Tân HLV trưởng U-23 Việt Nam và cái bóng của ông Park
Thường trực VFF cùng Hội đồng HLV Quốc gia đã chọn lựa trong danh sách các HLV do công ty đại diện của ông Park giới thiệu và đồng ý với cái tên Gong Oh-kyun 48 tuổi (sinh năm 1974).
Lợi thế của ông Gong Oh-kyun so với các ứng viên khác là am hiểu bóng đá châu lục khi từng dẫn dắt U-23 Hàn Quốc và U-19 Indonesia, làm trợ lý cho HLV Shin Tae-yong khi nắm tuyển Indonesia hồi năm 2020.
Dự kiến đầu tháng 3, HLV Gong Oh-kyun sẽ sang Việt Nam (VN) ký hợp đồng với VFF nắm đội tuyển U-23 VN với hai thử thách đầu tiên là vòng chung kết U-23 châu Á vào tháng 6 và Asiad 2022 vào tháng 9. Trước đó, ông Gong có thời gian gần gũi với đàn anh Park Hang-seo trong vai trò trợ lý ban huấn luyện tham gia SEA Games 31 diễn ra vào tháng 5.
Trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa nhìn nhận về thầy mới của tuyển trẻ quốc gia: “Khi mới ra nước ngoài, với môi trường hoàn toàn mới, muốn thành công thì các HLV nước ngoài sẽ chuẩn bị rất nhiều và sẽ gặp khó khăn và nhiều việc phải làm giai đoạn đầu (thuộc tên và lựa chọn cầu thủ, bất đồng ngôn ngữ, làm quen văn hóa và môi trường, tìm hiểu cầu thủ, nghiên cứu xây dựng lối chơi riêng).
HLV Gong Oh-kyun từng dẫn dắt đội trẻ Hàn Quốc sẽ kế nhiệm ông Park. Ảnh: GETTY IMAGES
Khó khăn nhất chính là việc thích ứng, tìm hiểu môi trường bóng đá VN, đặc điểm, tính cách của cầu thủ VN và lối chơi cá nhân của từng cầu thủ để xây dựng chiến thuật phù hợp”.
Tuy nhiên, ai cũng thấy gánh nặng của tân HLV Gong Oh-kyun là khả năng thích nghi ở môi trường mới với sức ép thành tích rất lớn và đặc biệt là cái bóng của thầy Park bao trùm quá lớn. Việc ông Gong sẽ bị đặt lên bàn cân so sánh với ông Park với những thành tích như á quân U-23 châu Á 2018, bán kết Asiad 18, vô địch AFF Cup 2018, kỳ tích vòng loại cuối World Cup… sẽ là sức ép rất lớn.
Hy vọng ông Gong Oh-kyun sẽ vượt qua những trở ngại để tiếp tục nhiều phần việc còn dở dang của người tiền nhiệm Park Hang-seo.
Đừng để 5 trận thua ở vòng loại World Cup ám ảnh thầy trò HLV Park
Những trận đấu ở vòng loại cuối World Cup khó khăn, nhưng có thể giúp lứa cầu thủ của tuyển Việt Nam học hỏi nhiều điều từ các đội hàng đầu châu lục.
Thua toàn bộ 5 trận lượt đi vòng loại thứ ba World Cup 2022, bóng đá Việt Nam hào hứng bước vào sân chơi lớn đã nhanh chóng chuyển sang thất vọng. Nhưng đừng để đấu trường quá sức này biến thành gánh nặng đối với thầy trò ông Park Hang-seo.
Cái nhìn từ người trong cuộc
Nguyễn Quang Hải, cầu thủ ấn tượng nhất của bóng đá Việt Nam thường xuyên xuất hiện trên các chuyên đề bóng đá châu Á, sau trận thua 0-1 trước Nhật Bản đã thừa nhận anh và các đồng đội áp lực, rất buồn, nhưng đó là kết cục khó tránh. Đơn giản vì các đối thủ đều vượt trội hơn chúng ta nhiều quá.
Huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo cũng từng cảnh báo sẽ rất xấu hổ nếu thua cả 10 trận ở bảng đấu này, và nửa chặng đường cho thấy dự liệu của ông đang trở thành hiện thực. Ông thẳng thắn: "Chưa bao giờ kiếm một điểm khó như lúc này".
Người trong cuộc chia sẻ như vậy không phải là sự buông xuôi. Họ chỉ nói lên thực tế, để người hâm mộ hiểu và thông cảm, để bản thân họ cũng cảm thấy vơi đi nỗi thất vọng và ám ảnh.
Ông Park và các học trò đã chơi bằng tất cả, thậm chí hơn 100% tinh thần của mình, nhưng vẫn có những quyết định sai lầm, vẫn mắc những lỗi sơ đẳng và vẫn thua những trận đấu theo kịch bản khác nhau. Có trận thua đầy tiếc nuối, có trận thua để lại ảo tưởng, nhưng cũng có trận thua định vị chính xác bóng đá Việt Nam đang ở đâu so với nhóm đầu châu lục.
Tuyển Việt Nam rút ra nhiều bài học trước các đối thủ hàng đầu châu lục. Ảnh: Việt Linh.
Chúng ta đang nói đến thất bại trước Nhật Bản, một kết cục không ngoài dự đoán, nhưng nó vẫn cho chúng ta nhiều bài học hơn tưởng tượng. Chúng ta mới chỉ là chú bé tý hon đứng cạnh gã khổng lồ, dù gã khổng lồ ấy còn đang chậm chạp và rời rạc, vẫn dễ dàng hạ gục chúng ta chỉ bằng một cú cựa mình.
Chú bé tý hon cần bao nhiêu cơm gạo, bao nhiêu ngày tháng nữa để bằng vai phải lứa với gã khổng lồ? Câu hỏi ấy thầy Park bảo ông không thể trả lời, nhưng vẻ trầm ngâm của ông khi nhìn về khoảng trống sau lưng lứa Công Phượng, Quang Hải có vẻ giống như một cái lắc đầu.
Vậy mà đã có những thời điểm người lạc quan nói về giấc mơ World Cup 2026 và bay bổng hơn nữa, mơ đến chuyện cổ tích trên đất nước Qatar ngay mùa hè năm tới. Đó là lúc chúng ta mới giành quyền dự vòng loại thứ ba lịch sử, là lúc men say chiến thắng còn đang nồng ấm.
Nhưng khi trái bóng bắt đầu lăn, giấc mơ và chuyện cổ tích cũng vụt tắt như que diêm trong tuyết lạnh.
Đừng để niềm tự hào trở thành gánh nặng
Người hâm mộ Việt Nam hẳn là đã quên nhanh quá. Khi thầy trò ông Park đặt chân đến vòng loại thứ 3, chúng ta đã hân hoan và động viên nhau rằng 10 trận đấu với các đối thủ hàng đầu, nếu không thể đưa bóng đá Việt Nam đi World Cup vì thất bại, cũng là những cơ hội hiếm gặp cho hành trang tích lũy kinh nghiệm đỉnh cao.
Tích lũy và thất bại, thoạt nghe rất liên quan, gần gũi với nhau, nhưng sau mỗi 90 phút, thường thì người ta chỉ xoáy vào yếu tố thứ hai. Tích lũy là cái gì đó thật mơ hồ và không đong đếm được. Nhưng thất bại quá rõ ràng, lại còn mổ xẻ được chi li.
HLV Park thừa nhận giành một điểm ở vòng loại thứ 3 cũng là điều khó khăn lúc này. Ảnh: Việt Linh.
5 thất bại đã qua là 5 trạng thái tương đối khác biệt. Gặp Saudi Arabia, thất bại dễ dàng được chấp nhận, thậm chí lạc quan bởi chúng ta đã có bàn thắng đẹp như siêu phẩm. Gặp Australia, có sự day dứt đã nhen lên. Gặp Trung Quốc, bàn thua phút bù giờ biến thành nỗi đắng cay khó tả.
Tâm trạng u ám lan sang cả trận gặp Oman, khiến những sai sót của thầy, của trò đồng loạt bị chỉ trích. Và gặp Nhật Bản, những đôi chân mỏi mệt, những cái đầu căng cứng đã dễ dàng bị khuất phục, mục tiêu có điểm của tuyển Việt Nam phá sản ngay từ phút 17.
Lượt đi khép lại với 0 điểm, còn sự hồ nghi tăng lên. Đã có những phản biện về cách dụng binh và dụng nhân của thầy Park, không phải chỉ từ người hâm mộ mà còn từ những "đại gia" làm bóng đá nội như bầu Hiển. Thầy Park vì thế dù mới gia hạn hợp đồng, đã cảm nhận được đây là giai đoạn khó khăn nhất của mình từ ngày đặt chân đến Việt Nam.
Tất nhiên, mọi sự đều có cái giá của nó. Thành công suốt 4 năm, ông Park Hang-seo được đãi ngộ bằng những điều khoản lương bổng giá trị và nhiều nguồn thu khác, được phê duyệt nhiều yêu cầu về đội ngũ cộng sự và quan trọng, được tự quyết mọi thứ liên quan đến chuyên môn ở các đội tuyển mà ông cầm quân. Thất bại liền 5 trận, ông phải đối mặt với những phê phán, góp ý, đấy cũng là sự bình thường.
Chỉ bất thường ở chỗ, bóng đá Việt Nam dường như đang đòi hỏi quá cao ở thầy Park và lực lượng mà ông có, trong đấu trường mà ai cũng nhìn thấy sự khốc liệt và chênh lệch về trình độ.
Ai cũng tiên liệu được thất bại, nhưng lại khó nuốt trôi thất bại. Ai cũng muốn nhìn thấy đội tuyển nước nhà tiến bộ qua từng trận, nhưng lại quên mất cuộc chơi càng dài, nhân lực càng rơi rụng.
Gần nhất, có người hỏi HLV Park Hang-seo rằng tuyển Việt Nam sẽ nhận được bài học gì sau khi thua Nhật Bản. Ông thầy Hàn Quốc chỉ cười rất khẽ, bởi có lẽ người hỏi vô tình không nhớ Nhật Bản có rất nhiều cầu thủ đang chơi ở trời Âu, việc khó khăn của HLV Hajime Moriyasu là "nhặt" những người hay nhất vào đội tuyển. Trong khi đó, Công Phượng, Tuấn Anh của chúng ta sang giải hạng thấp của Nhật Bản còn không trụ nổi.
Bởi vậy, mọi so sánh về tương quan của tuyển Việt Nam với các đối thủ trong chiến dịch World Cup đều là khập khiễng. Đừng để thầy trò ông Park bị ám ảnh thêm về những chuỗi trận thua. Đừng để 5 trận lượt về trở thành gánh nặng, đã bào mòn sức lực lại còn tra tấn tinh thần những con người mới hôm qua còn là anh hùng Thường Châu, chiến binh AFF Cup hay niềm tự hào SEA Games.
Chúng ta không nên dễ dãi, xuề xòa với thất bại, nhưng cũng càng không nên trầm trọng hóa thất bại, vốn là thứ mặc nhiên xảy đến ở sân chơi vốn dĩ không dành cho vùng trũng Đông Nam Á.
Highlights vòng loại World Cup: Việt Nam 0-1 Nhật Bản Trên sân nhà Mỹ Đình tối 11/11, tuyển Việt Nam thua với tỷ số tối thiểu trước Nhật Bản ở vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á.
Cơ hội gỡ gạc của ông Park Chỉ còn hai ngày nữa, thầy trò HLV Park Hang-seo sẽ nhập cuộc sân chơi lớn vòng loại U-23 châu Á trước các đối thủ U-23 Đài Loan và U-23 Myanmar với mục tiêu đứng đầu bảng I. Hai tháng qua là quãng thời gian khó khăn của ông thầy người Hàn Quốc với đội tuyển quốc gia đá bốn trận vòng loại...