Tân Hoa Xã nói gì về quan hệ Việt – Nhật?
Không nước nào rảnh để làm chuyện kiềm chế Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản cũng vậy.
Hoàn Cầu nói gì về thông tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp thăm Nhật?Người Việt tin sẽ không bao giờ lặp lại chiến tranh với MỹBáo Trung Quốc nói gì về chuyến thăm Việt Nam của ông Trương Cao Lệ?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Tân Hoa Xã ngày 2/8 bình luận, việc Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 30/7 thăm Nhật Bản và hội kiến Thủ tướng Shinzo Abe, hội đàm với Ngoại trưởng Fumio Kishida đã thảo luận về hợp tác song phương, quan hệ kinh tế thương mại cũng như vấn đề Biển Đông.
Theo “tìm hiểu” của Tân Hoa Xã, mặc dù truyền thông Nhật Bản và Việt Nam không trực tiếp đề cập, nhưng chuyến thăm Nhật lần này của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh còn có nhiệm vụ khác là làm tiền trạm cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị thăm Nhật Bản trong tháng 9 tới.
Video đang HOT
Dẫn nguồn Kyodo News ngày 30/7, Tân Hoa Xã nhấn mạnh khi hội kiến Thủ tướng Shinzo Abe, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã gọi quan hệ Việt – Nhật là đang “ở mức cao nhất”. Việt Nam xem Nhật Bản là đối tác phát triển chiến lược. Trong hội đàm, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cũng nhắc đến việc hai bên cần tăng cường hợp tác an ninh hàng hải.
Tân Hoa Xã đăng bình luận của Phùng Vũ Dũng, phóng viên hãng này thường trú tại Tokyo cho rằng, xem xét các hoạt động ngoại giao của Thủ tướng Shinzo Abe từ khi tái đắc cử đến nay có thể thấy: “Nhật Bản có ý lôi kéo và lợi dụng Việt Nam kiềm chế Trung Quốc, phát huy tác dụng khuấy động lớn hơn trong vấn đề Biển Đông”?!
Chính tham vọng bành trướng lãnh thổ, xưng hùng xưng bá trong khu vực mà Trung Quốc đang theo đuổi bị cộng đồng lên án đã khiến Bắc Kinh nhìn đâu cũng ra “âm mưu kiềm chế Trung Quốc”. Không nước nào rảnh để làm chuyện kiềm chế Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản cũng vậy. Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản không phương hại gì tới Trung Quốc, nhưng một khi Bắc Kinh hành động gây phương hại lợi ích nước khác đương nhiên sẽ bị chống lại – PV.
Tân Hoa Xã thống kê, ngày 4/7 tại hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản và các nước tiểu vùng sông Mê Kông tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản cam kết trong 3 năm tới sẽ cung cấp viện trợ 6,1 tỉ USD cho các quốc gia này, bao gồm Việt Nam. Ngoài viện trợ kinh tế, Nhật Bản và Việt Nam còn hợp tác mật thiết trong lĩnh vực an ninh hàng hải. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida năm ngoái khi thăm Việt Nam đã cam kết sẽ tặng Việt Nam 6 tàu tuần tra biển đã qua sử dụng với tổng giá trị 4,86 triệu USD.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Thủ tướng: Việt Nam muốn tiếp tục nhận vốn vay ưu đãi dành cho nước nghèo
Ngày 24/7/2015, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam. Thủ tướng khẳng định Việt Nam vẫn kiểm soát an toàn nợ công, sẽ giảm dần nợ sau 2017...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự hỗ trợ của WB cho Việt Nam trong suốt thời gian qua, cả trong tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính. Thủ tướng cho biết mặc dù đã đạt một số kết quả song Chính phủ vẫn chưa thể hài lòng, đồng thời nhận thức đầy đủ về những khó khăn, thách thức phải giải quyết.
Về vấn đề nợ công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam dứt khoát kiểm soát nợ công trong giới hạn cho phép, dưới ngưỡng 65% theo quy định, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia và giảm dần tỷ lệ nợ công sau năm 2017. Cùng với đó, Chính phủ sẽ tái cấu trúc lại nợ công, xem xét cơ cấu lại tài khóa, giảm bội chi ngân sách theo lộ trình, giảm chi thường xuyên, bảo đảm kế hoạch trả nợ; đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay. Các khoản vay mới sẽ chỉ tập trung cho đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu; hạn chế thấp nhất lãng phí, thất thoát, tiêu cực, tham nhũng.
Về cải cách doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng cổ phần hóa, trong đó tập trung giảm phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp, đổi mới quản trị doanh nghiệp và niêm yết các doanh nghiệp đã cổ phần hóa trên thị trường chứng khoán.
Đối với tái cơ cấu ngân hàng, Chính phủ đang chỉ đạo đẩy mạnh giai đoạn 2 tái cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém đúng theo kế hoạch. Cùng với đó, Chính phủ cũng quyết tâm giảm nợ xấu; tính toán để tiếp tục tăng vốn cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC). Thủ tướng khẳng định mục tiêu giảm nợ xấu xuống 3% vào tháng 9/2015 là khả thi. Ngoài ra, Chính phủ cũng tập trung triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Mong muốn WB tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Việt Nam được hưởng cơ chế chuyển đổi để tiếp tục tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi dành cho các nước nghèo và kém phát triển của WB (IDA) của kỳ IDA 18. Thủ tướng cũng mong muốn WB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng thành công Báo cáo Việt Nam 2035.
Tại buổi tiếp, bà Victoria Kwakwa đánh giá qua 6 tháng đầu năm, Việt Nam tiếp tục đạt tiến bộ tốt về phát triển kinh tế. Kinh tế vĩ mô, tỷ giá hối đoái ổn định. Bà cũng đánh giá cao việc Chính phủ ban hành và triển khai Nghị quyết 19 về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bà Victoria Kwakwa đánh giá cao nỗ lực và chính sách của Chính phủ quản lý chi tiêu tài khóa, kiểm soát nợ công, cải cách doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu ngân hàng, xử lý nợ xấu và tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đồng thời khuyến nghị Việt Nam cần quản lý chi tiêu tài khóa tốt hơn, đẩy mạnh hơn nữa các trọng tâm tái cơ cấu. Bà Victoria Kwakwa cho biết WB sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam từ nguồn ODA, kể cả nguồn nguồn vốn IDA để hỗ trợ ngân sách; hỗ trợ tăng vốn cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC), đồng thời hợp tác và hỗ trợ tái cấu trúc ngành nông nghiệp.
Bà Victoria Kwakwa cũng khẳng định ưu tiên của mình trong hợp tác với các Bộ, ngành của Việt Nam nhằm chuẩn bị, ký kết và triển khai các Hiệp định tài trợ vốn của kỳ IDA 17 cho Việt Nam, trong đó đã ký khoảng 1,5 tỷ USD và chuẩn bị danh mục cho năm tài khóa 2016, 2017 để ký kết với tổng giá trị tài trợ khoảng 2 tỷ USD.
Về Báo cáo Việt Nam 2035, bà Victoria Kwakwa cho biết phía WB đang tập trung để hoàn thiện và công bố Báo cáo tại Việt Nam trong thời gian tới.
P.Thảo
Theo giaoduc
Thái Lan và Việt Nam kêu gọi tuân thủ quy tắc ứng xử Biển Đông Thái Lan và Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và thống nhất tăng kim ngạch thương mại hai chiều, nhân chuyến thăm Thái Lan của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha (trái) duyệt đội danh dự tại...