Tân Hoa xã: Thế giới 2021 với những điều khó đoán định
Hãng tin Tân Hoa xã ngày 29/12 đã đăng bài viết tổng kết tình hình thế giới trong năm 2020 và đưa ra một số dự báo về thế giới trong năm 2021.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Haxby, Anh ngày 22/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Tân Hoa xã, trong năm 2020, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã tác động tới mọi mặt trong đời sống con người, từ kinh tế-chính trị, văn hóa- thể thao và xã hội với quy mô ảnh hưởng toàn cầu. Do đó, những vấn đề liên quan dịch bệnh này sẽ tiếp tục chi phối quyết sách của chính phủ các nước trong tương lai, mà gần nhất là năm 2021 khi thời khắc chuyển giao Năm mới sắp đến.
Hiện số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đã vượt con số 80 triệu người. Nhiều tiến bộ trong bào chế vaccine phòng ngừa và các liệu pháp điều trị bằng thuốc được cho là sẽ mang lại hy vọng chấm dứt đại dịch đã cướp đi hàng triệu người trong năm tới. Nhiều nước đã triển khai các chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ngay khi tiếp nhận các lô vaccine đầu tiên. Tuy nhiên, sự xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Anh và đến nay đã được phát hiện ở một loạt nước như Đan Mạch, Nigeria, Singapore,…. đã làm dấy lên quan ngại mới về dịch bệnh này.
Nhiều người vẫn trông chờ vaccine sẽ là “vũ khí tối thượng” chống lại virus corona chủng mới, nhưng việc có thực sự kiểm soát hiệu quả đại dịch COVID-19 vào năm 2021 hay không, vẫn là câu hỏi chưa lời giải đáp khi thế giới vẫn mờ mịt với những điều không thể chắc chắn như tỷ lệ người được tiếp cận vaccine, sự bảo vệ từ kháng thể sẽ duy trì trong bao lâu và nguy cơ xuất hiện các biến thể mới. Không phải ngẫu nhiên, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo đại dịch vẫn còn chặng đường dài phía trước.
Trong khi đó, các vấn đề quốc tế nổi cộm như chính trường Mỹ, mối quan hệ giữa Nga và phương Tây, cuộc khủng hoảng tại Trung Đông, mối quan hệ Anh – Liên minh châu Âu (EU) vẫn là mối quan tâm hàng đầu trong năm 2021. Sau cuộc bầu cử phức tạp, Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 và ưu tiên hàng đầu của chính quyền mới của Mỹ là cuộc chiến chống SARS-CoV-2 và phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, thách thức đối với nhà lãnh đạo Mỹ là xã hội phức tạp và nội bộ tiếp tục chia rẽ. Suy thoái kinh tế, nợ nần chồng chất, sự đối đầu giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ có thể sẽ kéo dài sang năm tới.
Với mối quan hệ giữa Nga và phương Tây giảm xuống mức thấp mới sau cuộc khủng hoảng Ukraine, quan hệ của Nga với Mỹ và các quốc gia phương Tây khác có thể vẫn đóng băng trong năm tới khi ông Biden coi Nga là “mối đe dọa” đối với an ninh của Mỹ.
Quan hệ Iran và Mỹ cùng các nước trong khu vực, việc Thổ Nhĩ Kỳ can dự các cuộc xung đột ở Libya và Nagorno-Karabakh, trong đó quan hệ với Hy Lạp và Ai Cập có mâu thuẫn do căng thẳng ở Đông Địa Trung Hải – tất cả đều cho thấy một xu hướng bất ổn và có thể kéo dài sang năm mới.
Video đang HOT
Anh và Liên minh châu Âu (EU) ngày 24/12 cuối cùng đã đạt được một thỏa thuận thương mại tự do sau 9 tháng đàm phán giằng co. Thỏa thuận thương mại chắc chắn sẽ giúp tránh khỏi một Brexit bế tắc vào ngày 1/1/2021. Những thách thức vẫn còn khi Anh và EU là “những người bạn cũ” trong Năm mới.
Về mặt kinh tế, đại dịch đã đẩy kinh tế toàn cầu vào tình trạng suy thoái. Với những nỗ lực như tiêm chủng, nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ dần thoát khỏi cái bóng của SARS-CoV-2 trong năm tới, bất chấp những rủi ro bao gồm tác dụng không chắc chắn của vaccine, sự bùng phát trở lại của các bệnh lây nhiễm và nợ công tăng.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới tháng 10/2020, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã điều chỉnh dự báo kinh tế toàn cầu năm 2020, theo đó kinh tế thế giới sẽ giảm 4,4%, thu hẹp hơn so với mức dự báo trong bản cập nhật hồi tháng 6. Điều chỉnh trên được IMF cân nhắc dựa trên mức tăng trưởng thực tế của các nền kinh tế lớn khi dấu hiệu phục hồi đã nõ nét hơn.
Các nhà phân tích cho rằng trong ngắn hạn, việc tái áp dụng các biện pháp ngăn chặn SARS-CoV-2 ở một số quốc gia sẽ kìm hãm đà phục hồi kinh tế. Về lâu dài, đại dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến nợ nần gia tăng, đồng thời phá vỡ triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Do đó, quá trình phục hồi có thể sẽ kéo dài, không đồng đều và không chắc chắn. Đây là nhận định của nhà kinh tế trưởng IMF Gita Gopinath.
Bên cạnh đó, năm 2020 là năm hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng 5G diễn ra tích cực trên quy mô lớn. Hiện nhiều quốc gia từng bước hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng 5G, các ứng dụng 5G sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ vào năm 2021, điều này dường như báo trước sự ra đời của kỷ nguyên mới của “Internet vạn vật”. Trong năm qua, 5G đã có sự bứt phá ngoạn mục, mở ra nhiều triển vọng mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau và dần phát triển thành nền tảng chính cho sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số.
Trong năm mới, với sự mở rộng của các ứng dụng 5G, tốc độ siêu cao, độ trễ cực thấp và các đặc tính kết nối cực lớn sẽ tạo sức mạnh cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của các ngành công nghiệp.
Ngoài ra, 5G cũng sẽ giúp kết nối hiệu quả các cơ sở hạ tầng mới trở thành trung tâm dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và Internet công nghiệp, đồng thời thúc đẩy việc thực hiện chuyển đổi và tối ưu hóa công nghệ mà công nghiệp số hóa, mạng và trí tuệ là các hướng phát triển chính.
Thỏa thuận EU-Trung Quốc nguy cơ đổ vỡ, Bắc Kinh lấy lòng Hà Lan, Tây Ban Nha
Trước nguy cơ thỏa thuận đầu tư giữa EU và Trung Quốc không đạt được theo lịch trình dự kiến cuối năm nay, Bắc Kinh kêu gọi sự ủng hộ từ Hà Lan và Tây Ban Nha.
Hôm 23/12, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi lãnh đạo Tây Ban Nha và Hà Lan ủng hộ thỏa thuận đầu tư giữa Trung Quốc với Liên minh châu Âu (EU). Lời kêu gọi của ông Lý Khắc Cường được đưa ra sau khi một quan chức cấp cao của Pháp đe dọa sẽ chặn thỏa thuận này vì lo ngại các tiêu chuẩn về lao động không được Bắc Kinh đáp ứng.
Động thái này đánh dấu nỗ lực của Bắc Kinh để đảm bảo thỏa thuận đầu tư giữa EU và Trung Quốc được ký kết trước khi ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ, đồng thời tìm cách thúc đẩy các chính sách của Trung Quốc với châu Âu.
"Trung Quốc sẵn sàng làm việc cùng với EU để thúc đẩy sớm ký kết thỏa thuận đầu tư song phương", Tân Hoa Xã dẫn lời kêu gọi của Thủ tướng Lý Khắc Cường với người đồng cấp bên phía Hà Lan Mark Rutte trong cuộc điện đàm hôm 23/12.
Thủ tướng Lý Khắc Cường kêu gọi lãnh đạo Tây Ban Nha và Hà Lan ủng hộ thỏa thuận đầu tư EU - Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Theo Tân Hoa Xã , trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, ông Lý Khắc Cường cam kết hợp tác với EU về thỏa thuận biến đổi khí hậu và phát triển xanh, đồng thời nhấn mạnh: "Trung Quốc hy vọng EU sẽ tiếp tục cung cấp cho các công ty Trung Quốc môi trường kinh doanh công bằng, cởi mở và không phân biệt đối xử".
Cuộc điện đàm của Thủ tướng Lý Khắc Cường diễn ra vài giờ sau khi các quan chức chính của Pháp và Ba Lan phản đối thỏa thuận đầu tư của EU với Trung Quốc. Theo đó, giới chức của các nước này cho rằng, thỏa thuận đầu tư EU - Trung Quốc cần gắn với trách nhiệm của Bắc Kinh đối với quyền người lao động và EU cần có sự phối hợp với Mỹ trong chính sách với ông lớn châu Á.
" Chúng tôi không thể đầu tư vào Trung Quốc nếu nước này không cam kết xóa bỏ lao động cưỡng bức ", Franck Riester, phụ trách thương mại của Bộ Ngoại giao Pháp, nói và cho biết thỏa thuận có thể bị chặn nếu Bắc Kinh không đáp ứng các tiêu chuẩn về lao động.
"Nhiều quốc gia như Bỉ, Luxembourg và Hà Lan, Đức cũng chia sẻ quan điểm này với chúng tôi" , Franck Riester cho hay. Theo Franck Riester, sẽ không thể chấp nhận được việc tăng cường đầu tư vào Trung Quốc mà không có các biện pháp bảo vệ nhân quyền đầy đủ.
Franck Riester cho rằng, các thỏa thuận thương mại nên đóng vai trò là "đòn bẩy thúc đẩy các vấn đề xã hội, chống lại lao động cưỡng bức", bày tỏ "lo ngại về tình hình ở Hong Kong, Tân Cương".
Bên cạnh đó, Franck Riester quan ngại trước việc Bắc Kinh cam kết bảo vệ nhà đầu tư trong nước, cho rằng các công ty châu Âu thâm nhập thị trường Trung Quốc thông qua thỏa thuận mới có thể bị tiếp tục bị Chính phủ Trung Quốc phân biệt đối xử.
Hầu hết các quyết định của EU đều cần đến sự ủng hộ của cả Đức và Pháp - hai thành viên hàng đầu của khối. Bình luận của Franck Riester cho thấy sự dè dặt của Chính phủ Pháp về thỏa thuận này.
Trong khi đó, Noah Barkin, chuyên gia EU-Trung Quốc tại công ty tư vấn Rhodium Group, nói rằng "vấn đề lao động cưỡng bức là ranh giới đỏ đối với một số quốc gia, nhưng Pháp là nước đầu tiên công khai về điều này". "Rõ ràng, Trung Quốc sẽ phải tiếp nhất trí được về vấn đề này nếu không thỏa thuận sẽ không xảy ra" , Noah Barkin nhận định.
Ngoại trưởng Ba Lan Zbigniew Rau cũng đã cân nhắc về thỏa thuận, cho biết: "Châu Âu nên tìm kiếm một thỏa thuận toàn diện, công bằng, cùng có lợi về đầu tư với Trung Quốc. Chúng tôi cần thêm tham vấn và minh bạch nhiều hơn".
Bình luận của Ngoại trưởng Ba Lan Zbigniew Rau được đưa ra sau khi Jake Sullivan - Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden, tuyên bố chính quyền Mỹ sẽ " sớm tham vấn với các đối tác châu Âu về những lo ngại chung của chúng tôi về các hoạt động kinh tế của Trung Quốc".
Trung Quốc mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với Alibaba Ngày 23/12, Cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc thông báo mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với hãng thương mại điện tử Alibaba hàng đầu nước này. Nhân viên đóng gói hàng hóa để giao cho khách hàng tại trung tâm dịch vụ của Alibaba ở Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, ngày 6/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Thông báo...