Tân Hiệp Phát đổ lỗi sản phẩm chứa vật thể lạ do vận chuyển, bảo quản
- Theo ông Phạm Lê Tấn Phong, việc vật thể lạ, dị vật hay sản phẩm hư chỉ có thể đến từ khâu vận chuyển, xếp hàng, bảo quản của nhà phân phối, đại lý, hoặc khi đến tay người tiêu dùng.
Tiếp tục phản ánh về việc hàng loạt sự cố đến từ người tiêu dùng đối với các sản phẩm ghi trên nhãn do Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát sản xuất trong thời gian vừa qua, chia sẻ với PV Chất lượng Việt Nam, ông Phạm Lê Tấn Phong – Giám đốc Trung tâm truyền thông của Tân Hiệp Phát cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sản phẩm bị hư hỏng, nhưng nó luôn ở mức độ cho phép.
- Tân Hiệp Phát luôn khẳng định sản phẩm của mình đưa ra thị trường tiêu thụ luôn đảm bảo về mặt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Thế nhưng, gần đây người tiêu dùng cả nước liên tục, liên tục phản ánh về báo giới, hay Hội bảo vệ người tiêu dùng các tỉnh việc chất lượng sản phẩm ghi nhãn là của Tân Hiệp Phát có vấn đề. Theo ông, nguyên nhân vì sao lại có chuyện hàng loạt các sản phẩm được cho là của Tân Hiệp Phát lại liên tục bị như vậy?
Các sản phẩm do Tân Hiệp Phát sản xuất luôn đạt tiêu chuẩn về mặt chất lượng, đảm bảo tốt các tiêu chuẩn mà các chứng chỉ có uy tín về chất lượng do quốc tế qui định như ISO, HACCP…cũng như rất nhiều tiêu chuẩn khác của Việt Nam.
Hàng năm, chúng tôi đã đón rất nhiều các đoàn thanh, kiểm tra của các Bộ, ban ngành ở trung ương, cả của Bình Dương đến để thanh, kiểm tra quy trình sản xuất của Công ty. Tất cả đều đánh giá tốt.
Lãnh đạo Tân Hiệp Phát cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn tới 1 sản phẩm bị hư (Ảnh minh họa)
Dây chuyền sản xuất của Tân Hiệp Phát là một dây chuyền sản xuất hiện đại nhất khu vực, nếu trong quá trình làm việc mà phát hiện thấy có vật thể lạ, dù là nhỏ nhất cũng sẽ bị gạt ra ngay lập tức. Do đó, có một điều chúng tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng, không thể có dị vật hay vật thể lạ nào có thể lọt được vào chai nước trước khi nắp chai được đóng lại, hoàn thành việc sản xuất để đưa ra thị trường.
Như vậy, việc vật thể lạ, dị vật hay sản phẩm hư chỉ có thể đến từ khâu vận chuyển, xếp hàng, bảo quản của nhà phân phối, đại lý, hoặc khi đến tay người tiêu dùng. Chỉ cần vận chuyển, xếp hàng không đúng theo qui cách mà nhà sản xuất đã hướng dẫn, không khí lọt vào, sữa đậu nành lại rất mau lên men, thì sẽ xảy ra trường hợp sữa bị vón cục hay nước sữa trong vắt như một số người tiêu dùng phản ánh trong thời gian vừa qua.
- Nếu xảy ra tình trạng hàng loạt sản phẩm bị hư hỏng do người tiêu dùng phản ánh tới, Tân Hiệp Phát có nghĩ tới giải pháp sẽ thu hồi hay không?
Sản phẩm bị hư khi đến tay người tiêu dùng là có, nhưng nó luôn nằm ở trong một phạm vi tỷ lệ cho phép, được cơ quan kiểm định chấp nhận, vì hàng ngày Tân Hiệp Phát sản xuất hàng triệu các chai nước giải khát. Thế nhưng, nếu hư hỏng hàng loạt, quá nhiều, việc có thu hồi hay không phải do các cơ quan chức năng yêu cầu.
Video đang HOT
Khi có người tiêu dùng phản ánh về tình trạng sản phẩm một chai nước nào đó do Tân Hiệp Phát sản xuất bị hư, nhà sản xuất sẽ ngay lập tức (thông qua Hội bảo vệ người tiêu dùng, các cơ quan báo chí hay cơ quan chức năng) mang các sản phẩm cùng lô sản xuất với chai nước này đến để chứng minh sản phẩm hoàn toàn bình thường.
Nếu số lượng hư chỉ một vài chai trong tổng số vài triệu chai nước mà hàng ngày Tân Hiệp Phát sản xuất thì con số đó là quá nhỏ. Khi nào vài trăm chai bị hư cùng 1 lúc mới đáng nói và cần phải thu hồi.
- Doanh thu của Tân Hiệp Phát trong vài tháng gần đây có bị sụt giảm sau hàng loạt các sự cố xảy ra như vậy?
Chắc chắn là có sụt giảm, vì đây là mùa tết, mùa tiêu thụ của các sản phẩm nước giải khát, dịp để tăng doanh số kinh doanh. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chỉ xem như nó là một rủi ro. Con số cụ thể thì chúng tôi hiện chưa thể có được vì chưa tổ chức thống kê.
Một thương hiệu mà đã 3 lần đạt thương hiệu quốc gia, nên Tân Hiệp Phát luôn cải tiến, nghĩ ra nhiều cái mới để phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng. Hiện một thương hiệu quốc gia đứng vững trên thị trường, mà thậm chí còn cạnh tranh được với các sản phẩm lớn trên thế giới là rất ít. Do vậy, đây cũng có thể là thủ đoạn của một số đối thủ cạnh tranh không lành mạnh.
- Cuối cùng, ông muốn nhắn gửi gì tới người tiêu dùng cả nước, báo giới sau những vụ lùm xùm vừa qua có liên quan đến Công ty TMHH TMDV Tân Hiệp Phát?
Tân Hiệp Phát luôn cải tiến những phương thức mới, tiên tiến để có thể phục vụ người tiêu dùng ngày càng tốt hơn, và chúng tôi cũng sẽ sẵn sàng đi đến bất cứ nơi nào trên đất nước này để cùng chia sẻ, lắng nghe người tiêu dùng góp ý về các sản phẩm của Tân Hiệp Phát, nếu chúng tôi nhận được thông tin.
Đối với các cơ quan báo chí, những vụ lùm xùm liên quan đến Tân Hiệp Phát trong thời gian vừa qua, chúng tôi coi như là một kinh nghiệm cho mình. Chúng tôi sẽ sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ bất cứ một thông tin nào có liên quan đến mình, nếu được báo giới yêu cầu.
(Còn nữa)
Theo NTD
Nước ngọt có ruồi, người tiêu dùng bị bắt: Giám đốc truyền thông Tân Hiệp Phát nói gì?
- Theo Giám đốc truyền thông của Tân Hiệp Phát, nhà sản xuất này chưa bao giờ gài bẫy, đối kháng lại với người tiêu dùng, vì doanh nghiệp sống được là nhờ người tiêu dùng.
Liên quan đến trường hợp của anh Võ Văn Minh bị bắt vì vòi vĩnh 500 triệu đồng từ Tân Hiệp Phát, trước thông tin dư luận cho rằng, chính Tân Hiệp Phát đã gài bẫy, đẩy người tiêu dùng vào vòng lao lý, thay mặt cho lãnh đạo cấp cao của Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát, ông Phạm Lê Tấn Phong - Giám đốc trung tâm truyền thông đã chia sẻ: Đó chính là sự ngộ nhận và hiểu sai của dư luận cho doanh nghiệp.
- Ông có thể thông tin về những diễn biến mới liên quan đến việc ông h đòi 500 triệu đồng để đổi lấy chai nước của Tân Hiệp Phát? Có phải là Công ty đã gài bẫy người tiêu dùng, đưa 500 triệu đồng rồi kêu Công an tới bắt người tiêu dùng hay không?
Chúng tôi, đại diện cho lãnh đạo của Tân Hiệp Phát xin một lần nữa khẳng định rằng, chúng tôi không bao giờ tổ chức gài bẫy người tiêu dùng, mà chính người tiêu dùng cũng như dư luận đang ngộ nhận trong trường hợp này. Chúng tôi chưa bao giờ đề cập hay đồng ý vấn đề tiền bạc đối với khách hàng, kể cả trường hợp của anh Võ Văn Minh, mà chỉ là khách hàng đơn phương đòi hỏi.
Đối với trường hợp của anh Minh, ngay sau khi phát hiện ra chai nước có vấn đề về chất lượng, anh Minh đã liên tục gọi điện thoại lên tổng đài chăm sóc khách hàng của Tân Hiệp Phát để thông báo. Sau đó, chúng tôi đã tổ chức đến 4 buổi làm việc. Trong 3 buổi làm việc đầu, anh Minh đơn phương đưa ra 3 giá là: 1 tỷ đồng, 600 triệu đồng và cuối cùng hạ xuống 500 triệu đồng.
Khi đó, anh Minh còn đe dọa rằng nếu không đưa tiền, anh Minh sẽ báo cáo với cơ quan chức năng, in 5.000 tờ rơi phát tán nhằm bêu xấu, cho Tân Hiệp Phát hết đường kinh doanh, làm ăn nữa. Toàn bộ các buổi làm việc này hiện chúng tôi vẫn còn lưu giữ biên bản làm việc. Hành động vòi vĩnh này chỉ là đơn phương do anh Minh đưa ra, chứ Tân Hiệp Phát chưa bao giờ và sẽ không bao giờ đồng ý, vì chính sách đền bù cho khách hàng khi gặp sản phẩm bị lỗi của Công ty không bao giờ được làm như vậy.
Trước một hành vi đe dọa có tính chất tống tiền như vậy, chúng tôi buộc phải báo cho cơ quan Công an, chỉ báo thông tin thôi, chứ không thể có sự phối hợp vì chúng tôi làm gì có quyền đó chứ. Việc cơ quan Công an sử dụng biện pháp nghiệp vụ như thế nào là chuyện của họ, chúng tôi không được biết và không có tham gia.
- Nếu không gài bẫy vậy tại sao khi đi gặp khách hàng là anh Minh, nhân viên của Công ty lại mang theo 500 triệu đồng, và còn có cả Công an đi theo?
Theo lãnh đạo của Tân Hiệp Phát, Công ty này chưa bao giờ có ý nghĩ gài bẫy người tiêu dùng (ảnh có tính minh họa)
Sau buổi làm việc thứ 3 với anh Minh, đương sự này liên tục đề nghị chúng tôi trả lời yêu cầu, nên mới có việc tổ chức buổi gặp thứ 4. Khi đi gặp anh Minh, nhân viên của chúng tôi vẫn mang theo số tiền đúng theo yêu cầu của anh Minh, đồng thời mang theo cả một số thùng nước là sản phẩm của Công ty để đổi cho anh Minh.
Có nghĩa là gì, chúng tôi vẫn luôn muốn thuyết phục anh Minh sẽ thay đổi ý kiến, nhận sự đền bù về phía Công ty là sản phẩm một số thùng nước, chứ không phải đòi tiền như trước đó. Sau khi thuyết phục mãi nhưng anh Minh không thay đổi ý kiến, chúng tôi mới đưa tiền. Mục tiêu khi ấy của Công ty là ngăn chặn anh Minh thực hiện hành vi tung tin, phát tán ra ngoài, mà phải lấy được chai nước bị lỗi để đem về đối chiếu với những chai cùng lô sản xuất, nên chúng tôi buộc phải đưa tiền.
Còn việc Công an cũng có mặt tại buổi làm việc này là việc của họ, không ngờ khi chúng tôi đưa tiền thì lực lượng trinh sát cũng ập vào bắt quả tang. Cách làm việc, nghiệp vụ của Công an thế nào, làm sao chúng tôi biết được chứ. Họ có nhiều cách để làm, theo đuổi, đeo bám, điều tra đối tượng mà.
Trường hợp doanh nghiệp bị vòi vĩnh, tống tiền cũng đã xảy ra từ trước đến nay nhiều rồi, chứ không phải chỉ riêng gì đối với Tân Hiệp Phát, chứ không doanh nghiệp nào muốn thỏa thuận tiền bạc với người tiêu dùng.
Doanh nghiệp sống được, phát triển được là nhờ người tiêu dùng, nên không bao giờ và không có bất cứ doanh nghiệp nào muốn đối kháng, chống lại người tiêu dùng cả, trừ những hành động vi phạm pháp luật. Phương châm hoạt động của Tân Hiệp Phát thì cũng vậy, luôn muốn phục vụ người tiêu dùng ở mức độ cao nhất.
- Cách thức giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng khi gặp sản phẩm lỗi được Công ty thực hiện như thế nào? Nếu khách hàng muốn Công ty đổi sản phẩm bị lỗi bằng tiền mặt ở mức độ có thể chấp nhận được thì Công ty có nghĩ là sẽ đồng ý không?
Công ty luôn khuyến khích và hoan nghênh khách hàng, người tiêu dùng thông báo các thông tin về sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, khi lưu thông trên thị trường. Ngay sau khi nhận được thông tin, nhà sản xuất sẽ cử nhân viên chăm sóc khách hàng tới gặp người tiêu dùng, chia sẻ thông tin về nguyên nhân sản phẩm bị lỗi, quy trình sản xuất hiện đại của Công ty...mong người tiêu dùng nhận sự thông cảm, chia sẻ thông tin.
Chính sách đền bù của Công ty chỉ là 1 đổi 1, có nghĩa là 1 sản phẩm bị lỗi đổi 1 sản phẩm mới nguyên. Trong trường hợp thông tin của khách hàng cung cấp cho Công ty có lợi cho quy trình sản xuất, quý giá đối với Công ty, thì Công ty có linh động đổi từ 1, 2 hay 3 thùng sản phẩm nước cùng loại, hoặc có thể tặng thêm 1 thùng đựng nước đá chuyên dụng nếu muốn. Công ty không bao giờ chấp nhận chuyện vòi vĩnh, đổi chác tiền bạc với người tiêu dùng.
Nếu giữa Công ty và người tiêu dùng không thể thỏa thuận được với nhau, có thể nhờ đến một kênh giải quyết khác là Hội bảo vệ người tiêu dùng các cấp để hòa giải, thương lượng. Còn nếu cũng không được nữa thì giải quyết bằng con đường tòa án. Khi đó, tòa phán quyết như thế nào, Tân Hiệp Phát sẽ nghe theo như thế.
Người tiêu dùng nào mà có các giấy tờ chứng minh được là đã bị thiệt hại từ việc uống các sản phẩm do Tân Hiệp Phát sản xuất, có sự chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền, ví dụ: uống nước vô bị đau bụng, phải đi khám bác sĩ, có giấy xác nhận của cơ quan y tế thì Tân Hiệp Phát sẽ chi trả lại khoản tiền này. Tất nhiên là mọi thứ đều phải logic và hợp lý.
Vậy với những sản phẩm khác của Tân Hiệp Phát có vật thể lạ mà người tiêu dùng tố gần đây, Công ty này nói gì? Mời bạn đọc theo dõi kì sau.
Theo NTD
Vụ con ruồi nửa tỷ: Thanh tra một ngày, kết luận... đẹp Chỉ sau một ngày công bố quyết định thanh tra đột xuất về an toàn thực phẩm tại Công ty Tân Hiệp Phát, đoàn thanh tra đã có kết quả. Trước đó sáng 13/2, ông Nguyễn Tấn Hùng - chánh thanh tra Sở Y tế tỉnh Bình Dương - làm trưởng đoàn liên ngành đã đến Công ty TNHH TM DV Tân Hiệp...