Tân Giáo hoàng sẽ rửa chân cho tù nhân
Tân Giáo hoàng Francis sẽ rửa chân cho các tù nhân trong một trạm giam thanh niên ở Rome vào thứ Năm tuần sau.
Vatican thông báo, Giáo hoàng sẽ tiếp tục thông lệ trước lễ Phục sinh mà ông thực hiện từ thời ông là giám mục thành phố Buenos Aires ở quê hương Argentina.
Thông thường, lễ rửa chân trước dịp Phục sinh được tổ chức ở Vatican hoặc một thánh đường ở Rome.
Tuy nhiên, Giáo hoàng tiền nhiệm Benedict tổ chức lễ rửa chân ở trạm giam thanh niên Casal del Marmo ở Rome năm 2007. Giáo hoàng Francis sẽ thực hiện nghi lễ này ở Casal del Marmo chiều 28/3.
Tân Giáo hoàng Francis kêu gọi Giáo hội gần gũi hơn với dân thường, đặc biệt là người nghèo, người yếu thế trong xã hội (Ảnh: AP)
Rửa chân là truyền thống lâu đời của Công giáo, có từ thời chúa Jesus.
Trong lễ rửa chân, giáo hoàng rửa và hôn chân 12 người, tái hiện một đoạn trong Kinh Thánh. Theo đó, chúa Jesus bày tỏ sự khiêm tốn đối với 12 tông đồ của mình trong đêm trước khi ngài bị đóng đinh vào cây thập ác.
Theo 24h
Giải mã các biểu tượng quyền lực của Giáo hoàng
Giáo hoàng nhà thờ Công giáo không chỉ là giám mục giáo phận Roma, ông còn là lãnh đạo Giáo hội Công giáo toàn thế giới với hơn 1,2 tỉ giáo dân.
Video đang HOT
Ông cũng là người được bầu để kế vị Thánh Peter tông đồ trưởng của Chúa Jesus.
Trong các tiêu chí bầu chọn nên người quyền lực nhất thế giới của các tạp chí như Time hay Forbes, Giáo hoàng là người luôn đạt cả bốn tiêu chí chính, trong đó bao gồm: 1/ có sức ảnh hưởng tới rất nhiều người 2/ kiểm soát nguồn tài chính lớn 3/ là người nắm giữ quyền lực lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau 4/ là người dùng quyền lực để thi hành nhiệm vụ được đảm nhiệm.
Là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới, biểu tượng quyền lực của Giáo hoàng cũng có đặc trưng riêng thông qua các vật dụng chỉ dành riêng cho người cha tinh thần của Giáo hội.
Bốn đồ vật chính gắn liền với Giáo hoàng là: Triều thiên Ba tầng tượng trưng cho việc cai quản, thánh hóa, chăm sóc các tín hữu Gậy Mục tử tượng trưng cho quyền bính. Dây Pallium được làm bằng lông cừu để nói lên Giáo hoàng là chủ chiên lành thay Chúa Jesus vác chiên trên vai Nhẫn Ngư phủ trên mặt có hình Thánh Phêrô đang đánh cá.
Triều thiên Ba tầng
Giáo hoàng Pius XII đội Thiên triều Ba tầng
Đây là loại mũ ba tầng của Đức Giáo hoàng, hay còn gọi là Vương miện của Giáo hoàng, cũng được cho là món đồ quý giá nhất thuộc về Giáo hoàng. Mũ được làm từ vải quý, trên có gắn rất nhiều ngọc, cao ba tầng. Trên đỉnh mũ có một cây thánh giá nhỏ. Mũ nặng khoảng 4,5kg.
Chiếc mũ nặng nhất trong lịch sử nặng tới 8kg, chế tác dưới thời Napoleon, dâng lên Giáo hoàng Pius VII.
Mũ miện này xuất hiện từ năm 1130, tượng trưng cho ba loại quyền bính của Giáo hoàng: Tầng cao nhất là quyền của Vị Cha Sở Hoàn Vũ Tầng giữa là quyền Truyền Giáo Phổ Quát Khắp Hoàn Vũ hay quyền tài phán tối cao
Tầng dưới cùng là Quyền Bính Trần Tục.
Trong ngày đăng quang, một hồng y phó tế sẽ đội mũ lên đầu Giáo hoàng và đọc: "Xin ngài nhận lấy vương miện ba tầng này và hãy nhớ rằng ngài là cha của mọi thủ lãnh trần gian, và là người dìu dắt thế giới và là đại diện của Chúa Giê-su Cứu thế".
Chiếc mũ này sau đó không còn được sử dụng vì đã được bán đi vì lợi ích của người nghèo. Nay, mũ này chỉ còn xuất hiện trên các huy hiệu Giáo hoàng.
Gậy mục tử
Tân Giáo hoàng Francis và cây gậy mục tử của ông trong lễ phụng vụ ngày hôm qua 19/3.
Gậy mục tử là hình ảnh người chăn chiên vẫn còn lên núi xuống khe. Đây là cây gậy bảo vệ, canh gác, dẫn đường, sửa trị, chống đỡ cho đoàn chiên.
Gậy mục tử của Giáo hoàng là loại thẳng, còn các giám mục dùng gậy mục tử quắm. Mỗi Giáo hoàng lại chọn một loại gậy có hình dáng, kích thước khác nhau.
Tuy nhiên, trong lễ phụng vụ thì Giáo hoàng chỉ nhận dây pallium và đeo nhẫn Ngư phủ, chứ không trao gậy mục tử.
Áo choàng Pallium
Giáo hoàng Benedict XVI - nay là Giáo hoàng Danh dự Benedict khoác trên vai dải khăn Pallium
Pallium vốn là một từ chỉ áo choàng bằng len của riêng Giáo hoàng. Sau này, đây trở thành một trang phục danh dự dành cho Giáo hoàng trong phụng vụ.
Pallium được dệt theo hình dây len trắng, từ lông cừu, rộng khoảng 4cm trên đó thêu 6 cây thánh giá nhỏ màu đen. Giáo hoàng và các Tổng giám mục đeo dây này quanh cổ, ngực và vai.
Pallium là biểu trưng cho hình ảnh các con chiên lạc mà Chúa Jesus vác trên vai và mang về nhà.
Nhẫn ngư phủ
Chiếc nhẫn ngư phủ là nhẫn dành riêng cho Giám mục Roma và sẽ bị hủy khi ngài từ nhiệm hoặc qua đời. Từ năm 1843, nhẫn ngư phủ trở thành con dấu xác nhận văn kiện chính thức của Tòa thánh Vatican.
Mỗi khi một Giáo hoàng mới lên ngôi, ngài sẽ được trao một chiếc nhẫn vàng ròng đúc mới, chạm khắc hình Thánh Peter ngồi trên thuyền và kéo lưới đánh cá. Trên mặt nhẫn cũng có tên của vị Giáo hoàng mới.
Đức Giáo hoàng sẽ đeo nhẫn này trên ngón tay giữa của bàn tay phải.
Hình ảnh này có căn nguyên trong Kinh thánh tường thuật Thánh Peter và Thánh Anre Chúa Jesus kêu gọi lúc hai ông thả lưới đánh bắt cá ở bờ hồ Galile:" Anh em hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá"
Trong ngày lễ đăng quang khai mạc sứ vụ mục tử, tân Giáo hoàng sẽ được trao nhẫn ngư phủ và dải khăn Pallium.
Tuy nhiên, khác với những người tiền nhiệm, tân Giáo hoàng Francis sử dụng nhẫn ngư phủ bằng bạc chứ không phải bằng vàng. Ông là Giáo hoàng đầu tiên từ dòng Tên được hồng y bầu chọn. (Dòng Tên là một trong những dòng tu khổ hạnh nhất trong Công giáo)
Theo vietbao
Hé lộ thư tình thời nhỏ của tân Giáo hoàng "Nếu anh không kết hôn với em, anh sẽ trở thành linh mục". Tân Giáo hoàng Francis I. Trả lời phỏng vấn AFP ngay trên vỉa hè của khu phố Flores, quê hương của bà và tân Giáo hoàng Francis I, một phụ nữ tóc đã bạc trắng tên là Amalia cho biết Giáo hoàng đã từng viết những dòng thư này hơn...