga ở Syria, sau đó trở lại cảng Novorossisk ở biển Đen. Tuy nhiên, vị quan chức trên không nói rõ liệu lính thủy đánh bộ Nga có ở lại Syria hay Nga có kế hoạch sơ tán khoảng 30.000 công dân nước này khỏi Syria hay không.
Theo ANTD
Mỹ tái khẳng định triển khai máy bay Osprey ở Okinawa Mỹ cho rằng, triển khai máy bay MV-22 Osprey tại Nhật Bản là cần thiết và không thể thiếu đối với các lực lượng đóng quân trên thế giới của họ. Máy bay vận tải MV-22 Osprey cất/hạ cánh thẳng đứng của Lính thủy đánh bộ Mỹ. Ngày 13/7, mạng Tin tức Trung Quốc dẫn nguồn tin từ hãng Kyodo Nhật Bản cho...